Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 97 - 98)

I. GIỚI PROTOZOA

1. Khái niệm chung về tuyến trùng thực vật

1.1. Đặc điểm chung

• Tuyến trùng là một loại giun nhỏ thuộc ngành giun tròn (Nematodae) với khoảng hàng nghìn loài. Phần lớn sống tự do trong đất, nước; một số tấn công động vật và thực vật.

• Có khoảng hàng trăm loài tuyến trùng ký sinh thực vật. Phần lớn chúng sống trong đất, tập trung nhiều ở phần đất canh tác và hại phần gốc, rễ. Một số hại phần cây trên mặt đất (thân, hoa, lá, hạt). Một số lại có khả năng truyền virus như Xiphinema, Longidorus.

• Tuyến trùng gây hại thực vật bằng cách dùng kim chích hút để hút dinh dưỡng từ mô cây.

1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh sản của tuyến trùng 1.1.1 Hình thái

• Phần lớn tuyến trùng ký sinh thực vật có cơ thể hình giun với kích thước nhỏ (phần lớn trong khoảng 0.3 – 1 mm). Một số tuyến trùng như Meloidogyne, Heterodera,

Tylenchulus có con cái phát triển mạnh về chiều ngang, thậm chí giống hình cầu khi trưởng thành.

1.1.2 Cấu tạo

• Tuyến trùng có màu trắng trong, phía đầu ở chính giữa có miệng dạng hơi nhọn hoặc hình cầu dẹt. Bộ phận đuôi có nhiều dạng khác nhau hình kim nhọn, hình thon dài, có mấu gai hoặc không.

• Vỏ cơ thể cấu tạo bằng cutin nhẵn hoặc gơn vân vòng ngang. Bên trong cơ thể là thể xoang chứa đầy dịch thể không màu và các cơ quan.

• Tuyến trùng có 2 cơ quan phát triển nhất là tiêu hóa và sinh sản.

• Cơ quan tiêu hóa gồm miệng (thường có 6 môi xếp thành vòng tròn), kim chích hút, thực quản (chứa 1 diều), ruột và tận cùng là hậu môn.

• Tuyến trùng là những động vật phân giới rất rõ rệt. Cơ quan sinh sản gồm ống sinh dục và các bộ phận khác tuỳ theo giới tính loại tuyến trùng (it gặp dạng lưỡng tính).

 Tuyến trùng cái có cơ quan sinh sản gồm buồng trứng (1 hoặc 2 buồng trứng đối xứng hoặc không đối xứng phụ thuộc vào số lượng phát triển của ống dẫn trứng), ống dẫn trứng, tử cung và lỗ giao phối. Lỗ giao phối thường nằm ở giữa thân hoặc giáp cận với hậu môn. Con cái của nhiều chi tuyến trùng có cơ quan sinh sản rất phát triển nên phình to thành dạng hình cầu, hình quả chanh.

 Bộ phận sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh và gai giao phối. Ở nhiều loài, đuôi con đực có 1 vây đuôi giúp cho quá trình giao phối.

• Các cơ quan tuần hoàn, thần kinh, bài tiết và hô hấp thì đơn giản, phát triển không rõ rệt. Hệ thần kinh chỉ là những vòng dây thần kinh đơn giản ở quanh đường tiêu hoá. Hệ thống bài tiết cũng rất đơn giản chỉ là một lỗ bài tiết thường nằm ở khoảng giữa thân.

1.1.3 Sinh sản

• Phần lớn tuyến trùng sinh sản hữu tính. Ở một số loài, sinh sản hữu tính là hình thức duy nhất (Heterodera amaranthi, Globodera rostochiensis); ở một số loài khác thì vai trò của con đực hoặc không cần thiết hoặc không rõ ràng (Meloidogyne Heterodera). Tuyến trùng cái trưởng thành đẻ trứng (hoặc được thụ tinh hoặc không). Trứng được đẻ riêng rẽ

hoặc trong một khối keo dính (Meloidogyne spp.) hoặc trứng nằm trong cơ thể con cái, khi con cái chết, vỏ cơ thể hoá màu đậm thành túi “cyst” bảo vệ trứng gọi là tuyến trùng tạo cyst (Heterodera spp., Globodera spp.). Tuyến trùng non có 4 tuổi (4 lần lột xác. Tuyến trùng tuổi 5 là tuyến trùng trưởng thành, có cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh nhất.

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 97 - 98)