3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.1.2 Khả năng ức chế của chitosan lên nấm mốc
Trong các thí nghiệm trên, chế phẩm và dẫn xuất thủy phân chitosan đã cho thấy hoạt tính ức chế sự sinh trƣởng và phát triển của một số chủng vi khuẩn và nấm men. Nồng độ ức chế tối thiểu của chitosan lên mỗi chủng vi khuẩn, nấm mốc cũng đã đƣợc xác định. Trong các thí nghiệm tiếp theo, khả năng ức chế của chế phẩm chitosan và dẫn xuất thủy phân lên sự phát triển của nấm mốc Aspergillus
tinh sạch có thể hiện hoạt tính kháng nấm mốc A. niger thể hiện mật độ khuẩn lạc tăng dần sau 24 giờ nuôi cấy theo nồng độ giảm dần của chế phẩm dùng trong quá trình xử lý với bào tử. Tuy nhiên, do khả năng hòa tan của chế phẩm chitosan trong môi trƣờng co hạn, nồng độ 5 mg/ml của chế phẩm chitosan là nồng độ cao nhất có thể chuẩn bị trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Tại nồng độ này sau 24 giờ nuôi cấy vẫn có sự xuất hiện của khuẩn lạc, do vậy nồng độ ức chế tối thiểu của chế phẩm lên chủng nấm mốc A. niger chƣa đƣợc xác định. Kết quả này khá phù hợp với kết quả trong một nghiên cứu của Fang và cộng sự về khả năng sử dụng chitosan trong bảo quản quất vàng ít đƣờng [97]. Báo cáo của Fang đã cho thấy khả năng sinh trƣởng của nấm mốc A. niger bị ức chế khi bổ sung vào môi trƣờng (pH 5,4) chitosan với các nồng độ từ 0,1 – 5 mg/ml. Trong khi đó, cũng theo báo cáo của Fang, nồng độ chitosan nhỏ hơn 2 mg/ml hầu nhƣ không có ảnh hƣởng lên sự sinh trƣởng và sản sinh aflatoxin của chủng
106
Hình 3.2.3. Khả năng ức chế của chế phẩm chitosan tinh sạch lên sự sinh trưởng và phát triển của Aspergillus niger
Trong một nghiên cứu của Liu và cộng sự vè cơ chế của chitosan kháng chủng nấm mốc Rhizotonia solani, một tác nhân gây bệnh trên lúa và khoai tây, đã gợi ý rằng chitosan có thể khuyếch tán vào trong tế bào nấm và gây ra sự dò rỉ các thành phần nội bào do làm thay đổi tính thẩm thấu và nguyên vẹn của màng tế bào (Liu và cộng sự, 2012). Điều này cũng phù hợp với báo cáo Benhamou rằng chitosan làm thay đổi về hình thái, cấu trúc và phá vỡ trật tự các phân tử trong tế bào nấm [98]. Trong kết quả đƣợc trình bày bên dƣới, khi so sánh sự hình thành bào tử của A. niger trên các khuẩn lạc có kích thƣớc tƣơng xứng trên các đĩa ở nồng độ xử lý chitosan khác nhau tai các thời điểm nuôi cấy 24 và 48 giờ đã cho thấy tại nồng độ chitosan cao hơn thì tốc độ hình thành bào tử của khuẩn lạc cũng chậm hơn, thể hiện rõ qua việc so sánh màu sắc của các khuẩn lạc có kích
107 thƣớc tƣơng ứng tại các nồng độ chitosan khác nhau (Hình 3.2.4). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Jatomea và cộng sự về khả năng ức chế sự hình thành hệ sợi và bào tử của chitosan lên chủng nấm mốc Aspergillus niger
[99].
Hình 3.2.4. So sánh tốc độ hình thành bào tử của nấm mốc Asperillus niger sau khi xử lý với chitosan ở các nồng độ khác nhau
Bên cạnh việc kiểm tra khả năng ức chế của chế phẩm chitosan tinh sạch lên sự sinh trƣởng của A. niger, khả năng ức chế của dẫn xuất thủy phân chitosan cũng đƣợc kiểm tra. Một số nghiên cứu trƣớc đây đã cho thấy tỷ lệ deacetyl hóa trong phân tử chitosan hay khối lƣợng riêng của phân tử chitosan cũng ảnh hƣởng đến
108 khả năng ức chế của chitosan lên tế bào vi sinh vật. Kết quả kiểm tra với dẫn xuất thủy phân chitosan trong phòng thí nghiệm cho thấy tại nồng độ dẫn xuất chitosan lên tới 5 mg/ml thì sự sinh trƣởng và phát triển của nấm mốc A. niger
cũng bị ức chế (Hình 3.2.5). Tuy nhiên, giống nhƣ với trƣờng hợp chế phẩm chitosan, nồng độ ức chế tối thiểu với dẫn xuất thủy phân vẫn chƣa đƣợc xác định do khả năng hòa tan giới hạn của dẫn xuất. Trong thí nghiệm này, sự ức chế của dẫn xuất lên tốc độ hình thành bào tử của khuẩn lạc cũng không thể hiện rõ ràng (kết quả không chỉ ra).
Hình 3.2.5. Khả năng ức chế của dẫn xuất thủy phân chitosan lên sự sinh trưởng và phát triển của Aspergillus niger
109