Khả năng ức chế của chitosan lên nấm men

Một phần của tài liệu Khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thuỷ sản bằng phương pháp sinh học và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi (Trang 116)

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1.1 Khả năng ức chế của chitosan lên nấm men

Trong thí nghiệm này chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae lên men bia đƣợc sử dụng làm chủng đại diện nhằm kiểm tra khả năng ảnh hƣởng của chế phẩm chitosan lên nấm men. Kết quả thể hiện trên hình 3.2.1 cho thấy, tại các nồng độ chitosan 5 và 2,5 mg/ml sau 48 h nuôi cấy trong điều kiện thích hợp, không có khuẩn lạc nào xuất hiện. Khuẩn lạc nấm men bắt đầu xuất hiện tại nồng độ 1,25 mg/ml và nhiều hơn khi nồng độ giảm xuống 0,3 mg/ml. Trên mẫu kiểm chứng nơi tế bào đƣợc lắc trong môi trƣờng lỏng không chứa chitosan, nấm men phát triển mạnh và sau 48 h thì hầu nhƣ không còn nhìn rõ khuẩn lạc. Kết quả thể hiện trên các đĩa sau 72 h nuôi cấy cho kết quả tƣơng tự với nhiều khuẩn lạc hơn ở các đĩa tƣơng ứng với nồng độ chitosan 1,25; 0,625 và 0,3 mg/ml. Trên

102 các đĩa tƣơng ứng với nồng độ chitosan 5 và 2,5 mg/ml vẫn không có khuẩn lạc nào xuất hiện (kết quả không trình bày). Với kết quả nhƣ vậy, nồng độ 2,5 mg/ml đƣợc xác định là nồng độ ức chế tối thiểu của chitosan trên nấm men

103

Hình 3.2.1: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của chitosan trên nấm men Saccharomyces cerevisiae.

Trong một nghiên trƣớc đây, Kendra và Hadwiger (1984) [95] xác định độ giảm mức độ polymer hóa của dẫn xuất chitosan mà tại đó hoạt tính kháng nấm của chitosan cho hiệu quả ngƣợc lại. Các dẫn xuất của chitosan đƣợc thử nghiệm trên hai chủng Fusarium solani gây bệnh trên thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính kháng nấm của chitosan thể hiện cao nhất trên dẫn xuất heptamer của chitosan. Tiếp theo, hoạt tính kháng nấm của dẫn xuất chitosan giảm dần theo độ dài của mạch polymer. Dẫn xuất trimer và dimer của N-acetylglucosamine hầu nhƣ không thể hiện hoạt tính. Trong nghiên cứu của Rhoades và Roller [96], chitosan đƣợc thủy phân bằng phản ứng oxy hóa khử, nhựa mủ đu đủ và lysozyme. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chitosan đƣợc thủy phân nhẹ làm tăng khả năng bất hoạt hóa vi sinh vật trong dịch nƣớc muối, và ức chế tốt hơn quá trình phát triển của một số nấm gây hƣ hỏng thực phẩm trong môi trƣờng phòng thí nghiệm, trong khi dẫn xuất chitosan đƣợc thủy phân ở mức độ cao không thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật.

Trong thí nghiệm tiếp theo, dẫn xuất chitosan đƣợc thủy phân một phần bằng chitosanase trong phòng thí nghiệm đƣợc sử dụng để kiểm tra hoạt tính kháng vi sinh vật trên chủng nấm men Sacchatomyces cerevisiae. Kết quả thể hiện trên hình 3.2.2 cho thấy, sau 24 giờ nuôi cấy trong điều kiện thích hợp, từ nồng độ thử nghiệm 5 mg/ml tới 0,625 mg/ml (tƣơng ứng với các đĩa petri ký hiệu 1, 2, 3, 4) không có khuẩn lạc nào xuất hiện trên đĩa. Khuẩn lạc xuất hiện dày đặc và không đếm đƣợc tại đĩa số 5, tƣơng ứng với nồng độ dẫn xuất chitosan 0,3 mg/ml. Trên mẫu kiểm chứng, khuẩn lạc cũng phát triển dày đặc, không tách ra

104 và cũng không thể đếm đƣợc. Từ kết quả nhƣ vậy, nồng độ ức chế tối thiểu của dẫn xuất thủy phân chitosan lên chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae thử nghiệm đƣợc xác định là 0,625 mg/ml. Kết quả này cũng thống nhất với những nghiên cứu trƣớc đó về dẫn xuất chitosan thủy phân một phần có hoạt tính kháng vi sinh vật cao hơn so với dẫn xuất chitosan gốc. Trong thí nghiệm này, nồng độ ức chế tối thiểu của dẫn xuất thủy phân chitosan đƣợc thể hiện (0,625 mg/ml) nhỏ hơn 4 lần so với của dẫn xuất chitosan tinh sạch (2,5 mg/ml).

105

Hình 3.2.2. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của dẫn xuất thủy phân chitosan trên nấm men Saccharomyces cerevisiae

Một phần của tài liệu Khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thuỷ sản bằng phương pháp sinh học và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)