2. Một số biện pháp cụ thể
2.6.5 Phân loại thuốc trừ bệnh
• Theo đối tượng phòng chống:
Thuốc trừ nấm (fungicide).
Thuốc trừ vi khuẩn (bacteriocide)
Thuốc trừ tuyến trùng (nematocide)
• Theo con đường xâm nhập vào cây trồng:
Thuốc nội hấp: có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá, rễ và có thể di chuyển trong cây. Di chuyển lên phía trên gọi là dịch chuyển hướng ngọn; xuống phía dưới gọi là dịch chuyển hướng gốc.
Thuốc tiếp xúc (thuốc bảo vệ bề mặt): không có khả năng thấm sâu vào trong cây.
• Theo tính đặc hiệu của thuốc đối với các quá trình sinh hóa của tác nhân gây bệnh
Thuốc tác động không đặc hiệu: có thể tương tác với nhiều quá trình sinh hóa của tác nhân gây bệnh. Ưu điểm của thuốc là không tạo tính kháng thuốc. Phần lớn các thuốc tiếp xúc thuộc nhóm này. Ví dụ các thuốc chứa Cu, Mancozeb.
Thuốc tác động đặc hiệu: chỉ tác động đến một hoặc một số ít quá trình sinh hóa của tác nhân gây bệnh. Ưu điểm: tránh được các tác động không đặc hiệu đến cây (độc cho cây), thường được sử dụng với liều lượng nhỏ hơn so với thuốc không đặc hiệu. Nhược: dễ tạo tính kháng thuốc. Phần lớn các thuốc nội hấp cũng là các thuốc tác động đặc hiệu.
• Theo nguồn gốc và thành phần hóa học
Thuốc vô cơ
Thuốc hữu cơ (chứa các bon): lân hữu cơ, cacbamate, pyrethroit
Dầu khoáng
Thuốc thảo mộc
Thuốc sinh học
• Theo tính chọn lọc đối với tác nhân gây bệnh(phổ tác động)
Thuốc chọn lọc: trừ một hoặc một nhóm đối tượng có quan hệ gần gũi
Thuốc không chọn lọc (thuốc phổ rộng): trừ nhiều nhóm đối tượng khác nhau