Đặcđiểm của hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng, khách sạn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà hàng tại khách sạn thái bình dương (pacific hotel) (Trang 25)

Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng khách sạn là:

Nguồn khách của khách sạn rất đa dạng và phong phú, khách hàng của khách sạn đến từ các vùng khác nhau. Do vậy, khách của nhà hàng trong khách sạn chủ

Xây dựng kế hoạch thực đơn

Tổ chức mua hàng

Tổ chức nhập hàng

Tổ chức phục vụ trực tiếp Tổ chức chế biến thức ăn Tổ chức lƣu kho cất trữ

1

yếu ở ngoài vùng của khách sạn. Khách sạn phải tổ chức ăn uống sao cho hợp với văn hoá ẩm thực của vùng mà khách tới, không thể ép khách theo khách sạn. Kinh doanh ăn uống trong nhà hàng, khách sạn cần phải có cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình để mang lại cho khách những giây phút thoải mái nhất. Khách hàng đến các nhà hàng và sử dụng dịch vụ ăn uống trong nhà hàng không phải chỉ đơn thuần là để thoả mãn nhu cầu sinh lý mà còn để đƣợc thoả mãn cả về mặt tâm lý. Chủ yếu là khách đang trong chƣơng trình du lịch hoặc khách đến với mục đích tổ chức tiệc vui, do vậy khách hàng luôn mong đợi đƣợc sử dụng một dịch vụ tốt hơn ở nhà.

Khách hàng đến từ các nơi xa nên khách sạn thƣờng phải phục vụ ăn uống cho khách 24/24.

Khách hàng luôn muốn nhận đƣợc sự phục vụ tốt nhất, dịch vụ ăn uống phải thuận lợi nhất cho khách.

2.2.3 Sản phẩm của nhà hàng

Khái niệm sản phẩm trong kinh doanh ăn uống.

Sản phẩm của nhà hàng trong khách sạn cũng là sản phẩm của khách sạn, gồm 4 thành phần cơ bản cấu tạo nên: phƣơng tiện thực hiện, sản phẩm bán kèm, dịch vụ ẩn, dịch vụ hiện. Có thể định nghĩa:

Sản phẩm của nhà hàng là tất cả hàng hoá và dịch vụ của nhà hàng có thể cung cấp cho khách nhằm đáp ứng những nhu cầu ăn uống và giải trí của khách.

Sản phẩm ăn uống = Sản phẩm vật chất + Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm vật chất: là những sản phẩm hữu hình nhƣ: thức ăn, đồ uống do

nhà hàng chế biến hoặc đƣợc nhà hàng bán trong nhà hàng của khách sạn. Khách tiêu dùng sản phẩm luôn muốn có sản phẩm làm thoả mãn nhu cầu ăn uống và thẩm mỹ của mình. Hàng hoá có thể đem ra trao đổi trực tiếp giữa nhà hàng và khách.

1

Sản phẩm dịch vụ: là sản phẩm vô hình, là những giá trị vật chất hay tinh

thần, hay là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hoặc không hài lòng mà khách bỏ tiền ra để nhận đƣợc nó. Sản phẩm dịch vụ có hai loại:

Dịch vụ chính:Gồm những dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống của khách. Dịch vụ bổ sung: là những dịch vụ tạo ra để thoả mãn nhu cầu giải trí, thƣ

giãn của khách trong quá trình tiêu dùng sản phẩm của nhà hàng. Dịch vụ bổsung chia làm hai loại là dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc.

Các đặc điểm về sản phẩm của nhà hàng.

Sản phẩm của nhà hàng bao gồm: tính vô hình, không thể lƣu trữ trong kho, tính cao cấp, có sự tham gia trực tiếp của ngƣời tiêu dùng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật.

Tính vô hình: Sản phẩm của nhà hàng bao gồm hàng hoá và dịch vụ, dịch

vụ chiếm tỷ trọng cao. Trong khi đó, dịch vụ là thứ không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy mà chỉ có thể cảm nhận khi đã sử dụng nó.Trƣớc khi sử dụng không thể biết đƣợc chất lƣợng của nó ra sao.

Sản phẩm của nhà hàng không thể lƣu trữ trong kho: Quá trình “sản xuất” và “tiêu dùng” các dịch vụ thƣờng trùng nhau về không gian và thời gian, chính vì vậy sản phẩm không thể lƣu kho cất giữ đƣợc. Để đạt chất lƣợng tốt nhất thì sản phẩm cung cấp cho khách phải luôn “nóng hổi”.Sự phục vụ không thể thực hiện khi không có khách hàng tiêu dùng.

Sản phẩm của kinh doanh ăn uống có tính cao cấp: Khách của nhà hàng

chủ yếu là khách du lịch hoặc khách đến tổ chức tiệc, nên họ có khả năng thanh toán cao. Khi đó họ luôn muốn đƣợc sử dụng những dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất tƣơng xứng với chi phí bỏ ra để đƣợc tâm lý thoải mái. Nhà hàng trong khách sạn phải có những dịch vụ tốt, món ăn đồ uống có thẩm mỹ và chất lƣợng, không gian nhà hàng sang trọng tiện nghi.

1

Sản phẩm trong kinh doanh ăn uống có tính tổng hợp cao: Khách đến

nhà hàng ngoài mục đích ăn uống còn có nhiều mục đích khác. Các nhà hàng muốn tăng khả năng cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn với khách cần phải có biện pháp để tăng “tính khác biệt” cho sản phẩm của mình thông qua việc tăng các dịch vụ bổ sung. Khi đó khách sẽ cảm nhận đƣợc chất lƣợng và giá trị từ việc sử dụng sản phẩm của nhà hàng.

Sản phẩm của nhà hàng chỉ đƣợc thực hiện khi có sự tham gia trực tiếp của khách hàng: Các nhà hàng không thể đem dịch vụ của mình đi khắp

nơi để phục vụ khách, vì vậy mà các nhà hàng phải tìm mọi cách để kéo khách hàng từ nhiều nơi khác nhau đến với nhà hàng. Do vậy, khách sạn phải có chính sách để thu hút khách đến mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm tại nhà hàng.

Sản phẩm trong kinh doanh ăn uống phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng: Để đủ điều kiện kinh doanh, các nhà hàng, khách sạn phải

đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Để phục vụ khách kịp thời, nhanh chóng thì cần có trang thiết bị hiện đại, cao cấp, không gian của nhà hàng sang trọng phù hợp với thứ hạng của khách sạn mình.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà hàng tại khách sạn thái bình dương (pacific hotel) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)