Các biến chứng sỏi niệu quản

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 29)

Bệnh lý sỏi niệu quản được coi là bệnh lý cấp cứu có trỡ hoãn, bởi vì sỏi niệu quản làm cản trở lưu thông, ứ đọng nước tiểu, dễ gây biến chứng trong đó có những biến chứng dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời

1.4.3.1. Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ.

Sỏi niệu quản nằm lâu ứ tắc nước tiểu bên trên sỏi, gây viêm thận bể thận. Theo Nguyễn Kỳ và cộng sự (1994) [21], tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu do sỏi trước mổ chiếm 63,34%. Vi khuẩn thường gặp là E. Coli (Nguyễn Văn Xang, 1998) [42].

Viêm đài bể thận cấp với các triệu chứng đau, sốt rầm rộ, toàn thân mệt mỏi, đôi khi lượng nước tiểu trong ngày giảm đáng kể. Viêm đài bể thận mãn, thể trạng chung là suy sụp, đau õm ỉ vùng thắt lưng, tỷ trọng nước tiểu giảm nhiều.

1.4.3.2. Ứ nước, ứ mủ thận.

Sỏi niệu quản để lâu gây ứ đọng nước tiểu bên trên sỏi, thận giãn to, chít hẹp niệu quản, đây là một quá trình viêm – xơ niêm mạc, dưới niêm mạc và cơ thành niệu quản. Dương Văn Trung (2000) [39] nghiên cứu 1519 bệnh nhân có 44,70% thận ứ nước độ 3 do sỏi niệu quản. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2006) [17] có 30,9% thận ứ nước nặng trong 110 bệnh nhân sỏi niệu quản. Thận ứ nước hoặc ứ mủ 87% (Vũ Quỳnh Giao, 1997) [13].

Sỏi niệu quản gây nên thận ứ nước viêm nhiễm, ứ mủ thận, phá huỷ nhu mô thận làm mất chức năng thận nhanh chóng (Lê Ngọc Từ, 2002) [36].

1.4.3.3. Vô niệu và thiểu niệu.

Chức năng thận bị ảnh hưởng do sỏi gây tắc niệu quản kết hợp viêm nhiễm. Thường gặp sỏi niệu quản trên bệnh nhân thận đơn độc, sỏi niệu quản 2 bên, hoặc sỏi niệu quản khi thận bên kia bệnh lý. Đõy là biến chứng nặng, khi nước tiểu < 400ml/24 giờ (thiểu niệu), hoặc < 100ml /24 giờ (vô niệu). Vũ Quỳnh Giao (1997) [13] vô niệu thiểu niệu do sỏi niệu quản 2 bên 41,66%.

1.4.3.4. Suy thận cấp và mãn.

Đây là biến chứng nặng của sỏi niệu quản mà không được giải phóng niệu quản kịp thời. Sỏi có thể gây tắc niệu quản hoàn toàn cấp tính, ứ đọng nước

tiểu ở thận, trong một số trường hợp gây phản xạ ngừng bài tiết của thận. Nhiễm khuẩn tác động đến tính chất bệnh lý của sỏi niệu quản làm tăng nguy cơ suy thận cấp và mãn. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà mức độ hồi phục của thận khác nhau [24]

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)