Lê Quang Định

Một phần của tài liệu Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn (Trang 34)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2.Lê Quang Định

1.4.2.1. Tiểu sử

Lê Quang Định (175922

– 1813), hiệu là Tấn Trai, tự là Tri Chỉ (biết dừng lại đúng lúc), quê ở Phú Vinh, Thừa Thiên. Cha ông giữ một chức quan nhỏ, mất khi đương chức. Khi ấy Lê Quang Định còn nhỏ, theo anh vào Gia Định. Vốn là người thông minh, giỏi văn chương, hội họa, được thầy lang Hoàng Đức Thành gả con gái cho. Cùng với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định cũng là học trò của thầy Võ Trường Toản. Ba ông lập nhóm Bình Dương thi xã và được mệnh danh là Gia Định tam gia. Trong nhóm này, Lê Quang Định ngoài tài thơ văn còn nổi tiếng tài vẽ đẹp và viết chữ đẹp.

Năm 1788, chúa Nguyễn Phúc Ánh mở khoa thi tại Trường Gia Định. Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định thi đỗ, được cử làm chức Hàn lâm viện chế cáo, chuyên biên soạn sách. Ít lâu sau, Lê Quang Định được thăng chức Hữu tham tri bộ Binh. Năm 1802, ông được bổ làm Thượng thư bộ Binh, cuối năm đó làm Chánh sứ, cùng với các Phó sứ là Lê Chánh Bộ và Nguyễn Gia Cát sang Trung Quốc. Triều Thanh đã rất nể phục bởi tài ứng đáp và văn chương của ông trong chuyến đi này.

Về nước, vẫn giữ chức Thượng thư bộ Binh, ông còn kiêm phụ trách Khâm thiên giám, lo việc lập sổ điền địa trong cả nước. Năm 1809, vua cử ông sang làm Thượng thư bộ Hộ, nắm giữ các chính sách về điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, bình chẩn việc phát ra, thu vào để điều hòa nguồn của cải trong cả nước. Ông có công lớn trong việc phân định lại chế độ đất đai sau chiến tranh, loạn lạc, cũng là một trong số những người chủ trương lấy tên nước là Việt Nam. Năm 1813, do sức khỏe kém, ông xin về nhà dưỡng bệnh. Vua Gia Long sai quan Hoàng Kiến An đến tận nhà thăm hỏi và trao

22

quà biếu. Năm đó, ông mất do bệnh tình quá nặng. Vào thời vua Tự Đức, Lê Quang Định được thờ vào Trung hưng công thần miếu.

1.4.2.2. Trước tác

Tác phẩm của Lê Quang Định gồm có:

- Hoàng Việt nhất thống dư địa chí: Là bộ địa chí toàn quốc được Lê Quang Định soạn theo chiếu chỉ của Gia Long.

- Hoa Nguyên thi thảo: Là tập thơ gồm 74 bài, trong đó có một số bài sáng tác ở Việt Nam khi chuẩn bị lên đường đi sứ và khi đi sứ trở về, còn lại hầu hết là thơ vịnh cảnh vật, thù đáp hay cảm hoài trong chuyến đi sứ Trung Quốc. Tập thơ được Lê Lương Thận, Hàn lâm viện Chế cáo đề tựa vào năm 1807, phần lớn các bài đều có lời bình của Ngô Thì Vị (con Ngô Thì Nhậm) và lời bình của Nguyễn Du.

- Gia Định tam gia thi tập: Là tập thơ in chung với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhơn Tĩnh.

Một phần của tài liệu Sáng tác văn học của Gia Định tam gia xã thời Nguyễn (Trang 34)