2. Một số biện pháp cụ thể
2.6.4 Các khái niệm về chất độc
• Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật với một lượng nhỏ cũng có thể
gây nên sự ngộ độc, phá hủy nghiêm trọng chức năng của cơ thể hoặc làm cơ thể bị chết
• Tính độc: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một liều lượng nhất
định.
• Độ độc: Là mức độ của tính độc được biểu thị bằng liều lượng của chất độc cần có để gây
được một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật.
• Liều lượng: Là lượng chất độc được tính bằng g hay mg cần để gây được một tác động
nhất định trên cơ thể sinh vật. Vì các cá thể khác nhau về độ lớn và mức độmẫn cảm thuốc nên độ độc thường được diễn tả bằng lượng chất độc cần thiết / đơn vị khối lượng cơ thể
(mg/kg hay µg/g). Có nhiều cách chia liều lượng, nhưng các loại liều lượng sau thường được sử dụng để đánh giá độ độc:
• Liều lượng gây chết trung bình (LD50) là liều lượng chất độc gây chết 50 % số lượng cá
thể thí nghiệm. LD50 thường được dùng để so sánh và phân loại chất độc theo độ độc.
• Liều lượng gây chết (liều chí tử) là liều lượng chất độc gây ra cho cơ thể những biến đổi
không thể hồi phục dẫn tới chết
• Liều lượng dưới liều gây chết là liều lượng gây ra sự biến đổi chức năng của cơ thể
nhưng chưa dẫn tới chết
• Thuốc trừ dịch hại: Định nghĩa của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA): Thuốc trừ dịch
hại là các hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất có tác dụng ngăn chặn, tiêu diệt, đẩy lùi hoặc làm giảm nhẹ bất kỳ loài dịch hại nào
• Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: bao gồm các hoạt chất và phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu và các sản phẩm chuyển hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với nội chất thực vật có hại tới sức khỏe người và động vật máu nóng. Dư lượng được tính bằng µg (hay mg) hợp chất độc / kg nông sản.
• Thời gian cách ly: Là thời gian tính từ ngày cây trồng hoặc sản phẩm được xử lý thuốc
lần cuối cùng cho đến ngày được thu hoạch nông sản làm lương thực thực phẩm mà không tổn hại đến cơ thể.