Các yếu tố nguy cơ sỏi tiết niệu:

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 25)

* Yếu tố nội sinh:

+ Tuổi và giới: tỷ lệ mắc sỏi cao nhất gặp ở lứa tuổi từ 20 – 50 tuổi, tuy nhiên, ở hầu hết các bệnh nhân bằng chứng khởi phát từ tuổi thanh thiếu niên (từ 13-19), tỷ lệ Nam/Nữ là 3/1, Finlayson (1974) [53]cho rằng nồng độ Testosteron trong huyết thanh thấp góp phần ngăn ngừa sỏi Oxalate hình thành ở phụ nữ và trẻ em, nghiên cứu của Fian (1999) cho thấy Adrogen có tác dụng làm tăng bài tiết Oxalate niệu, Oxalate huyết thanh, sự tích tụ tinh thể oxalate ở thận, trong khi đó Oestogen có tác dụng ngược lại.

+ Chủng tộc: có rất nhiều tài liệu cho thấy, sỏi tiết niệu không phổ biến ở thổ dân châu Mỹ, người da đen, trong khi bệnh khá phổ biến ở người Capcase, người châu Á.

+ Di truyền: 25% bệnh nhân sỏi tiết niệu có tiền sử sỏi tiết niệu trong gia đình. Một số tác giả cho rằng sỏi tiết niệu liên quan đến việc thiếu hụt gen, ở nam giới, sỏi thận ở nhóm có tiền sử gia đình gặp nhiều hơn ở nhóm không có tiền sử gia đình, bệnh nhiễm acid ống thận (Renal tubular acidosis, RTA) là một bệnh di truyền, mà bệnh này có tỷ lệ mắc sỏi thận khoảng 73%. Bệnh nhiễm acid ống thận (làm tăng nguy cơ tạo sỏi Canxiphosphate) có liên quan đến 70% bệnh nhân sỏi thận. Bệnh sỏi cystine có tính di truyền, xuất hiện trên bệnh nhân có kiểu gien lặn đồng hợp tử (Crawhall và Watts, 1968). Bệnh gây nên bài tiết ra nước tiểu quá mức các Acid amim: Cystine, Ornithine, Lysine, và Arginine, nhưng chỉ có Cystine là không hoà tan trong nước tiểu tạo sỏi.

+ Các dị dạng bẩm sinh: Các dị dạng thường gặp như: hẹp chỗ nối niệu quản bể thận, phình to niệu quản, niệu quản đụi…là nguyên nhân thuận lợi tạo sỏi, do ứ đọng nước tiểu và nhiễm khuẩn.

+ Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ nội sinh khác nhau tạo điều kiện hình thành sỏi niệu như: béo phì, cao huyết áp, Cường tuyến cận giáp....

* Yếu tố ngoại sinh.[25], [28]

+ Địa lý, khí hậu: Mối liên quan giữa những yếu tố địa dư lý, khí hậu với nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu rất phức tạp, trong khi sỏi thận phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng thì một số nhóm cư dân bản địa lại có tỷ lệ mắc thấp (người da đen, thổ dân châu phi), cũng như cư dân ở nhiều vùng ôn đới lại có tỷ lệ mắc cao, điều đó có liên quan đến chế độ ăn quá dư thừa mà không cân đối, ít vận động, uống ít nước của người phương tây. Những vùng địa lý mắc tỷ lệ bệnh sỏi cao như: ở Mỹ là vùng tây bắc, đông nam và vùng đất khô cằn tây nam, và các vùng Scandinavi, các nước thuộc địa trung hải, phía bắc ấn độ và Pakisstan, bắc Australia, trung tâm Châu Âu, một số vùng Trung quốc, bán đảo Malayan. Một số vùng địa lý có tỷ lệ mắc bệnh thấp là: Nam Mỹ, hầu hết các nước châu Phi, những thổ dân Australia…

Khí hậu nóng ẩm theo mùa làm tăng tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu do hiện tượng mất nước nhiều, Prine và cộng sự nghiên cứu vùng đông nam nước Mỹ (1956) cho thấy tỷ bệnh cao nhất ở các thỏng 7, 8, 9, do nhiệt độ lên cao.

+ Chế độ ăn, uống: (< 1200ml/ ngày) là tăng nguy cơ hình thành sỏi, uống nhiều nước làm loãng nước tiểu có thể làm thay đổi hoạt động ion giúp cho ngăn cản sự hình thành sỏi, ăn một số thức ăn mà nước tiểu bài tiết ra nhiều các chất tạo sỏi như: Purine (acid uric), oxalate, hoặc calcium, phosphate…

+ Nghề nghiệp: Sỏi niệu thường gặp ở những nghề nghiệp thường phải ngồi nhiều, nghề hành chính. Những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao cũng có nguy cơ sỏi niệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng trên máy Lithoclast tại bệnh viện Thanh Nhàn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)