Dùng chế phẩm Neutrase 1.5L

Một phần của tài liệu Khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thuỷ sản bằng phương pháp sinh học và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi (Trang 82)

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1.1Dùng chế phẩm Neutrase 1.5L

Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân tới quá trình khử protein

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ tới quá trình thủy phân cho thấy tại 50oC cho hiệu suất loại protein cao nhất tƣơng ứng với hàm lƣợng protein dƣ thấp nhất. Dựa vào một số nghiên cứu trƣớc đây và kết quả nghiên cứu thực tế chúng tôi chọn nhiệt độ cho quá trình khử protein là 50oC.

Bảng 3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình loại protein

Nhiệt độ (o C) DP (%) Hàm lƣợng protein còn lại (%) 45 89,30 ± 0,52 13,62 ± 1,24 50 90,78 ± 0,78 9,28 ± 1,22 55 89,76 ± 0,39 10,37 ± 1,00 60 87,92 ± 0,39 16,00 ± 1,97

68

Ảnh hưởng của pH dịch thủy phân tới quá trình khử protein

Bảng 3.1.2 đã chỉ ra rằng, pH thích hợp cho enzyme neutraza hoạt động là 8.

Bảng 3.1.2. Ảnh hưởng của pH tới quá trình khử protein

pH DP (%) Hàm lƣợng protein còn lại (%)

6 82.99 ± 1.76 18.26 ± 1.30

7 88.10 ± 0.78 14.66 ± 0.38

8 88.65 ± 2.34 13.76 ± 2.17

9 85.61 ± 0.39 17.42 ± 0.27

Ảnh hưởng của thời gian thủy phân tới quá trình khử protein

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy DP tăng với khi thời gian thủy phân tăng, từ 81.47% sau 1h lên đến 90.44% sau 5h thủy phân. Thời gian 5h thủy phân, hàm lƣợng protein có giảm so với 4h nhƣng không nhiều. Nhƣ vậy, với thời gian 4h thủy phân là tƣơng đối phù hợp cho việc khử protein trong PLT của enzyme neutraza.

Bảng 3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân tới quá trình khử protein

Thời gian (h) DP (%) Hàm lƣợng protein còn lại (%)

1 81.47 ± 0.39 19.63 ± 0.75

2 84.09 ± 0.59 17.94 ± 1.19

3 86.44 ± 0.39 15.74 ± 1.00

4 88.37 ± 1.56 13.11 ± 1.83

69

Ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme tới quá trình khử protein

Theo số liệu ở bảng 3.4 cho thấy khi tỉ lệ enzyme tăng dần, hiệu quả khử protein cũng tăng dần. Ở nồng độ E/PLT nghiên cứu tăng dần từ 1% lên đến 4%, DP cũng tăng dần từ 78.29% lên đến 94.47% và hàm lƣợng protein còn lại giảm dần từ 24.85% xuống còn 7.37% (bảng 3.4).

Tuy nhiên, nếu lƣợng enzyme cho vào quá cao sẽ gây lãng phí.

Bảng 3.1.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme tới quá trình khử protein

Tỷ lệ E (%) DP (%) Hàm lƣợng protein còn lại (%) 1 78.29 ± 0.20 24.85 ± 0.33 1.5 85.62 ± 0.52 18.95 ± 0.62 2 86.26 ± 0.39 15.80 ± 0.01 2.5 88.38 ± 0.78 15.23 ± 1.25 3 91.14 ± 0.52 10.94 ± 0.27 3.5 92.34 ± 0.65 8.29 ± 0.19 4 94.47 ± 0.26 7.37 ± 0.23

Khi kết hợp điều kiện thích hợp trên (pH 8, nhiệt độ 50oC, 4h, tỉ lệ enzyme/PLT là 1,0%) với việc sử dụng cánh khuấy hiệu suất khử protein sau 1 h tăng từ 78.29±0.39% lên 87.44% ± 0.32, hàm lƣợng protein còn lại là 11.31% ± 0.25. Khi không khuấy thì khả năng tiếp xúc của enzyme và cơ chất kém nên phản ứng xảy ra chậm và hiệu quả không cao. Khi kết hợp điều kiện khấy thì hàm lƣợng protein giảm rõ rệt so với không khuấy.

70 Sau khi khử protein phế liệu tôm với qui mô lớn hơn 500g bằng enzyme neutraza ở điều kiện pH 8, nhiệt độ 50o

C, thời gian 4h, tỉ lệ enzyme/ PLT là 1% bã chitin có hàm lƣợng khoáng không thay đổi và hàm lƣợng protein giảm từ 45.62% xuống còn 11.31%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thuỷ sản bằng phương pháp sinh học và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi (Trang 82)