0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Liên quan đến kết quả tán sỏi với thành phần hoá học sỏi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TRÊN MÁY LITHOCLAST TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN (Trang 94 -94 )

Kết quả phân tích thành phần hoá học trong 14 mẫu nhận định trong tán sỏi là sỏi rắn, khó vỡ, hoặc tán khó khăn, trong đó có 02 trường hợp tán thất bại do sỏi quá cứng, chúng tôi lấy mảnh nhỏ phân tích bằng phương pháp

quang phổ hồng ngoại tại trung tõm hoá phân tích trường đại học Dược Hà Nội, kết quả cho thấy thành phần chính chủ yếu có trong sỏi là oxalate calcium chiếm tỷ lệ 92.8%, trong đó Canxi Oxalate monohydrate chiếm 57.1%, Canxi Oxalate Dihydrate chiếm 35.7% (bảng 3.25) như vậy sỏi Oxalate monohydrate là rất cứng khi tán khó vỡ khả năng thất bại cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả trong nước. Theo Dương Văn Trung (2003) gặp 02 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 0,2 % sỏi cứng không tán được phải chuyển mổ, phân tích thành phần hoá học cho thấy thành phần chính là oxalate calcium kết hợp với phosphate calcium, sỏi có kích thước 15mm, vị trí này 1/3 trên, sỏi màu đen láng, trong khi tán sỏi vỡ ít, khó khăn, phải chuyển mổ mở.

Nguyễn Bửu Triều (1991) [37] cho rằng sỏi oxalate calcium cứng và sỏi oxalate calcium kết hợp với sỏi phospahte calcium càng cứng hơn. Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2006) [40] khi tán sỏi bằng laser cũng thất bại một bệnh nhân thành phần cấu tạo sỏi là oxalate calcium có kích thước là 20mm. Nguyễn Phương Hồng (1994) [18] phân tích thành phần sỏi của 60 bệnh nhân bằng phương pháp phân tích nhiệt cho kết quả sỏi Canxi oxalat chiếm phần lớn (71,76%), sỏi Amoni magie photphat chiếm 21,66%), trong đó Sỏi oxalate calcium có 2 loại monohydrate và Dihydrate trong đó loại Monohydrate rất cứng, Nguyễn Bửu Triều (1991) [37].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TRÊN MÁY LITHOCLAST TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN (Trang 94 -94 )

×