Trịnh Hoài Đức

Một phần của tài liệu Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.4.1.Trịnh Hoài Đức

1.4.1.1. Tiểu sử

Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai. Tổ tiên Trịnh Hoài Đức gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến, Trung Quốc. Đầu đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư sang Việt Nam, ngụ tại đất Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay). Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, từ nhỏ chăm học, viết chữ đại tự rất tốt và nổi tiếng cao cờ, đời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) được bổ làm Cai thu, sau được thăng Cai đội. Lên 10 tuổi, cha mất, Trịnh Hoài Đức theo mẹ dời vào Phiên Trấn (Gia Định). Tại đây, ông theo học với Xử sĩ Võ Trường Toản, là người thông minh, tinh thông kinh sử.

Năm Mậu Thân 1788, khi Nguyễn Ánh (Nguyễn triều Thế Tổ, Gia Long đế) khôi phục Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn Lâm viện Chế cáo. Năm 1789, ông nhậm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình coi việc mở mang vùng tam giác sông Mê kông và xác định chế độ điền thổ, lo trù biện lương hướng cho quân đội. Sau đó ông đổi qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung và phụ tá Đông cung tọa trấn Diên Khánh và Phú Yên. Năm 1794 ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức làm Tham tri bộ Hộ.

Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được thăng Thượng thư bộ Hộ, làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1804, ông hộ giá Gia Long về Phú Xuân, vẫn đảm nhiệm chức Thượng thư bộ Hộ. Năm 1805 ông được cử làm Hiệp Lưu trấn Gia Định. Năm 1808, Gia Định trấn được đổi thành Gia Định thành, Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hiệp Tổng trấn.

Năm 1812, Trịnh Hoài Đức được triệu về kinh, cải nhiệm Thượng thư bộ Lễ, kiêm quản Khâm Thiên giám. Năm sau (1813), ông được chuyển sang làm Thượng thư

bộ Lại. Cuối năm 1816, Thế Tổ lại phái Lại bộ Thượng thư Trịnh Hoài Đức nhiệm chức Gia Định Hiệp Tổng trấn một lần nữa. Tháng 12 năm 1819, vua Thế Tổ mất, Hoàng tử thứ 4 là Phúc Hiệu nối ngôi, đổi niên hiệu làm Minh Mạng, tức Nguyễn Thánh Tổ. Năm 1820, Trịnh Hoài Đức tạm lãnh chức Tổng trấn Gia Định thành, sau đó được triệu về kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại. Năm 1821, Minh Mạng thăng cho ông hàm Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh, trở thành nguyên lão của triều đình. Tháng 3 năm 1822, ông được sung làm Chánh Chủ khảo trường thi Hội; tháng 11 năm đó ông kiêm lãnh Thượng thư bộ Lễ.

Tháng 7 năm 1823, Trịnh Hoài Đức dâng biểu xin về Gia Định nghỉ, với lý do sức khỏe và hoàn cảnh gia đình. Vua Minh Mạng khiến Trịnh tạm nghỉ việc bộ Lại và bộ Lễ để chuyên tâm tĩnh dưỡng, ban cấp cho nhơn sâm nhục quế, cho 2000 quan tiền và săng gỗ ngói gạch để làm nhà ở. Trịnh Hoài Đức cất một sở nhà hiệu Quỳ Viên, ở ngoài cửa đông thành Huế để dưỡng bệnh. Tháng 9 năm 1823, Trịnh Hoài Đức khỏi bệnh, dâng biểu tạ ơn, trở lại lãnh chức Thượng thư bộ Lại và bộ Lễ. Nhưng chỉ được hơn mười ngày, ông lại dâng biểu xin nghỉ 3 tháng về thăm nhà. Tháng 10, ông về Gia Định. Tháng 3 năm 1824, ông trở ra kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại kiêm quản Lễ bộ sự vụ. Tháng 7 cùng năm, ông được sung chức Tổng tài và quyền lãnh công việc ở ty Thương Bạc. Tháng 3 năm 1825, do bệnh nặng, tuổi cao, ông từ trần tại Quỳ Viên, thọ 61 tuổi.

Sinh thời, Trịnh Hoài Đức được các vua triều Nguyễn trọng dụng và có nhiều đãi ngộ. Tháng 7 năm 1823 khi ông xin trở về gia quán, vua Minh Mạng đã khiến Phạm Đăng Hưng đem dụ chỉ yên ủi và lưu lại với những lời lẽ trân trọng mà thân tình: “Xem lời trần tấu của khanh, khiến người phải mủi lòng rơi lụy. Từ ngày khanh tiến chức Hiệp biện Đại học sĩ đến nay, quốc vụ quân cơ, tán trợ rất là nhiều đắc lực, trẫm đương để ý cậy nương, sẵn lòng yêu dấu; khanh là người trung thành sáng suốt, há lại không tin lòng trẫm, mà vội nói việc bỏ đi. Như nói vì tình vợ việc nhà, thì ở đời ai lại không thiết nghĩa keo sơn, nhưng gặp lúc tình thế “vô khả nại hà”, thì cũng đối xử làm

sao cho hợp lễ là được. Vả lại trong lúc khí suy bịnh nặng, tĩnh dưỡng rất cần, ta cho phép khanh nghỉ việc bộ một thời gian, để an tâm điều trị, thuốc men thích đáng, chắc người lành trời giúp, khó gì không tật khử bịnh trừ, hà tất phải tính việc vượt biển băng vời, khiến người phải vì khanh e ngại. Nếu nghĩ rằng khí hậu trong Nam ấm áp, có thể chữa chứng hàn thấp chóng khỏi, thì cũng phải chờ cho bịnh bớt người mạnh, rồi xin nghỉ về thăm nhà, đường bộ thênh thênh, há chẳng tốt hơn hay sao? Dầu như lời khanh nói: “sương gió không chừng, lòng chỉ nguyện quay đầu về núi cũ”, khanh là một bậc đại thần của nước, há vì một cớ mọn ấy mà không được toại nguyện hay sao? Điều ấy lại khiến người không hiểu vậy. Nói tóm lại, khanh hãy an tâm tĩnh dưỡng, sao cho khí vượng thân cường, chẳng nên lấy việc mọn bận lòng, chính phải biết gìn vàng giữ ngọc; rồi đây tuổi trời thêm thọ, bình phục khang cường, cho thỏa lòng trông mong của trẫm” (Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển thứ 22)19.

Lần dâng biểu xin nghỉ thứ hai của Trịnh Hoài Đức, vua Minh Mạng bảo thị thần rằng: “Các đấng nhơn quân đời xưa, gặp lúc thần hạ bất đắc ý cáo xin về hưu, cũng có xuống lời dụ ôn tồn để an ủi, nhưng chỉ lời văn nói khéo bề ngoài vậy thôi. Còn như trẫm với Hoài Đức, trọng lễ hậu đãi, đau ốm thì hết lòng xót thương; thành thực trải lòng, chẳng chút mảy may giả dối, điều đó các khanh đều biết như thế. Vì Hoài Đức là bậc huân cựu đại thần, trẫm rất tin cậy; như nay bịnh cũ đã khỏi, khá nên vì nước chia lo, triển tài năng để sửa chữa cho ta trong mọi việc ta còn thiếu sót…” (Thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển thứ 23)20.

Khi Trịnh Hoài Đức mất, vua Minh Mạng nói với thị thần: “… Hoài Đức tính thuần cẩn thành thực khó nhọc đã lâu, buổi đầu trung hưng được tin dùng nhiều, phụng sứ sang nước Thanh, cầm cờ tiết giữ Gia Định đều hay thu được thành tích, có tiếng tuần lương… nay vội bỏ đi, trẫm nghe nói không cầm được nước mắt”21. Triều đình cho bãi triều ba ngày, truy tặng ông làm Thái bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ (hàm

19 Dẫn theo Gia Định tam gia, Sđd, tr.23-24.

20 Dẫn theo Gia Định tam gia, Sđd, tr.24.

Chánh nhất phẩm), đặt tên thụy là Văn Khác. Thi hài ông được đưa về chôn tại quê nhà: làng Bình Trước, huyện Phước Chánh, phủ Phước Long (nay là phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa).

1.4.1.2. Trước tác

Tác phẩm của Trịnh Hoài Đức gồm có:

- Cấn Trai thi tập: Là tập sách in ván gỗ, chữ rõ. Đây là toàn tập thơ của ông, gồm những sáng tác từ 1783 đến 1819, chia thành 3 tập: Thối thực truy biên tập; Quan Quang tập; Khả dĩ tập.

- Gia Định thành thông chí: Là bộ địa lý học-lịch sử được tác giả biên soạn khá công phu, theo thể loại “địa chí”, ghi chép về 5 trấn (Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên) thuộc Gia Định thành dưới triều Gia Long (1802-1819). Gia Định thành thông chí gồm 6 quyển: Quyển 1 Tinh dã chí (khu vực các ngôi sao); Quyển 2 Sơn xuyên chí (chép về núi sông); Quyển 3 Cương vực chí (chép về bờ cõi); Quyển 4 Phong tục chí (chép về phong tục tập quán); Quyển 5 Vật sản chí (chép về sản vật); Quyển 6 Thành trì chí (chép về thành quách). Gia Định thành thông chí chủ yếu trình bày về quá trình khai thác vùng đất cực nam của Tổ quốc, việc bang giao với Cao Miên, Xiêm La; cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và việc Nguyễn Ánh khôi phục được địa vị thống trị của các chúa Nguyễn. Có người cho rằng tác phẩm có thể được viết trong thời gian Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn Gia Định thành (lần thứ nhất từ 1805 đến 1808, lần thứ hai năm 1816).

- Bắc sứ thi tập: Là tập thơ làm khi đi sứ Trung Quốc. Nguyễn Văn Sâm trong

Văn học Nam Hà (Lửa Thiêng xb, Sài Gòn, 1972, tr. 211) cho rằng: “Ở Việt Nam, các nhà viết văn học sử tách rời (Quan Quang tập) ra và cho rằng Trịnh Hoài Đức có: Cấn Trai thi tậpBắc sứ thi tập. Thật ra, Bắc sứ thi tậpQuan Quang tập và nằm trong

Cấn Trai thi tập”. (Dẫn theo GDTG, tr.40). - Lịch đại kỷ nguyên.

- Gia Định tam gia thi tập: Là tập thơ sáng tác viết chung với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh.

Một phần của tài liệu Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn (Trang 30)