Định nghĩa virus

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 74 - 75)

I. GIỚI PROTOZOA

2. Định nghĩa virus

2.1. Định nghĩa

Virus là các tác nhân gây bệnh không có cấu tạo tế bào, có bộ gene là acid nucleic thường được bao bọc bởi các protein vỏ, chỉ có thể tái sinh bên trong tế bào ký chủ. Quá trình tái sinh của virus (i) phụ thuộc hoàn toàn vào bộ máy tổng hợp protein của ký chủ, (ii) tạo ra một tập hợp (pool) các thành phần để lắp ráp nên phân tử virus (virion).

2.2. Hai quan điểm về bản chất sống của virus

Mặc dù các nhà virus học đồng ý rằng virus là một thực thể sinh học (và do đó thuộc đối tượng nghiên cứu của sinh học) vì chúng có bộ gien, có thể tái sinh, có thể đột biến và tiến hóa để thích nghi với điều kiện sống khác nhau thì vẫn chưa có sự thống nhất xem liệu virus có thể được coi là một sinh vật (organism) hay không. Hiện có 2 quan điểm khác nhau khi xét bản chất sống của virus.

Quan điểm thứ nhất, cũng là quan điểm của Ủy ban Phân loại Virus Quốc tế (ICTV), cho

rằng virus, mặc dù có một số thuộc tính của sự sống, nhưng không phải là một sinh vật thực sự vì chúng vẫn thiếu một số thuộc tính cơ bản của một sinh vật sống như:

1. Virus không có khả năng thu nhận và lưu trữ năng lượng tự do.

2. Virus không có chức năng sống khi ở bên ngoài tế bào ký chủ. Virus chỉ thể hiện đặc tính của sự sống khi bộ gien của nó ở bên trong tế bào ký chủ thích hợp.

3. Virus không tăng trưởng.

4. Virus không có bộ máy tổng hợp protein.

Quan điểm này dựa trên cơ sở cho rằng hệ thống sống đơn giản nhất là tế bào, do vậy chỉ các sinh vật/visinh vật đơn bào hoặc đa bào mới có các đặt tính của sự sống còn các cơ quan tử của nó thì không.

Quan điểm thứ hai. Quan điểm coi virus là một sinh vật (chính xác là sinh vật không có

1. Virus có thể tái sinh.

2. Bộ gen của virus có thể bị đột biến.

3. Virus tiến hóa độc lập đối với ký chủ của chúng và có khả năng thích ứng với các nich sinh thái khác nhau.

4. Mặc dù virus phụ thuộc tế bào ký chủ để tái sinh (ký sinh chuyên tính) nhưng nhiều loại tác nhân gây bệnh khác cũng chỉ có thể sống được trong tế bào ký chủ.

5. Mặc dù virus thiếu ty thể nhưng một số vi sinh vật như protozoa cũng thiếu.

6. Mặc dù kích thước virus nhỏ nhưng một số virus, chẳng hạn các virus thuộc nhóm nucleocytoplasmic large DNA viruses (ví dụ như pox virus) có kích thước lớn hơn vi khuẩn Chlamydia (gây bệnh viêm đường tiết niệu) hoặc một virus mới được khám phá gần đây, Acanthamoeba polyphaga mimivirus (APMV), có bộ gien lớn tới 1.2 Mb lớn hơn bộ gien của nhiều loài phytoplasma, riketsia và chlamydia.

7. Mặc dù virus không có hệ thống tái tạo năng lượng nhưng vi khuẩn chlamydia cũng thiếu. Lập luận chủ chốt nhất của quan điểm trên là dựa vào đặc tính tái sinh của virus.

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 74 - 75)