Sex khát vọng tình yêu mãnh liệt

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Sex khát vọng tình yêu mãnh liệt

Marx- Engles đã nói: “Sống trước hết có nghĩa là ăn, uống, ở, mặc và những việc khác” [39, tr. 10]. Những việc khác nữa ấy là những ham muốn, đòi hỏi vật chất và chắc chắn có cả tình dục.

“Văn học là nhân học” nghĩa là những gì liên quan đến con người thuộc về con người đều là đối tượng phản ánh của văn học. Văn học từ xưa đến nay có không ít tác giả viết về con người trước những ám ảnh của miếng cơm, cái đói, cái khát, cái nghèo, cái khổ…Sự ám ảnh về tình dục theo đó không lẽ gì bị bỏ qua. Tình dục là một phần của đời sống bản năng con người và hơn nữa, nó còn bộc lộ một trình độ văn hóa, văn minh nhất định của cộng đồng, cũng như của từng cá thể trong cộng đồng ấy” [39, tr.12].

Có thể nói, tình dục là một vấn đề rất bình thường của con người, nhưng nó cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm. Ở các quốc gia phương Đông, hầu như vấn đề này vào thời kỳ trước, ít được đề cao và đề cập rộng rãi, hoặc xem đó là hoạt động kín đáo có tính chất phòng the. Mặc dù người Ấn Độ cổ nhận thấy vạn vật sinh ra là nhờ sự kết hợp âm dương, đã tôn thờ Linga và Yoni. Ngay như trong các tập tục người Việt, trên các trống đồng tìm thấy được, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được nét sinh hoạt có tính chất phồn thực xưa vừa trực tiếp vừa ám dụ.

Lịch sử văn học Việt Nam yếu tố tính dục cũng đã xuất hiện từ rất sớm. Trong kho tàng truyện tiếu lâm có nhiều truyện liên quan tới đề tài này. Một phần bản chất của tiếng cười dân gian là gắn liền với chữ “tục” mà chữ “tục” ở đây khó tách rời chữ “dục”.

Đọc nhiều tác phẩm văn học trung đại người ta vẫn thấy phảng phất yếu tố nhục dục như Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyện Kiều…và rõ hơn cả là trong thơ của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên xã hội phong kiến với các quan

niệm khắc kỉ về đạo đức thì việc chấp nhận những tác phẩm như vậy không dễ dàng. Chuyện riêng tư thầm kín chốn phòng the là “cánh cửa sinh ta mà cũng là nấm mồ chôn ta”. Bởi vậy người ta dè dặt, không dám nhìn thẳng vào mình, nói ra cũng chỉ là những lời nói ỡm ờ, lấp lửng.

Sau năm 1986, trong tinh thần đổi mới thị hiếu văn chương đang dần thay đổi, ý thức đời tư trở nên mạnh mẽ khiến vấn đề liên quan trực tiếp đến cá nhân nhất như tình yêu, hạnh phúc trở thành một đòi hỏi chính đáng trong đời sống của con người, một yêu cầu bức xúc từ thực tế đời sống xã hội. Với sự hiểu biết con người ngày càng đầy đủ, hiện đại, người nghệ sĩ trở nên nhạy cảm hơn về con người tự nhiên, trong đó tính dục được nhà văn nhận thức, phản ánh phù hợp hơn với logic nội tại của cuộc sống.

Bên cạnh đó, với sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường thì vấn đề bản thể con người cũng được quan tâm hơn bao giờ hết. Ranh giới giữa những giá trị của đời sống trở nên mờ nhạt. Khi địa vị không phải là một đảm bảo chắc chắn, tiền bạc không phải là cứu cánh, gia đình là sa mạc hoang tàn…thì cuộc sống con người trở nên bất ổn. Sự tìm kiếm bản ngã như rơi vào mê cung. Con người trở nên khó hiểu ngay với chính mình. Tình dục dường như là sự cứu tinh cuối cùng con người tìm đến thỏa mãn nỗi chán trường, giải tỏa những ẩn ức. Bởi vậy muốn “bóc trần” sự phức tạp của con người thời hiện đại nhà văn không thể bỏ qua cái bản năng sâu kín ấy.

Những năm gần đây, trên văn đàn Việt Nam đương đại, cái nhìn về tính dục đã cởi mở hơn rất nhiều. Người ta không còn e ngại khi nói về sex, bởi với cái nhìn của thời đại mới, tình dục đã được coi như một vấn đề thuộc bản thể của con người, một khía cạnh quan trọng để hiểu con người hơn. Không ít nhà văn, nhà phê bình nêu lên quan điểm của mình về vai trò của tình dục. Y Ban rất bạo tay khi viết về vấn đề này khi bà cho rằng: “Sex là giải trí và văn hóa” [20, tr.18]. Nhà văn Thuận viết “Tình dục là một phần của cuộc sống. Chúng ta không thể cho các nhân vật ăn cơm, uống nước, đi làm, đi chợ hoặc chọn hàng, mặc cả…mà không dám nói đến

đời sống tinh thần của họ. ..Tình dục như một đề tài của văn chương” [20, tr.17]. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tâm sự: “Viết về sex theo kinh nghiệm riêng tôi, tôi cho rằng nên ăn no để viết. Viết cho mình, cho mọi người. Viết cho chân thực và giản dị. Viết để cứu rỗi những tâm hồn nếu quả đúng là có những tâm hồn thực” [20, tr.16]. Phải nói rằng viết về sex đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong văn chương đương đại. Có những tác phẩm gây chấn động dư luận như Bóng đè

của Đỗ Hoàng Diệu, tập thơ Dự báo phi thời tiết của nhóm Ngựa trời…Trong xã hội hiện nay, cách ứng xử với những nhu cầu bản năng, nhất là dục tính là hành trình nhận thức của con người bản thể, con người khởi nguyên. Đặt con người vào trong đời sống tình dục, nhà văn đã trả cho con người tiếng nói thật hơn, người hơn.

Tuy nhiên, viết về tình dục không phải là chuyện đơn giản. Viết như thế nào để cái bản năng nhạy cảm ấy trở nên thật, tự nhiên, trở thành một phần của tác phẩm là vấn đề lớn đối với mỗi nhà văn. Nó phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh của tác giả. Bởi ranh giới giữa cái văn hóa và phản văn hóa, giữa cái đẹp nguyên sơ của dục tính với cái khiêu dâm đồi trụy, giữa nghệ thuật và phản nghệ thuật, giữa khát khao chân thực mang tính người với sự thác loạn dâm tục đôi khi hết sức mong manh… Hầu hết người viết trẻ, dù ít nhiều đều đưa vào những tác phẩm những “cảnh nóng” với những chú ý khác nhau. Họ nói đến nhục dục một cách tự tin, tự nhiên, tạo nên trào lưu viết về sex như một cái “mốt thời thượng”. Đó là một sai lầm vì sex không phải là yếu tố làm cho tác phẩm thêm giá trị, ngược lại nếu non tay sẽ gây phản cảm. Nói như Nguyễn Huy Thiệp thì: “Thực ra viết về sex rất khó. Đề tài này khó đến nỗi trong văn chương thực sự nó giống như miếng đất hoang” [20, tr.19].

“Mảnh đất hoang” ấy đã được cày xới bởi không ít nhà văn đương đại. Nguyễn Đình Tú là một sự tiếp nối. Có thể nói với bản lĩnh của mình, anh đã không ngần ngại khi chạm ngòi bút vào đề tài rất nhạy cảm này. Trong một bài phỏng vấn, anh bày tỏ suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn: “Thời gian qua tôi đã phải trả lời rất nhiều những câu hỏi liên quan đến sex trong tác phẩm của mình. Ở đây tôi

cũng xin trả lời một cách ngắn gọn như thế này: chỉ khi nào sex không còn tồn tại trong đời sống thì nó sẽ không được đề cập trong tiểu thuyết của tôi nữa” [42, tr. 211]. Theo anh “tình dục có gì mà nhạy cảm” [42, tr. 216], đây là một vấn đề khách quan hiện hữu trong cuộc sống con người, văn học có thể phản ánh nó một cách bình đẳng như các đề tài khác. Nháp viết về sex nhiều nhất so với những tiểu thuyết còn lại của Nguyễn Đình Tú. Ẩn ức tính dục rất được quan tâm trong tiểu thuyết này. Thạch luôn bị giày vò bởi ám ảnh về khả năng tính giao. Theo Nguyễn Đình Tú thì: “Trong văn học xưa nay đã có những kiểu nhân vật bị ám ảnh về cái đói, cái khát, cái nghèo, không có lý gì lại không xuất hiện kiểu nhân vật bị ám ảnh về khả năng tính giao. Nếu xét trên bình diện nhu cầu sinh học của con người thì tất cả các nỗi ám ảnh kia đều “bình đẳng” như nhau trước sự mổ xẻ của nhà văn. Tuy nhiên, yếu tố tính dục trong mỗi tác phẩm đạt được hiệu quả thẩm mỹ đến đâu còn tùy thuộc vào “tạng” và “tài” của mỗi nhà văn. Nếu tác phẩm không hay thì tự nó sẽ chết. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, văn chương cũng vậy thôi…” [42, tr.217]. Và xét ở góc nhìn khác về tính dục thì Nguyễn Đình Tú muốn thể hiện sex như khát vọng của tình yêu mãnh liệt và là con đường duy nhất để bản chất người trở về nguyên sơ như những gì nó vốn có, để mỗi nhân vật được sống với bản ngã của chính mình.

Bởi cuộc đời là một sân khấu thu nhỏ, phàm là người trên đời, ai cũng có lúc hóa thân vào các vai diễn khác nhau để làm đẹp lòng người và làm tròn bổn phận của chính mình. Đôi khi mải mê với những vai trò cố tạo nên sự hoàn hảo ấy, chúng ta đã vô tình quên đi mất bản chất đích thực, đôi khi lừa gạt chính bản thân mình. Nói như dịch giả Trịnh Lữ thì dường như “con người chúng ta quen lừa mị người khác và bôi trơn mọi mối quan hệ xoay quanh và bị chi phối bởi tiền tài và quyền lực, danh vọng để cùng lúc lãng quên những gì thuộc về tự nhiên và bản chất của chính mình. Thực tế lại khác. “Tất cả chúng ta (cả bình thường và không bình thường) đều là những con người bất toàn trong một thế giới bất toàn” [25, tr.3]. Vì vậy, hãy sống thực với chính mình dù chỉ là những phút giây “đau đớn, vật vã, tầm thường nhất” nhưng để khẳng định cái tôi đang tồn tại là mình, không sống hộ, làm

mình. Chính những khám phá mới mẻ này lại là yếu tố quan trọng để Nguyễn Đình Tú khẳng định được sự thành công trong các sáng tác của mình, khi anh chỉ ra được những vấn đề tưởng chừng như tự nhiên nhưng con người lại coi nó như xa lạ, cái bản năng thường tình nhất nhưng chúng ta lại vô tình né tránh hoặc bỏ qua nên cuộc sống vẫn xảy ra những bi kịch và nỗi đau về tinh thần vẫn mãi là những ẩn ức tình dục không thể nói thành lời. Vì vậy, sex được nhà văn nói đến như một mã số để giải thiêng những khúc mắc trong tâm hồn con người và cũng là lúc để tiếng nói yêu thương được cất lên một cách chân thành và tha thiết nhất.

Trong Nháp Nguyễn Đình Tú đã “trưng bày” đời sống bản năng tự nhiên của con người một cách trực diện. Mật độ sex dày đặc “gần một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng những cảnh ái ân” [18, tr.236]. Ở đó không chỉ là cảnh ái ân nam nữ quen thuộc mà xa hơn nữa tình dục đã vượt ra khỏi bờ cõi một quốc gia với những mối quan hệ tình dục khác chủng tộc nhưng tất cả đều được Nguyễn Đình Tú “vẽ rất khéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực, tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc, không bị lặp về hình ảnh chăn gối, cảm xúc giao hoan và những vẻ đẹp phồn thực của cơ thể người. Tác giả đã dẫn người đọc đến các cung bậc sex rất tự nhiên, không nhàm chán nên thấy dễ chịu và đồng cảm theo diễn biến tâm lý của nhân vật khi vào “cuộc mây mưa” đầy tâm trạng chứ không bị các hành vi tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát” [18, tr.238].

Bên cạnh đó, cái làm nên độc đáo trong ngòi bút của Nguyễn Đình Tú là anh đã đề cập được vấn đề sex đồng tính. Đây là một đề tài “hot”. Ở Việt Nam, người đồng tính vẫn bị coi là không bình thường, do vậy tò mò hiếu kỳ là tâm lý của một bộ phận độc giả khi tìm đến tác phẩm về đề tài đồng tính. Họ tiếp nhận văn học như một sự trải nghiệm để bổ sung cái lạ, cái khác trong thực đơn tinh thần của mình. Lâu nay văn học về đồng tính không còn xa lạ trên thế giới nhưng ở nước ta, trong khoảng một thập niên đầu thế kỷ XXI, mảng văn học này mới nở rộ với khá nhiều tác giả.: Bùi Anh Tấn với Một thế giới không có đàn bà, Les- Vòng tay không có đàn ông, Không và Sắc, Phương pháp A.C. Kinsey, Cô đơn….Keng với Tôi là Les (truyện ngắn trong tập Dị bản), Vũ Đình Giang với Song Song,

Ngôi nhà Mondrian, Cây rắn lục, Trần Mai Thùy với Bầy thú bông của Quỳnh, Nguyễn Thơ Sinh với Chuyện tình Lesbian và Gay, Trang Hạ với Những đốm lửa trên Vịnh Tây Tử, Hoàng Nguyên và Đoan Trang với Bóng, Phạm Trung Thành với Thành phố không lạc loài, Nguyễn Ngọc Thạch với Đời Callboy.

Nguyễn Đình Tú cũng đề cập về vấn đề đồng tính trong NhápKín nhưng anh không đưa ra những cuốn sách viết riêng về đề tài đồng tính mà chỉ coi đó như một mảng trong thế giới tiểu thuyết của mình. Ở Nháp, người đồng tính là tiến sĩ chuyên ngành nam khoa Nguyễn Toàn. Còn ở Kín, đó là Tráng và Pu -người bạn thân thiết nhất của anh. Trong Nháp tác giả có miêu tả cảnh giao ái đồng tính nóng bỏng giữa Toàn và Thạch: “Nào, ly thứ bảy. Rắn đang bò trên người tôi…Lúc thì rắn chỉ có một đầu. Lúc thì rắn lại hóa hai đầu, bò, quấn, găm làm cho da của tôi căng nhức …Nào, ly thứ tám, rắn tháo đai lưng cho tôi. Hai vạt áo choàng bật ra. Rắn bò đi bò lại trên vùng ngực tôi” [42, tr.217].

Những trang văn về đồng tính của Nguyễn Đình Tú có gây “shock” đôi chút nhưng chúng gợi sự thương cảm với người đồng tính hơn là thỏa mãn sự hiếu kỳ của độc giả. Đó là những số phận sinh ra với sự trớ trêu chua xót, lạc lõng giữa cuộc đời. Nguyễn Toàn có tất cả những điều ai cũng mơ ước: giàu sang, danh tiếng học vấn, một cô người yêu xinh đẹp…nhưng tạo hóa lại lấy đi của anh một thứ vô giá mà chẳng ai muốn đánh đổi: sự tương hợp giữa cơ thể sinh học và nhu cầu luyến ái. Nguyễn Toàn là người đàn ông có vẻ đẹp hút hồn các cô gái nhưng anh chỉ tìm được sự rung động với người đồng giới. Chẳng có ai thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với anh được, trừ người cũng đồng tính như anh, nhưng trong xã hội này, tìm được những người như thế đâu phải chuyện dễ, càng khó khăn hơn là khả năng được công khai hóa thân phận mình, tình yêu của mình. Xã hội nói chung vẫn coi đồng tính là bệnh hoạn, Toàn buộc phải che giấu con người của mình trong nỗi cay đắng cô đơn. Thạch đã có lần đến với Toàn, đó là những giây phút Toàn được sống với con người thực của mình. Nhưng Thạch chỉ đến với mục đích vụ lợi nhất thời, hoàn toàn không có sự cảm thông thấu hiểu đối với bác sĩ nam khoa này.

vợ. Nhưng tôi cô đơn lắm. Tôi cần tìm người đồng cảm với tôi trong nỗi niềm chăn gối này” [44, tr.254]. Trong Kín, Tráng là con trai của một gia đình giàu có, được đi du học, hiền lành, thánh thiện, nhưng anh lại không có được hạnh phúc với người khác giới. Tráng có mối quan hệ đồng tính với Pu- người bạn trai mang trong mình hai dòng máu Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng hai kẻ đồng tính ấy đã trở thành hai cái xác chết trong chiếc xe ô tô bị tai nạn trên đường lên cao nguyên Genting. Tráng để lại nỗi đau xót trong lòng độc giả. Những người đồng tính như Nguyễn Toàn, Tráng, Pu không đáng bị kỳ thị mà chỉ đáng thương, họ không thể thay đổi được mình để sống như người bình thường. Họ ôm trong lòng nỗi đau bí mật mà chỉ khi chết mới được giải thoát. Nguyễn Đình Tú đã khơi dậy những suy nghĩ và cách ứng xử nhân văn với những người như vậy. Đã đến lúc hiện tượng đồng tính cần được nhìn nhận lại một cách công bằng, thỏa đáng hơn: người đồng tính phải đáng được tôn trọng, họ cũng là người, cũng là một giá trị trong cuộc sống muôn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)