Điều trị can thiệp phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 31)

1.5.2.1. Phẫu thuật mở lấy sỏi. [3], [, [22], [26] , [35]

Từ năm 1882 Bardenheuer đã báo cáo mổ mở lấy sỏi niệu quản đoạn trên đầu tiên. Một thời gian khá dài mổ mổ vẫn là phương pháp duy nhất điều trị can thiệp sỏi tiết niệu khi điều trị nội khoa thất bại.

Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây vị thế của mổ mở lấy sỏi ngày càng bị thu hẹp nhờ sự phát triển vượt bậc của các kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, mổ nội soi lấy sỏi...tuy

nhiên cho đến nay mổ mở vẫn đóng một vai trò hết sức to lớn khi mà các phương pháp khác thất bại hoặc có tai biến, biến chứng

Chỉ định: Mổ mở lấy sỏi niệu quản là giải pháp tình thế khi các phương pháp can thiệp ít xâm lấn khác thất bại, hoặc tai biến, biến chứng

Trước khi lên bàn mổ phải chụp kiểm tra lại phim hệ tiết niệu không chuẩn bị để đánh giá và so sánh với phim lúc trước

Tuỳ theo vị trí của sỏi mà tư thế bệnh nhân khác nhau, sỏi niệu quản đoạn trên bệnh nhân thường nằm nghiêng hoặc sấp, đoạn dưới nằm ngửa

Nguyên tắc mổ là lấy hết sỏi, đảm bảo lưu thông đường niệu

1.5.2.2 Mổ nội soi lấy sỏi. [5], [16],[28]

Mổ nội soi lấy sỏi niệu quản đoạn trên có 2 đường vào: Qua phúc mạc và sau phúc mạc. Tuy nhiên qua đường sau phúc mạc ngày càng được lựa chọn hơn Wickham (1979) là người đầu tiên giới thiệu mổ nội soi lấy sỏi niệu quản qua đường sau phúc mạc, sau đó là Gaur (1992) mô tả một dụng cụ đơn giản là một ống thông nối một đầu với ngón tay găng bơm căng thành bóng để tạo một khoang thao tác trong nội soi sau phúc mạc, Gaur sử dụng phương pháp này để thực hiện 11 trường hợp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc thành công một trường hợp bị thủng phúc mạc phải chuyển mổ mở. Ưu điểm của phương pháp của Gaur là dễ làm cấu trúc giải phẫu vùng lưng rất quen với các phẫu thuật viên tiết niệu. Dùng ngón tay có thể dễ dàng xác định được cực dưới thận và niệu quản, cho phép đặt được bóng ở nơi cần đặt, có thể mở rộng đường rạch da dưới sườn thành đường mổ kinh điển nếu phải chuyển mổ mở [21], [22].

Về vị trí chỉ định mổ nội soi lấy sỏi niệu quản thường là ở đoạn 1/3 trên, tuỳ theo kinh nghiệm, ngày nay nhiều tác giả đã thực hiện đối với sỏi ở vị trí thấp hơn, áp dụng đối với các trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng thất bại.

Tỷ lệ thành công tuỳ theo các tác giả từ 85 – 98%.

Tỷ lệ biến chứng chung từ của nhiều tác giả từ 9% - 12,9% bao gồm chảy máu, tràn khí dưới da, nhiễm khuẩn, rò nước tiểu, hẹp niệu quản...

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 31)