6. Cấu trúc luận văn
2.1.5. Truy tìm nguyên nhân sa ngã phía sau bản án
Đều đặn trong vòng tám năm (2002- 2010), Nguyễn Đình Tú đã trình làng năm cuốn tiểu thuyết. Cho đến nay, đó đều là những cuốn sách được độc giả và giới phê bình ghi nhận cùng với số lượng đầu sách bán khá chạy. Nguyễn Đình Tú cũng khá tự hào khi biết rằng có một lượng lớn độc giả rất yêu thích cách viết của anh. Một trong những lý do khiến tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú nhận được sự đón đợi của độc giả chính là vì nhà văn đã luôn hướng đến, bênh vực, chiêu tuyết cho những con người bị hắt hủi trong xã hội mà cụ thể là những nhân vật trẻ của thế giới tội phạm.
Không khó để tìm ra trong những cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú các nhân vật ấy bởi đối tượng mà anh hướng đến trong hầu hết các tiểu thuyết của mình đều là thế hệ trẻ, là những tội phạm. Nhưng ngòi bút của Nguyễn Đình Tú đã không chỉ dừng lại ở việc nêu ra các nhân vật, các tội lỗi ấy mà còn đi sâu vào lý giải, tìm ra nguyên nhân dẫn đến con đường phạm tội của họ. Trong quá trình ấy, anh còn luôn hướng độc giả vào sự cảm thông, thấu hiểu cho các nhân vật của mình, để lại trong họ nhiều suy tư trăn trở về cái gọi là “cuộc sống” và “kiếp người”.
Trong tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Nguyễn Đình Tú đã rất thành công khi dựng lên được chân dung kẻ tội phạm mang cái tên rất đặc biệt: Phạm Bạch Đàn. Dõi theo từng bước chân của nhân vật, độc giả dường như bị cuốn vào một “mê lộ” mà ở đó hành trình phạm tội của Đàn là điều hoàn toàn có thể lý giải và cảm thông được. Đàn sinh ra ở một làng quê nghèo có nghề truyền thống là khai thác đá. Trong cái làng nhỏ bé ấy cũng có đủ thứ chuyện do thời thế đưa lại như cải cách ruộng đất, cuộc kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng quản lý kinh tế xã hội ở nông thôn…Vượt qua tất cả những khó khăn, khắc nghiệt mà hoàn cảnh đưa lại, chàng trai được sinh ra từ gốc cây bạch đàn ấy vẫn lớn lên, trở thành một học sinh giỏi và thi đỗ vào một trường đại học tại Thủ đô. Số phận của Đàn từ đây rẽ sang một trang hoàn toàn khác. Môi trường đại học mà Đàn chứng kiến còn quá nhiều điều oái oăm, nghiệt ngã khiến một chàng trai vừa chân ướt chân ráo nhập học như Đàn không khỏi choáng ngợp. Chính tính cách ngông cuồng muốn “đòi lại công lý” của Đàn đã khiến Đàn dần sa ngã trong chính môi trường đại học. Đầu tiên là chuyện Đàn bị đuổi học rồi đến chuyện Đàn thi lại, đỗ đại học nhưng lại vướng vào cơ chế cũ và cái mới đang hình thành. Đàn ủng hộ cái mới nên ngày càng thất vọng hơn. Không thể ở quê để chứng kiến mãi cái cảnh: “Đói. Đói dài rạc. Đất ấy, ruộng ấy, màu mỡ thế, tươi tốt thế mà thóc cứ lép, sản cứ thấp, sống trên đất lúa mà cứ thèm gạo, sống bên núi đá mà cứ nhà tranh vách đất…”[40, tr.80], Đàn đã buông trôi số phận theo bạn bè đi đào vàng để tìm vận may nơi rừng thiêng nước độc. Và
dung được. Không chỉ dừng lại ở việc dựng lên cuộc đời nhiều bi kịch của Đàn, Nguyễn Đình Tú còn đi sâu vào lý giải những nguyên nhân đẩy Đàn vào vòng tội lỗi. Rõ ràng bên cạnh việc vạch ra nguyên nhân từ chính bản thân nhân vật khi không đủ bản lĩnh vượt lên thử thách, Nguyễn Đình Tú còn chỉ rõ sự vô tâm, thiếu trách nhiệm của những người xung quanh đến số phận của Đàn và cao hơn cả đó chính là hoàn cảnh xã hội dồn đuổi con người.
Nếu như miền quê Áng Sơn dù còn nghèo khó nhưng vẫn nuôi lớn bao ước mơ, khát vọng cho một chàng trai đa cảm như Đàn thì môi trường Đại học lại chính là nơi đẩy Đàn vào vòng tội lỗi. Những gì Đàn được chứng kiến ở trường Đại học có quá nhiều điều vô lý, cứng nhắc khiến Đàn bất mãn và dần hình thành bản tính “yêng hùng” để đi dẹp hết bất công”. Nếu những người bạn cùng phòng chịu hiểu Đàn hơn, biết cảm thông với hoàn cảnh của Đàn thì có lẽ tính cách ấy không có dịp để trỗi dậy trong Đàn. Và thầy Qúy- một người thầy mà Đàn rất yêu quý và hết mực kính trọng biết nhìn xa hơn những trang sách và cuộc sống của riêng thầy thì hẳn một cậu học sinh ngoan ngoãn, hiếu học như Đàn sẽ không rơi vào tuyệt vọng. Người anh trai giỏi giang của Đàn cũng vậy. Nếu như anh biết quan tâm hơn tới Đàn lắng nghe và chia sẻ cùng em mình những khó khăn trong những ngày ấy thì chắc chắn Đàn cũng sẽ không sa ngã…Chính môi trường đại học ngày ấy cũng thế. Nếu họ biết siết chặt sự quản lý sinh viên thì những cảnh tưởng tượng như chỉ xảy ra ngoài chốn giang hồ ấy không thể nào có ở một trường đại học và Đàn cũng không quá bất mãn mà từ một anh đội phó xung kích trở thành kẻ bị đuổi học. Và nếu như cơ chế cũ không quá khắt khe về chuyện sinh viên bị đuổi học thì chắc chắn Đàn sẽ có cơ hội để làm lại từ đầu. Trong bài viết: Một khái niệm mới về tiểu
thuyết từ Hồ sơ một tử tù, nhà văn Khuất Quang Thụy đã bày tỏ: “Tôi không khỏi
ngạc nhiên và thán phục trước sự dũng cảm, chân thành của tác giả…khi chỉ vài chục trang sách tác giả đã cho thấy sự băng hoại đến như thế nào của “nền văn hóa và đạo đức học đường” của xã hội ta” [50, tr.15]. Đó cũng là cảm xúc chung của rất nhiều độc giả. Đọc Hồ sơ một tử tù, chúng ta cũng chỉ ước ao giá như có nhiều hơn một người như Dịu để kéo Đàn hòa nhập lại cuộc sống cộng đồng. Trước cả và sau
khi đã “nhúng chàm”, Đàn vẫn cho bạn đọc thấy được rằng trong bản chất con người anh, phần nhân tính trội hơn phần thú tính. Khi đã trở thành một bưởng vàng khét tiếng, một tên tội phạm nguy hiểm, Đàn vẫn chiếm được tình cảm của độc giả với cách hành xử rất đẹp, rất nghĩa hiệp. Cái cách mà Đàn cư xử với những người xung quanh mình thật sự rất nể trọng. Đàn hành xử với đàn em trong bãi đào vàng như những người anh em ruột thịt. Đàn giang tay cứu vớt Nhung, chữa bệnh cho cô, chấp nhận lấy cô về làm vợ và cùng cô xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Đàn vẫn biết khóc, những giọt nước mắt đau khổ, hối hận, giằng xé khi biết tin Lân đã chết…Và nhất là trong những lần “đối ẩm”, “đối thi” với Tâm cận, ta vẫn thấy hiện lên ở Đàn cái bản chất tốt đẹp của một chàng trai rất giỏi văn thơ và am hiểu cuộc sống. Đàn đã ao ước chốn nhà thờ có thể là nơi mình phục thiện dù rằng sám hối ấy của Đàn rõ ràng là đã quá muộn màng. Khi bị bắt Đàn nhận tội, khai hết tất cả và từ chối luật sư bào chữa… Trước sau Đàn vẫn là một con người với những nét tính cách rất dễ nhận được sự cảm thông, đồng cảm…Rõ ràng, Nguyễn Đình Tú đã giải thích một cách cặn kẽ thấu đáo những nguyên nhân đẩy Đàn vào bi kịch cuộc đời qua đó bênh vực, chiêu tuyết cho nhân vật có được sự cảm thông sâu sắc từ độc giả. Không chỉ với riêng Đàn, trong Hồ sơ một tử tù, sự bênh vực cho những nhân vật bị hắt hủi trong xã hội của Nguyễn Đình Tú còn được thể hiện khá rõ nét ở nhân vật Nhung. Nhung được giới thiệu là một cô gái làng chơi có nhan sắc dạt vào bãi vàng Lũng Sơn và trở thành món hàng hóa trao đổi giữa các nhóm đào vàng. Sự xuất hiện có phần đường đột ấy của Nhung không chỉ khiến cho mạch truyện chuyển hướng mà còn cho bạn đọc thấy được những cố gắng của tác giả Nguyễn Đình Tú trong việc bênh vực cho số phận của những con người bị hắt hủi. Những lời tâm sự của Nhung với Đàn đã hé lộ cuộc đời nhiều nỗi đau và nước mắt của cô. Hình ảnh của Nhung vì thế luôn gắn liền với sự thanh khiết, thánh thiện bên cây thánh giá và những đóa hoa mân côi chứ không phải là hình ảnh của một gái điếm mạt hạng, bệnh tật…Cũng từ đây, Nhung đã gieo vào lòng Đàn niềm ước mơ, khát vọng về hạnh phúc lứa đôi nơi rừng thiêng nước độc này.
Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Nguyễn Đình Tú mang cái tên khá đặc biệt
Nháp cùng với lời đề từ: “Cuộc đời nháp tôi bằng những số phận” [42, tr.5]. Anh cũng đã dựng lên cả một thế giới nhân vật với rất nhiều những cuộc đời, những số phận éo le, nhiều bi kịch. Tiêu biểu nhất trong thế giới nhân vật ấy là Thạch và Đại. Đại hiện lên ngay từ những trang sách đầu tiên qua hình dung của Thạch từ lời kể của bạn bè là: thằng Đại “hâm”, một thằng tâm thần, một kẻ hoang tưởng, một gã chập mạch, một người khác thường, một dạng dặt dẹo, một tên khố bện, một kiểu ma cô vật vờ nơi giảng đường- những từ ngữ không khỏi khiến người đọc có những ác cảm ngay từ đầu với nhân vật này. Và hơn cả những từ ngữ ấy, Nguyễn Đình Tú cũng qua lời nhân vật Thạch còn khẳng định rằng Đại đã từng giết người, từng trốn trại và “đã chết đâu đó nơi rừng thiêng núi đỏ bao quanh cái trại cải tạo ấy” [42, tr.10]. Từng chi tiết không khỏi khiến chúng ta giật mình. Thế nhưng lần giở theo từng trang sách, người đọc phát hiện rằng Đại chẳng hề như những gì chúng ta đã hình dung ban đầu. Như rất nhiều những đứa trẻ khác, Đại có một tuổi thơ rất đẹp, rất ngọt ngào. Tuổi thơ của Đại gắn liền với phố Núi yên bình, nguyên sơ và lãng mạn, gắn liền với những người bạn một thời cùng nhau cắp sách đến trường, chia cho nhau từng bắp ngô, miếng bánh. Lớn lên Đại vào trường Chuyên của tỉnh, có một tình yêu đẹp với Duyên và sau đó thi đậu một trường đại học danh tiếng ở Thủ đô. Cuộc sống của Đại chỉ có một sự thay đổi đó là sự ám ảnh từ đôi mắt nâu của người bạn gái từng đến và xa phố Núi năm nào. Vì đôi mắt ấy, Đại sẵn sàng bất chấp tất cả để mong tìm lại Thảo. Đó cũng chính là lý do khiến Đại trở nên “biêng biêng”, khác người trong mắt của những người bạn cùng lớp. Để chống lại cái ác, Đại đã dùng dao đâm chết nhiếp ảnh gia Hòa- kẻ định làm hại Duyên bằng trò tống tiền bỉ ổi. Đại đã phải trả giá bằng những năm tháng tù tội. Dù vậy, hình ảnh của Đại vẫn hiện lên thật đẹp trong mắt bạn đọc. Sự trả giá của Đại cho hành động ấy là hoàn toàn đúng vì nó xuất phát từ mục đích cao đẹp là bảo vệ cái thiện và loại trừ cái xấu xa ra khỏi cuộc sống này. Tình cảm mà Thạch dành cho Đại có lẽ cũng chính là tình cảm của rất nhiều độc giả muốn hướng đến nhân vật này. Sự nhớ nhung tin tưởng ấy của Thạch về Đại cuối cùng cũng được đền đáp bằng sự giác ngộ chân lý nhà
Phật và quay trở về của Đại. Những trải nghiệm đã qua trong cuộc đời được coi là một phần nháp của số phận. Đại hoán đổi số phận cho Thạch và trở thành nhà báo ở Hà Nội. Sự phát triển ấy của cốt truyện là hoàn toàn hợp lý với số phận của nhân vật.
Bên cạnh nhân vật Đại là Thạch- một chàng trai của đất Thủ đô và là nhà báo mới ra trường. Từ nhỏ, Thạch đã mang trong mình một nỗi ám ảnh lớn xuất phát từ bi kịch gia đình: mẹ Thạch đã bỏ hai cha con để đi theo một người đàn ông ngoại quốc. Bi kịch ấy đã được gọi tên bằng “nỗi buồn nhược tiểu diễm lệ” [42, tr.218]. Khi Thạch lớn lên, anh ý thức được bi kịch của gia đình mình nằm ở độ chênh giữa bố và mẹ trong quan niệm sống, bao gồm cả quan niệm về “chuyện ấy”, nhất là vì cuộc mưu sinh mà mẹ anh phải đi xuất khẩu lao động ở Đức. Anh xót xa nhận ra: “Mẹ đã biết thế nào là đàn ông Đức và không bao giờ còn thiết đến đàn ông Việt nữa. “Tởm lắm!”. Nguồn cơn đam mê tìm hiểu về Linga của Thạch bắt nguồn từ ẩn ức đó: “Chẳng biết có phải vì tôi là con trai của một người đàn ông mất vợ vì cái của quý ấy của người Tây nên nỗi “ám ảnh giống đực” trở thành di truyền hay không, nhưng quả thực khi có chút hiểu biết, tôi rất hay tìm hiểu về dương vật. Nhiều lúc tôi nhận ra đây là một thú bệnh hoạn nhưng lấy làm khoái trá trước những tri thức thu lượm được từ cái “công cụ” để Chúa duy trì loài người này. Đã có lúc, tôi tự bảo, giá mình là một bác sĩ nam học thì thú vị biết bao. Tôi sẽ thỏa mãn một cách no nê hơn về nỗi ám ảnh bất lực mà bố tôi phải đeo mang” [42, tr.62]. Bên cạnh “nỗi ám ảnh giống đực nhược tiểu” ấy, Thạch còn gặp phải bi kịch với chính người yêu của mình. Yến- người yêu của Thạch cũng đã từ bỏ sau khi biết mùi “đàn ông ngoại quốc” cùng lời thách thức: “Anh hãy chứng tỏ điều gì đó hơn Jack đi”. Nỗi ám ảnh, mặc cảm trong Thạch ngày càng lớn khi anh sa đà vào công cuộc tìm hiểu về dương vật đàn ông và nguy hại hơn là rơi vào cái bẫy của Nguyễn Toàn- một bác sĩ nam khoa đồng tính. Không những thế, Thạch còn ngụp lặn trong những cảm xúc giao hoan ân ái với Melơni là người ngoại quốc để cố chứng tỏ bản thân mình và ngày càng lún sâu vào bi kịch. Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, Nháp
Trong cả tác phẩm, Nguyễn Đình Tú đã miêu tả tới 11 lần cuộc ái ân với đủ các tư thế, vị trí, địa điểm khác nhau, trong đó có cả cuộc sex đồng tính đến mức “tởm lợm” như nhiều người nhận xét. Vậy nhà văn đã chiêu tuyết, bênh vực cho các nhân vật của mình ở điểm nào?
Trước hết, phải khẳng định rằng Nguyễn Đình Tú viết nhiều về sex như thế là do hai nhân vật của anh đều có tâm bệnh về tình dục. Thạch và Đại đều là những người trẻ trong hành trình đi tìm sự giải thoát cho niềm ám ảnh của riêng mình. Dường như sự cô đơn đang ngày càng len lỏi nhiều hơn vào cuộc sống của con người thời hiện đại. Vì thế trong chúng ta, ai cũng có thể bắt gặp mình ít nhất là một khoảnh khắc đó. Những trang viết chảy theo mạch tự nhiên như dòng suy nghĩ miên man nhưng lôgic theo sắp đặt chủ ý của tác giả thực chất là để giúp bạn đọc đồng cảm hơn với nhân vật của mình. Đọc Nháp rất nhiều người đã liên hệ tới
Rừng Nauy của Haruki Murakami. Cùng với đó là những người trẻ với những hoang mang bế tắc trong cuộc sống hiện đại và sa đà vào tình dục để mong giải thoát nỗi cô đơn, vì thế của Wantanabe, Touru hay Thạch, Đại đều xứng đáng nhận được những cảm thông, chia sẻ từ bạn đọc. Những người trẻ cần phải làm gì để giữ được bản thân mình trong vòng quay chóng mặt của xã hội hiện đại? Đó hẳn là một câu hỏi rất khó có thể giải đáp…
Trong Phiên bản, Nguyễn Đình Tú đã khắc họa từng mảnh đời hiện lên trong sự nổi loạn cùng cực, những số phận bị chèn ép, vứt bỏ ra khỏi guồng quay xã hội. Đó là Mỹ “chột”, Châu “điên”- những tay sai đắc lực của một nữ chúa giang hồ, là những kẻ cầm công lý ham hố tiền bạc mà quên đi bổn phận của mình để rồi trả giá bằng chuỗi ngày dài trong song sắt như vợ chồng Đinh. Đó là những kẻ nghiện ma túy, dám liều mình đổi lấy những phút thăng hoa ảo ảnh như Vĩnh