6. Bố cục của luận văn
2.2.2.2. Tình cảm đối với gia đình
Không được thể hiện nhiều trong thơ Lê Quang Định, nhưng tình cảm gia đình cũng rất thiết tha trong một số bài, khiến ta hiểu thêm về con người ông. Phần nhiều trong tập Hoa Nguyên thi thảo là thơ viết trong chuyến đi sứ Trung Quốc, có lẽ vì vậy mà không thể thiếu những câu thơ viết về nỗi chạnh lòng của tác giả nơi đất khách mỗi khi điều gì đó khiến ông nhớ về gia đình. Là nhà thơ hay nói về “chí trai”, về “hồ thỉ”, “tang bồng”, “hồ hải”… nhất trong Gia Định tam gia, Lê Quang Định quan niệm “chí trai ở hồ thỉ” (“hồ thỉ nam nhi chí”). Có lần ông tự nhắc nhủ mình:
“Tang bồng tối thị bình sinh ý, Mạc yếm gian quan đạo lộ trường.”
(Ngẫu tác)
(Chí bình sinh không gì bằng ngang dọc bốn phương, Đừng ngại gian nan trên bước đường dài)
(Ngẫu nhiên làm)
Thế nhưng, chính con người đã tự thúc giục mình phải dấn bước trên con đường dài ấy cũng có lúc phải chạnh lòng, xa xót khi biết mình không làm tròn chữ hiếu đối với cha mẹ. Ngày giỗ mẹ, nơi xa xôi, ông viết những dòng chan chứa tình cảm:
Dã ưng hối tác hảo nam nhi.”
(Đồ trung từ thân húy nhật hoài cảm) (Khó mượn tang bồng để cung cấp đồ cúng tế,
Cũng nên hối đã làm trang nam nhi giỏi.)
(Giữa đường nhớ ngày giỗ mẹ cảm hoài)
Chốn quan trường có bậc để đạt được công danh, chốn tang bồng có bậc để thỏa chí hồ thỉ, nhưng nơi “hồ hải không có bậc để đạt được lòng hiếu” (“hồ hải vô giai đạt hiếu tư”). Những lúc chạnh lòng như vậy, người con xa quê biết rằng mình là trai nam nhi giỏi nhưng không phải là người con chu đáo trong việc cúng tế ở gia đình. Câu thơ của ông vương chút xa xót. Trong một bài khác (Khách ngộ húy nhật cảm tác- Đất khách gặp ngày giỗ cảm tác), ông cũng nói về điều này:
“Tang bồng dị túc bình sinh chí, Hương hỏa nan cung nhất thốn thành” (Tang bồng dễ toại chí làm trai,
Hương hỏa khó hiến dâng tấc lòng thành).
Nỗi tủi, niềm thương nhớ đối với người thân được Lê Quang Định diễn tả thật giản dị trong bài thơ. Ngô Thì Vị bình: “Bài này từ ý ôn nhã, huyết mạch liên lạc, tóm lại nhân nghĩ đến niềm hiếu viết một hơi mà thành, không cần trau chuốt đẽo gọt, người quân tử đi đường làm việc, mỗi người nên viết một bài như thế này”.
Cũng giản dị như vậy, những câu thơ đẫm nước mắt của Lê Quang Định trong bài Khốc tiên phần (Khóc mộ cha mẹ) đã nói hộ lòng ông:
“Hữu thiên thùy phúc lý, Vô nhật đáp sinh thành” (Có trời rủ lòng ban phúc,
Không có ngày nào đáp ơn sinh thành)
Con người gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao của dân tộc ấy đã luôn gửi lòng mình vào những đám mây trắng, vào thơ, vào những giọt nước mắt lặng thầm.Ta
thấy ông hiện lên trong thơ, vừa là con người phóng túng, muốn được vẫy vùng cho thỏa chí làm trai, vừa là con người của những điều lặng thầm được giấu kín, nơi trái tim đập những nhịp tha thiết tình đời, tình người.
2.2.2.3. Tình yêu đối với thiên nhiên và cái đẹp
Vịnh thiên nhiên là mảng đề tài phổ biến trong văn học lúc bấy giờ, nhất là ở Nam kỳ khi nó gắn với công cuộc khai phá đất đai, xây dựng cuộc sống mới. Trong thơ Lê Quang Định, thiên nhiên không chỉ hiện lên như một hình tượng thuộc một đề tài cần được quan tâm, mà còn gắn với phong cách Lê Quang Định, nhà thơ được coi là một “bậc lãng tử vui thú yên hà”.
Trong bài Đề mỹ nhân dao lỗ đồ (Đề bức tranh mỹ nhân bơi chèo), Lê Quang Định mở đầu bằng câu thơ: “Thiên nhiên tú mị khả kham xan” (Vẻ tốt đẹp thiên nhiên đã làm cho người ta thèm thuồng có thể ăn được). Cụ thể hóa, hình tượng hóa tình yêu mến đối với vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ đã cho thấy tấm lòng rộng mở của ông đối với cảnh vật đất trời, với sông núi, mây nước, trăng hoa… Tài vẽ có lẽ đã ít nhiều ảnh hưởng đến những bài thơ của Lê Quang Định, khi mỗi cảnh đẹp của thiên nhiên in bóng vào thơ ông như một bức tranh, giàu màu sắc và được sắp đặt cân đối, hài hòa, chặt chẽ về bố cục. Chẳng hạn như trong chùm thơ Tiêu Tương chu hành tạp hứng (Đi thuyền ở sông Tiêu Tương tạp hứng), mỗi bài là một bức tranh hoàn chỉnh với những dấu vết về thời gian khác nhau, màu sắc khác nhau, chủ đề khác nhau. Cơn mưa lúc chiều tối, bầu trời nhạt màu buổi hoàng hôn, cái nhòe mờ của sông nước, những cụm khói chiều mới nhóm… trong những buổi lênh đênh trên sóng nước Tiêu Tương là nguồn thi hứng cho Lê Quang Định:
“Hô đồng cung bút mặc, Sách vận phú tao tình.”
(Vãn thi hứng) (Gọi tiểu đồng đem bút mực,
(Hứng thơ buổi chiều)
Trước thiên nhiên đẹp và muôn màu sắc, không những có hứng làm thơ, ông còn tìm đến rượu, đến họa, đến trà. Ban đêm, “ngọn đèn lạnh đốt tàn mặt trời”, “giọt mưa thưa rửa sạch chiều tối”, “đám mây lơ lửng về cổ động”, “mảnh trăng đầu tháng viếng cô thôn” (Dạ tửu hứng – Hứng uống rượu ban đêm), khi ấy, “canh tàn người định, không gian vắng lặng, nỗi đất khách tình quê hương, càng nghĩ càng buồn cho nên đêm nên hứng rượu” (Ngô Thì Vị). Còn ở bài Ngọ trà hứng (Hứng uống trà buổi trưa), ông muốn được hòa vào thiên nhiên và chỉ thiên nhiên thôi, vì vậy mà “sợ mình là chủ không dám cởi áo, e gặp người quen thì phải nghiêng lọng”. Thả chân xuống sông, cho cái mát lạnh của nước sông thấm đẫm vào cơ thể, hứng gió nồm nam, hưởng cái nắng gay gắt của mùa hè, Lê Quang Định uống trà để “giải buồn”. Nguyễn Du cho rằng bài thơ có “cú pháp giống như của Đỗ Phủ, nhưng có riêng phong cách, chủ ý”. Không chỉ uống trà, khi đi thuyền ở sông Tiêu Tương, ông còn muốn vẽ. Trong bài
Triêu họa hứng (Hứng vẽ buổi sáng), ông nhìn ra ngoài cửa thuyền và thấy “cảnh sắc trời sông có vẻ lờ mờ”. Tất cả giống như một bức tranh, và ông muốn vẽ, vội “gọi tiểu đồng mở tập bản vẽ” để “tô điểm cảnh sắc cây tùng cây thu”. Ngô Thì Vị bình bài này: “Trăm mối cảm chưa dấy lên, trong sáng đang đón chờ, bút mực tốt đã sẵn, thần tứ lâng lâng trôi nổi, cho nên sáng nên hứng vẽ”.
Cảnh buổi sớm trong bài Lô Giang tảo phiếm (Sớm đi thuyền trên sông Lô) được Nguyễn Du bình là “như họa”. Ở bài Hưởng hồ (Hưởng hồ), trước thiên nhiên tươi đẹp, Lê Quang Định “ngỡ có điệu đàn cầm thời thái cổ”. Chơi chùa núi Thê Hà, ông đắm say cảnh thiên nhiên, cho phép mình lúc đó “không bận tâm đến cảnh đất khách xe đi công việc hệ trọng”. Một vị quan lớn của nhà Nguyễn đã cho phép mình tạm quên đi “công việc hệ trọng” mà triều đình giao phó kể cũng là chuyện hiếm thấy. Nhà thơ hiện lên với phong thái ung dung, tự tại:
“Tản bộ nham đầu chước tử hà. Lưỡng tụ đề huề phong lý trúc,
Bán trần đạm đãng vũ tiền hoa.”
(Du Thê Hà sơn tự) (Tản bộ đầu núi đón ráng tía.
Hai tay áo gió trúc đề huề,
Nhẹ nửa lòng trần hoa trước mưa.”
(Chơi chùa núi Thê Hà)
Nhà thơ diễn tả thật độc đáo vẻ đẹp của hồ Động Đình: “Thiên tải du du tranh diễm xuất” (Nghìn năm dằng dặc cái đẹp tranh nhau xuất hiện) (Sở Trung – Sở Trung). Đúng như Nguyễn Du bình, cách nói của Lê Quang Định “nhã đạm, có cổ ý”. Mùa thu cũng được mô tả hết sức đặc biệt trong bài Nghi Câu khách trung thất tịch (Đêm mồng bảy tháng bảy ở đất khách Nghi Câu): “Nghi Câu thu sắc quải ngô chi” (Nghi Câu sắc thu treo trên cành ngô đồng). Có khi, trước cái đẹp của thiên nhiên, ông có cảm giác như đất trời đâu cũng là chốn nhàn đối với mình, là nơi để ông ngao du và ngắm nhìn (Hựu thứ Cấn Trai vận – Lại họa vần thơ Cấn Trai). Cảnh tươi tốt của núi non, vẻ trong sạch của bờ liễu trong mưa, ánh trăng, tiếng chuông hòa quyện với cái tình của người nghệ sĩ, với “hồn thơ man mác” và cơn mộng của người lữ khách… đã tạo nên một bức tranh hài hòa giữa cảnh và tình, kết hợp giữa thực và hư:
“Ngâm hồn đạm đãng hồ trung nguyệt, Lữ mộng du dương lâu thượng chung.”
(Lưu đề Hán Dương Thiên Đô am) (Hồn thơ man mác trăng giữa hồ,
Mộng khách du dương chuông trên lầu.)
(Lưu đề am Thiên Đô ở Hán Dương)
Lê Quang Định tài ở chỗ không để cho cái tình lấn át cảnh vật. Bức tranh mà ông vẽ trong thơ thường bằng những nét chấm phá nhưng rất cụ thể, sống động, và mặc dù trộn lẫn trong cái tình đến độ tưởng như siêu thực, người đọc vẫn hiểu rằng ông
đang vịnh cảnh, rằng cảnh đẹp của thiên nhiên ấy là có thực và ông đang đắm say trong nó.
Thấp thoáng trong thơ Lê Quang Định hình ảnh của những người con gái đẹp. Cuối bài thơ Đăng Kim Kê nham (Lên núi Kim Kê), bóng dáng giai nhân hiện lên chỉ với màu áo trắng, dáng đứng và đôi mày biếc, nhưng đã trở thành linh hồn của bức tranh núi Kim Kê. Ngô Thì Vị đã bình về hai câu kết này như sau: “Văn khó ở câu mở, thơ khó ở câu kết, nếu người này không đến vừa khéo, e rằng nhà thơ chưa chắc đã làm xong bài thơ. Tiếc rằng giai nhân chỉ có thể sung làm thi liệu (chất liệu để làm thơ) mà thôi”. Nguyễn Du bình: “Lấy bạch y (áo trắng) sống, để ảnh xạ bạch y chết, bút thái ảo hóa”. Bài Đề mỹ nhân dao lỗ đồ (Đề bức tranh mỹ nhân bơi chèo) chính là một bức tranh hoàn chỉnh, tuyệt đẹp về một bóng giai nhân. Đại thi hào Nguyễn Du cũng phải thốt lên trước bài thơ: “Phong thái trôi chảy linh động, giống như có khí vị son phấn”.
“Thiên nhiên tú mị khả kham xan, Dao lỗ giai nhân cánh khả quan. Dương liễu phong khinh yêu đới trụy, Phù dung sương đạm kiểm chi hàn. Vi hàm xuân muộn kiều vô lực, Bán lộ thu tình ảnh dục lan.
Khước hận đan thanh thiên trước bút, Bất tương hoàn bội họa hồng nhan.”
(Vẻ tốt đẹp thiên nhiên đã làm cho người ta thèm thuồng có thể ăn được Người đẹp bơi chèo lại càng thêm ưa mắt.
Dải lưng thướt tha như làn gió nhẹ lướt cành dương liễu, Phấn mặt mát lạnh như màu sương nhạt điểm hoa phù dung. Nét xuân sắc hơi buồn, dáng rất ẻo lả,
Làn thu ba nửa lộ, bóng như lờ mờ.
Không đem ngọc hoàn ngọc bội mà vẽ cho người hồng nhan.)
Cái thướt tha, mềm mại của dải lưng được ví với làn gió nhẹ, cành dương liễu. Phấn mặt mát lạnh được ví với màu sương nhạt điểm hoa phù dung. Lê Quang Định không chỉ vẽ sắc của người con gái, mà ông còn vẽ cả linh hồn. Trong từng nét dáng của nàng, người ta vẫn thấy được vẻ “hơi buồn”. Chính vẻ “hơi buồn” ấy đã làm cho nàng đẹp hơn. Nếu là “buồn”, bức tranh sẽ mang ý nghĩa khác, bởi khi ấy giai nhân ủ trong lòng một thứ tình cảm có nguyên do. Nếu là “vui”, người con gái sẽ mang vẻ tươi tắn, vô tư lự, bức tranh sẽ không có cái duyên, không có sức ám ảnh. Nhưng đây là “hơi buồn”, một trạng thái không rõ ràng, có thể chẳng có nguyên do nào cả. Trạng thái đó khiến người con gái đẹp hơn với một chút suy tư, một chút kiêu sa. Hơn nữa, nó man mác quyện vào với màu sương của phấn mặt, với bóng lờ mờ của đôi mắt. Bức tranh còn khiến cho nhà thơ tiếc nuối vì họa sĩ đã “không đem ngọc hoàn ngọc bội mà vẽ cho người hồng nhan”. Một sự trách cứ nhẹ nhàng để thể hiện tình yêu của ông đối với bức tranh và đối với cái đẹp!
Thiên nhiên và cái đẹp, đề tài ấy luôn được phản ánh trong thơ văn xưa nay, nhưng trong sáng tác của Gia Định tam gia lại hiện ra với màu sắc khác, phong vị khác. Đồng thời, mỗi một tác gia trong nhóm lại có lối thể hiện riêng theo phong cách của mỗi người. Ở thơ Trịnh Hoài Đức, vẻ đẹp của phong cảnh thường gắn với hình ảnh của những con người đang sống trong đó và cái mà ông tạo được giữa người và cảnh là một sự chan hòa tươi vui. Ở thơ Ngô Nhơn Tĩnh, cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật có ý nghĩa giải tỏa nỗi sầu, cái nỗi sầu dường như luôn lắng đọng trong tâm hồn ông. Còn trong thơ Lê Quang Định, cái đẹp luôn được nhà thơ đặt trong một ý niệm, đặt trong ý thức của mình. Ông làm chủ cảm xúc của mình để vẽ nó trong thơ, bởi vậy cảnh vật mang tính hiện thực nhưng không bị khô cứng.