Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae)

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 116 - 120)

I. GIỚI PROTOZOA

14. Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae)

Triệu chứng: Vết bệnh trên lá là các vết đốm đen hình tròn kích thước khác nhau (đường kính có thể tới 2 cm Trên vết bệnh có các chấm đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm.

Nguyên nhân: Nấm Marssonina rosae

Bài 4

BỆNH HẠI CÂY ĂN QUẢ

(ĐU ĐỦ, CHUỐI, CÂY CÓ MÚI, NHO, DỨA) 1. Bệnh đốm hình nhẫn đu đủ (Papaya ringspot potyvirus type P- PRSV-P)

Triệu chứng:

• Trên lá: Khảm lá, biến dạng lá thậm chí mất thuỳ, đôi khi có các nốt phồng xanh đậm. Triệu chứng đặc biệt nặng trên lá non.

• Trên thân và cuống lá: Có các sọc xanh đậm, ướt.

• Trên quả: Có các vết xanh đậm ướt dạng đốm, dạng số 8, dạng cung, dạng vòng đơn, vòng đồng tâm.

2. Bệnh chùm ngọn chuối (Banana bunchy top nanavirus - BBTV)

Triệu chứng: Lá cây bệnh có các sọc xanh đậm dàingắn khác nhau chạy dọc gân lá. Gần gân chính, các sọc này thường cong lại dạng móc. Lá bệnh thường nhỏ, hẹp, dựng đứng. Mép lá biến vàng, lượn sóng, có thể bị chết hoại. Cây sinh trưởng còi cọc (cây lùn không phát triển được).

3. Bệnh đốm lá Cordana trên chuối (Cordana musae)

Triệu chứng: Lá bánh tẻ và lá già có các vết đốm hình elip, oval màu xám, có viền màu nâu đạm, quầng vàng. Vết bệnh có các vân đồng tâm.

Nguyên nhân: Nấm Cordana musae.

Cành bào tử phân sinh hình trụ, đa bào màu đậm, thường mọc đơn lẻ hoặc thành cụm trên vết bệnh.

Bào tử phân sinh hình giọt nước, 2 tế bào, thường thắt lại ở chỗ vách ngăn.

4. Bệnh đốm tàn nhang (Guignardia musae)

Triệu chứng: Lá bệnh (đặc biệt lá già) và quả có các chấm đen nhỏ li ti nằm rải rác hoặc tụ tập thành đám, sờ tay thấy ráp. Các chấm đen đó là quả cành, quả thể, ổ bào tử giống và đều có màu đậm, có lỗ mở.

Nguyên nhân: Nấm Guignardia musae

Bào tử phân sinh (trong quả cành) đơn bào, trong, hình trứng.

Bào tử túi (trong túi và quả thể) đơn bào, trong, hình trứng không đều.

5. Bệnh đốm lá Sigatoka (Cercospora musae)

Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là các vết đốm dạng sọc màu xanh nâu hoặc vàng sáng song song với gân lá. Các sọc sau đó chuyển màu tối và mở rộng sang 2 bên thành các vết đốm nâu hình elip hẹp có tâm màu xám nhạt, viền đen, có một quầng vàng hẹp.

Nguyên nhân: Nấm Cercospora musae

Bào tử phân sinh hình dùi trống, trong, đa bào, hơi cong.

6. Bệnh loét cây có múi (Xanthomonas citri)

Triệu chứng: Trên quả, cành, lá có những vết loét màu nâu vàng. Vết bệnh hoá gỗ, có gờ. Lá bệnh thường không biến dạng và vết bệnh biểu hiện ở cả 2 mặt lá.

Nguyên nhân: Vi khuẩn Xanthomonas citri

7. Bênh ghẻ cây có múi (Elsinoe fawcettii)

Triệu chứng: Trên bề mặt thân, cành, quả có những vết bệnh hoá gỗ màu nâu vàng như vảy nhỏ sần sùi nổi lên. Lá bệnh có những u nhỏ hình chap nhọn nổi lên mặt trên lá còn mặt dưới bị lõm vào. Đỉnh chóp hoá gỗ màu nâu vàng sần sùi. Lá bệnh thường biến dạng.

Nguyên nhân: Nấm Elsinoe fawcettii

Nấm tạo đĩa cành. Bào tử phân sinh đơn bào, hình trứng, không màu.

8. Bệnh muội đen cây có múi (Capnodium citri)

Triệu chứng: Trên lá, cành có phủ một lớp nấm biểu sinh màu đen như muội than dễ lau sạch. Trên cành bệnh thường bắt gặp kiến và các côn trùng chích hút.

Nguyên nhân: Nấm Capnodium citri

Nấm tạo hệ sợi đa bào màu đen, khá đa dạng trong sinh sản: tạo bào tử phân sinh đa bào màu đậm hình sao 3 cánh hình thành từ cành bào tử phân sinh riêng lẻ; tạo bào tử phân sinh đơn bào hình trứng trong quả cành hình chai; tạo bào tử túi hình nhộng đa bào (3 vách ngăn) trong túi bên trong quả thể hình trụ có đầu phình to.

9. Bệnh mốc xanh (Penicillium italicum) và mốc lục (Penicillium digitatum) cây có múi Triệu chứng: bệnh hại trên quả. Vỏ quả bị bao phủ bởi những chòm nấm mốc màu xanh hoặc lục tuỳ loài nấm. Mô quả bên trong bị thối. Bệnh mốc xanh thường phát triển chậm hơn bệnh mốc lục. Mép vết bệnh mốc xanh thường luôn có lớp nấm trắng

Nguyên nhân: Nấm Penicillium italicumP. digitatum

Do kiểu phân nhánh của cành bào tử phân sinh nên nấm Penicillium còn được gọi là nấm chổi. Cành bào tử phân sinh của P. italicum phân nhánh 3 lần với số nhánh con thường từ 2-4 còn cành bào tử phân sinh của P. digitatum phân nhánh 1-2 lần với số nhánh con từ 2- 6. Bào tử phân sinh của cả 2 loài đều mọc thành chuỗi, đơn bào hình cầu hoặc bầu dục.

Triệu chứng: Trên lá (mặt trên có các vết đốm biến màu. Mặt dưới tương ứng có lớp nấm mịn màu trắng xám là cành bọc bào tử (sporangiophore) và bọc bào tử (sporangium).

Nguyên nhân: Nấm Plasmopara viticola

Cành bọc bào tử phân nhánh vuông góc. Bọc bào tử hình thành đơn lẻ ở đỉnh cành nhánh. Bọc bào tử hình cầu, trứng, không màu.

11. Bệnh gỉ sắt nho (Phakopsora vitis)

Triệu chứng: Mặt dưới lá bệnh có rất nhiều ổ hạ bào tử màu vàng sáng.

Nguyên nhân: Nấm Phakopsora vitis

Hạ bào tử hình trứng không đều, màu vàng nhạt, đơn bào, gợn gai.

12. Bệnh thối nõn dứa (Phytophthora spp.)

Triệu chứng: Gốc lá bị thối có màu trắng đục sau chuyển màu vàng nhạt. Mô bệnh có viền ranh giới màu nâu đậm. Lá bệnh có thể cầm tay nhổ lên dễ dàng. Rễ thường bị thối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Giáo trình bệnh cây đại cương. 2007. Vũ Triệu Mân (chủ biên). NXB NN 2. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. 2007. Vũ Triệu Mân (chủ biên). NXB NN 3. Agrios, G. 2005. Plant Pathology. Elservier. Academic Press.

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 116 - 120)