Đặc điểm sinh sản, gây bệnh của vi khuẩn

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 88 - 89)

I. GIỚI PROTOZOA

3. Đặc điểm sinh sản, gây bệnh của vi khuẩn

3.1. Sinh sản.

• Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng phương pháp phân đôi tế bào (binary fission) với tốc độ nhanh (từ 20 – 50 phút/lần phân đôi).

3.2. Dinh dưỡng gây bệnh

• Phần lớn vi khuẩn là vi sinh vật hoại sinh có điều kiện (facultative saprophyte) nên có thể nuôi cấy dễ dàng trên môi trường nuôi cấy nhân tạo. Tuy nhiên, một số nhóm vi khuẩn gọi là vi khuẩn biệt dưỡng (fastidious) không thể nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo (vi khuẩn gây bệnh Greening).

• Nhìn chung, vi khuẩn gây bệnh trên cây nhờ một hệ thống enzym và độc tố phong phú. Vi khuẩn không xâm nhậph vào bên trong tế bào cây nhưng chúng tiết ra nhiều enzyme, độc tố để phân hủy tế bào thực vật và hấp thụ dinh dưỡng qua màng.

• Đa số các loài sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ tương đối cao 20 – 300C. Phần lớn chết ở nhiệt độ 50 – 520C.

3.3. Xâm nhiễm, truyền lan

Xâm nhập vào cây

 Vi khuẩn xâm nhập vào cây hoàn toàn thụ động qua (i) các vết thương xây xát, (ii) các lỗm mở tự nhiên (khí khổng, thủy khổng, bì khổng, mắt củ), và (iii) vector côn trùng (chỉ một số)

 Sau khi xâm nhập vào trong mô, vi khuẩn sinh sôi nảy nở rất nhanh, di chuyển lan rộng trong các gian bào, các mạch dẫn, phân giải phá huỷ cấu trúc mô, tạo ra các triệu chứng bệnh khác nhau tuỳ theo loại: dạng vết đốm trong xanh giọt dầu gọi là các vết đốm dầu, dạng thâm nâu bó mạch dẫn (héo rũ), dạng u sưng, dạng thối mềm (củ, quả v.v…).

Lan truyền

 Vi khuẩn gây bệnh lan truyền ngoài tự nhiên từ cây này sang cây khác, từ vùng này sang vùng khác, từ vụ này sang vụ khác bằng nhiều con đường khác nhau.

 Gió, không khí: luồng gió cuốn vi khuẩn đi xa.

 Nước, mưa: vi khuẩn rất dễ dàng truyền lan theo nước tưới, nước mương rãnh, nước mưa, dông bão, làm ẩm ướt và gây vết thương xây xát trên cây, mang truyền vi khuẩn trong giọt nước đi xa.

 Côn trùng và các động vật khác. Một số loài côn trùng như ong, sâu miệng nhai, gặm lá, đục quả, rầy, một số loài tuyến trùng ở đất v.v…có thể mang vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn truyền lan xâm nhiễm gây bệnh.

 Đất, hạt giống, cây giống, tàn dư cây trồng mang giữ nguồn bệnh vi khuẩn, đồng thời cũng là các phương tiện truyền lan vi khuẩn trong một phạm vi địa lý, không gian rộng lớn.

 Hoạt động sản xuất của con người: vi khuẩn có thể lây lan nhờ các biện pháp trồng trọt do con người tiến hành như tỉa cành ngắt ngọn, vun xới, không cẩn thận, hoặc vận chuyển trao đổi sản phẩm, giống má nhiễm bệnh.

3.4. Triệu chứng bệnh vi khuẩn

Vi khuẩn có thể tạo rất nhiều triệu chứng trên cây bệnh giống như nấm. Sau khi xâm nhập vào trong mô, vi khuẩn sinh phát triển, di chuyển trong gian bào, mạch dẫn, phân giải phá huỷ cấu trúc mô. Nhìn chung, các dạng triệu chứng bệnh vi khuẩn bao gồm:

Đốm lá/cháy lá. Chủ yếu do các vi khuẩn chi Pseudomonas và Xanthomonas. Vết đốm

lúc đầu thường có dạng ủng nước, về sau mô bị chết hoại, vết bệnh thường có quầng vàng do ảnh hưởng của độc tố.

Héo mạch dẫn. Một số vi khuẩn hại mạch xylem dẫn tới ngăn cản sự vận chuyển nước

của cây. Một ví dụ điển hình là bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum).

Thối mềm (thối ướt, thối nhũn). Một số loại vi khuẩn, điển hình là Erwinia carotovora, trong quá trình gây bệnh tiết nhiều enzyme pectinase phân hủy cấu trúc mô (đặc biệt của các loại mô giàu nước và tinh bột) có thể tạo triệu chứng thối mềm.

U sưng. Triệu chứng này điển hình do vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens gây ra. Đây

là loại vi khuẩn gram (-), tạo u sưng trên nhiều loại cây.

Một phần của tài liệu giáo trình bệnh cây nông nghiệp (Trang 88 - 89)