6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Nền kinh tế thị trường và sự xuống cấp của giá trị đạo đức
"Sự thô bạo hung ác được ướp hương hoa của nền văn minh chúng ta đặt nền tảng trên những nhận thức sai lầm về ý nghĩa cuộc sống, từ đó đã kéo theo sự đánh giá sai lầm về những giá trị của cuộc sống” (Dostoevsky)
Với mọi thời đại, đạo đức như một sự vẫy gọi mà các nghệ sĩ luôn kiếm tìm và thể hiện. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, đời sống xã hội biến đổi nhanh chóng theo vòng quay hối hả của cơ chế thị trường thì tiếng gọi
khẩn thiết về đạo đức của con người được đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết. Chính những điều kiện tốt đẹp đó đưa con người ngự trên những vinh quang nhưng cũng sẵn sàng tước đoạt đi "nhân tính" thiêng liêng. Những cơ hội, thách thức đã hòa trong mỗi cá nhân để mở ra cả một xã hội bộn bề trong một con người thu nhỏ. Và cũng chính từ đây, các nhà văn truy tìm những vấn đề đã làm nảy sinh tiêu cực: "Sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường cũng như cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang đẩy tới sự phân cực giữa đạo đức và phi đạo đức, nhân cách và phi nhân cách, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối, trung thực ngay thẳng và uốn éo, cơ hội, trí tuệ, sáng suốt và bản năng mù quáng" [9, tr.17]. Đạo đức bị băng hoại, con người tha hóa, biến chất về mặt nhân phẩm. Họ tách ra khỏi tập thể, chạy theo những lợi ích riêng của cá nhân, gia đình, dòng tộc và đặc biệt là con người tham dục ở bề sâu được tái tạo sinh động. Quan hệ giữa người với người trở nên băng giá, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tồn sinh và thỏa mãn những dục vọng của mình. Sự sùng thượng vật chất và thực dụng đã làm cho luân lý đạo đức bị đẩy lùi, cái xấu, cái ác tăng thêm. Trong cơn suy thoái đạo đức, nhân cách đó các nhà văn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người.
Nguyễn Đình Tú một nhà văn thuộc thế hệ đi sau, tiếp thu tư tưởng của các nhà văn đi trước, cùng tấm lòng luôn trăn trở về vấn đề đạo đức của con người hôm nay, anh đã không ngần ngại len chân tới những ngõ ngách của đời sống xã hội để viết về những mặt tiêu cực, những mảnh đời đau khổ, những cảnh éo le, những tấn bi hài kịch của con người, qua đó để chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về những thay đổi của các thang bậc giá trị trong thời đại mới.
Có thể nói, hầu hết các nhân vật của anh là thế hệ trẻ nhưng họ không được sống trong gia đình hòa thuận, yên ấm. Sống trong xã hội hiện đại nhưng họ luôn cảm thấy cô đơn, lạc loài, bị đẩy ra, hoặc tự mình vẫy vùng đào thoát khỏi gia đình chật hẹp hoặc mê man đi theo tiếng gọi của bạn bè hoặc tình ái, với những ham
công dựng chân dung của một thế hệ trẻ đang sống gấp gáp, nhọc nhằn, khoắc khoải ở đô thị Việt, những đô thị châu thổ sông Hồng, được tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc nhưng họ luôn lạc bước và tự thiêu mình trong những giá trị ảo của cái gọi là văn minh “hậu công nghiệp” rồi sa chân vào con đường tội lỗi.
Nhà văn đã từng tâm sự trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội: “Tiểu thuyết của tôi nói về thế hệ trẻ nhưng thế hệ ấy không tự dưng mà sinh ra. Thế hệ ấy có mối quan hệ với thế hệ trước. Đất nước hội nhập cũng có nghĩa là đất nước còn có những “thời” khác nữa. Chiến tranh sự trở về của thế hệ trước là tiền đề bối cảnh câu chuyện và các nhân vật thuộc thế hệ hôm nay xuất hiện trong tiểu thuyết” [43, tr.190].
Các thế hệ trước đã giải quyết xong vấn đề của thời đại mình, còn thế hệ trẻ bây giờ lại đối mặt với những vấn đề mới, và tiểu thuyết đề cập đến một trong những vấn đề ấy. Xã hội đổi thay và xã hội cũng xuất hiện những ẩn ức mới. Không có nỗi đau thuộc về con người là tầm thường cả. Đôi khi văn chương chỉ thông qua cái tủn mủn, vụn vặt để nói đến một điều khác có tính phổ quát. Mỗi cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ Hồ sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp, Phiên bản, Kín là những góc nhìn riêng của anh về cuộc đời. Có điều là trong khi một số cây bút thường chọn viết về những cái tốt đẹp, chính diện với cái nhìn tích cực thì hầu hết các tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Tú lại trực tiếp viết về cái xấu, cái ác, về thế giới tội phạm và những lỗi lầm mà thế hệ trẻ thường mắc phải trong cuộc sống hiện đại.
Trong Hồ sơ một tử tù là sự tha hóa của nhân vật Phạm Bạch Đàn ở chốn đô thị văn minh với những cám dỗ vật chật, đặc biệt là sức hút của đồng tiền. Nếu như trước kia tuổi thơ của Đàn là một cậu học trò thông minh học giỏi, biết nghị lực vượt qua gian khổ với bao năm vật vã với luống cày và hòn đá quê hương, chấp nhận ăn đói mặc rách, nằm trong ổ rơm vẫn không ngừng nghĩ về tương lai tươi đẹp. Thì cũng chính từ môi trường đại học, Đàn đã phải bước đi những bước đầu tiên tới đoạn đầu đài với những điều kinh khủng, đáng ngạc nhiên hơn những gì cậu từng nhìn thấy trong suốt quãng đời niên thiếu cộng lại. Lần đầu tiên Đàn thấy
được nỗi đau của sự chênh lệch giàu nghèo giữa hai con người, cụ thể là giữa Đàn và Bằng- bạn cùng phòng trong ký túc xá. Bằng luôn là hiện thân của cuộc sống đầy đủ, vương giả mà Đàn không bao giờ có được nên để tìm thấy một tiếng nói cảm thông với Bằng là điều không thể mà ngược lại anh ta luôn thích sát muối vào lòng tự trọng trong Đàn. Đặc biệt, Bằng lại là người có cái “lưỡi móc câu”, lời nói nào của Bằng buông ra cũng giật lên một vài mảnh hồn bầm tím của Đàn. Trước đám đông Bằng biết kích động lòng tự hào nghèo đói và khéo léo ru ngủ những số phận đói nghèo nhưng với riêng Đàn thì anh ta lại luôn chứng minh cho Đàn thấy đói nghèo sinh ra nhục nhã, hèn kém và ngu dốt. Bằng không ưa Đàn nhưng không chịu rời bỏ Đàn. Hình như anh ta tìm thấy niềm hứng khích trong việc kích động, mạt sát cái thằng nhà quê trong con người Đàn. Để thỏa mãn niềm vui đó có lần Bằng bảo Đàn: “Mày giặt hộ toàn bộ đống chăn màn này tao sẽ cho mày cái áo Nato cũ kia hoặc tao sẽ cho mày một nửa lọ sườn muối nhưng mày phải tẩm quất cho tao ba buổi, mỗi buổi bốn mươi phút” [40, tr.52]. Anh ta luôn đặt Đàn trước sự lựa chọn khó khăn. Và Đàn thường chấp nhận đánh đổi một chút lòng tự ái để nhận về mình chiếc áo Nato hay lọ sườn rang muối để rồi ấm ức mà không làm gì được. Ngược lại, Bằng luôn muốn Đàn phải rõ ràng trong nhận thức Đàn là Đàn và anh ta là anh ta. Mà Đàn là Đàn nghĩa là luôn theo sau gót Bằng về ý nghĩa sống. Bi kịch chính ở chỗ Đàn luôn cố giãy giụa để không muốn rơi vào sự an bài rất mơ hồ nhưng khắc nghiệt, u uẩn, nhục nhã nào đó. Và cuối cùng Đàn cũng đã phá vỡ sự an bài danh phận bằng cách sẽ chứng minh cho Bằng thấy Đàn cũng có những giây phút chớp lóe trong cuộc đời chứ chả phải như củ khoai củ sắn cứ ngậm ngùi nằm trong bóng tối dưới gầm giường. Việc làm chớp lóe đầu tiên là tổ chức sinh nhật. Đây cũng chính là nguyên nhân đầu tiên đẩy Đàn vào con đường tội lỗi. Một sinh viên xuất thân từ vùng quê nghèo với nghề đẽo đá quanh năm thì làm sao có đủ tiền để tổ chức sinh nhật, đặc biệt là trong thời kỳ cả đất nước đang gồng mình lên để chống đỡ những ngày tháng cơ cực nhất của chế độ bao cấp thì lễ sinh nhật lúc này thực sự là một điều xa xỉ. Nhưng Đàn vẫn hy vọng những ngọn nến lung linh sẽ
cảm, sống chỉ biết nghĩ cho riêng mình “hồn anh toàn đá với núi thôi, hoa không thể mọc trên đó” [40, tr.61]. Ngược lại, thầy Qúy là một người có trái tim nhân hậu nhưng cái nhìn của thầy không vượt qua giới hạn của những trang sách thì làm sao thầy hiểu Đàn cần gì. Mất điểm tựa ở những người thân, không thể quay trở về để nhìn ánh mắt khinh rẻ của thằng bạn cùng phòng, Đàn tìm kiếm trong vô vọng và cảm thấy danh dự của mình đang bị dồn đuổi. Anh chạy đến phờ phạc cả người mà chẳng biết chạy đi đâu, chẳng tìm nổi một chỗ bình yên khả dĩ có thể ru ngủ chút danh dự hão huyền của mình. Cuối cùng, Đàn cũng tìm thấy chỗ trú ngụ đó là quán rượu để rồi bung phá bằng hành động nổi loạn và cái giá phải trả là quyết định nghỉ học, mở đầu cho hành trình tội lỗi của Đàn.
Nếu không phải là tiền bạc, sự sùng thượng vật chất thì con người đâu có đẩy nhau đến bức đường cùng, Đàn đâu có phải đau đớn ra đi khi nhận lấy bản án tử cho đời mình. Phải chăng khi giá trị vật chất lên ngôi cũng là lúc chuẩn mực đạo đức ngày càng xuống cấp, con người mải miết chạy theo sức hút của đồng tiền mà đâu có nhận ra rằng tiền bạc chỉ đáp ứng về những đam mê trước mắt chứ không thể lấp đầy lỗ hổng về tinh thần. Vì thế, cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bi kịch và số phận của con người vẫn luôn còn những nỗi đau không thể nói thành lời. Ý nghĩa của câu chuyện đã vượt ra khỏi các lớp nghĩa thông thường để đi đến một ý nghĩa sâu sắc hơn: con người ta hãy cố gắng mà hiểu nhau hơn. Hiểu nhau thì mới thương nhau, tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau được. Điều này không mới, bởi nhà văn Nam Cao đã nói trong Lão Hạc lâu rồi, nhưng vấn đề con người không hiểu nhau vẫn là một bi kịch của xã hội hiện đại. Đây là một trong những chủ đề chính của tiểu thuyết, cho nên không phải ngẫu nhiên, cuối tác phẩm nhân vật thầy Qúy đã nói: “Đáng tiếc nhưng đáng tiếc hơn là tất của chúng ta đều có lỗi mà không biết” [40, tr.253]. Đáng tiếc cho Đàn là phải chết ở tư cách của kẻ tử tù còn đáng tiếc hơn cho tất cả mọi người là không chịu hiểu Đàn, nên đã để Đàn sa ngã. Nhà văn đã cảnh tỉnh với chúng ta: xã hội hiện đại, sự tôn thờ những giá trị vật chất cộng với sự vô tâm, bàng quan, thờ ơ của con người chính là đầu mối, là nguyên nhân để tội ác nảy nở.
Với Bên dòng Sầu Diện vấn đề đạo đức của con người lại được đặt trong hai khoảng thời gian khác nhau đó là trước và sau cuộc chiến. Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất trong năm cuốn tiểu thuyết được xuất bản có đề tài nói về cuộc chiến tranh của dân tộc, về khoảng thời gian trong quá khứ. Qúa khứ này đã trở thành một “thời xa vắng”, nhưng vẫn đang là máu thịt, đang tham gia một cách mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của cuộc sống hôm nay. Đây không phải là toàn bộ quá khứ, mà là những gì của quá khứ trước đây chưa trở thành tình huống sáng tạo- thẩm mỹ của nhà văn. Nhưng quá khứ đó còn có những giá trị để chúng ta đánh giá đúng về bản chất của con người hôm qua như những gì họ vốn có. Có thể thấy, xét về bản chất Nguyên Bình trong Bên dòng Sầu Diện không phải là một người xấu, bởi bằng chứng trong chiến tranh anh ta là một người lính dũng cảm, sau chiến tranh anh ta là một cán bộ cần mẫn, chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc. Nhưng vì sao lúc đó anh ta lại là kẻ tha hóa như vậy? Hãy đặt con người ấy vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc, quân ta chuẩn bị trở về vùng địch đã từng tạm chiến để tiếp quản, người Pháp đang xúi giục giáo dân bỏ nhà cửa đất đai theo Chúa vào Nam, cũ mới đang nhập nhòa lẫn lộn, địch ta chưa thể phân biệt rõ ràng, nếu Nguyên Bình nhận lại vợ con tức là tự thú tội gian dối với tổ chức, nguy hại hơn là tội có quan hệ mật thiết với “người của phía bên kia” cho dù Mến là không phải là giáo dân nhưng lại rất gần gũi với cha Phăng- một kẻ phản động đội lốt tôn giáo nên anh ta sẽ khó tránh khỏi sự kỷ luật. Dĩ nhiên nếu bị kết tội Nguyên Bình sẽ mất hết quyền lợi chính trị, con đường công danh đang mở rộng trở nên tăm tối. Và anh ta đã chấp nhận là kẻ phản bội tình yêu, kẻ cạn tàu ráo máng chịu sự phán sử của lương tâm để được yên thân. Chính vì thế, qua nhân vật Nguyên Bình sẽ một bài học nhắc nhở chúng ta rằng: trách nhiệm và sự hy sinh cho Tổ quốc luôn là những giá trị quý báu và đáng tôn thờ nhưng cái đáng tôn thờ hơn cả là tấm lòng trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc của chính mình dù cái giá phải trả không phải lúc nào cũng dễ chấp nhận. Đó cũng chính là lý do tại sao mà văn học sau năm 1986 thường nói về cái tôi trong cuộc sống đời thường. Đó
nhìn cá nhân, từ trách nhiệm cá nhân trong tương quan với xã hội của mỗi nhà văn” [5, tr.49].
Ở tiểu thuyết Phiên bản Nguyễn Đình Tú đã thể hiện được sự nhạy bén về tư duy nghệ thuật trong việc nhận thức tối đa thực trạng suy thoái, băng hoại về mặt đạo đức, nhân cách của con người. Luận giải vấn đề này, nhà văn đi sâu vào phân tích xã hội và tâm lý nhiều chiều của nhân vật. Nét đặc sắc trong tiểu thuyết của anh là hành trình thiết lập số phận của con người ở nhiều góc độ đan cài vào nhau một cách tài hoa. Tác giả đã dựng lên một bức tranh xã hội của thế giới ngầm mà ở đó “con người sống với nhau bằng dao lê, lưỡi mác, chỉ có tiền bạc và quyền lực mới được phép lên tiếng còn tình nghĩa, nhân ái mãi là những thứ hạng đi sau không thể khẳng định được điều gì” [43, tr.198]. Sẽ càng vô lý nếu trong xã hội đó con người đòi hỏi sự thánh thiện bởi vị trí trong giang hồ chỉ xác lập khi có máu đổ và nước mắt rơi. Chính Diệu cũng đau đớn nhận ra điều này qua số phận của chồng mình. “Cái giá để trở thành một đại ca như Tùng phải trả bằng nhiều máu quá. Máu ấy sau bao nhiêu năm mới biến thành khu đất ở đường bao để trên đó mọc lên một nhà hàng Sóng Biển khang trang, rộng lớn?! Máu ấy bao nhiêu lần vương vãi mới đưa Tùng bước lên hàng vương bá trong giới giang hồ?! Máu ấy gọi thêm bao nhiêu máu nữa mới đủ để Tùng phải chết trong máu vào cái ngày định mệnh nào đó trong đời?!” [43, tr.205]. Cái hiện thực khốc liệt ấy khiến chúng ta nhận ra rằng quyền lực và tiền bạc không xây dựng trên nền tảng chân chính sẽ không phải là giá trị để khẳng định vị trí trong xã hội mà chỉ là cách con người tự đào mồ chôn chính mình. Đó cũng là nội dung chính mà tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú muốn phê phán để mỗi người tự nhận thức và hành động cho đúng với tiếng gọi của lương tâm mình.
Như vậy, thông qua các nhân vật trong tiểu thuyết, Nguyễn Đình Tú muốn phơi bày mặt trái của con người trong cuộc sống hiện đại. Những con người này họ đều là những người hiền lành, lương thiện có ước mơ, hoài bão nhưng lại không đủ bản lĩnh, tự tin để chống lại sự cám dỗ của vật chất để rồi tha hóa, biến chất. Dù ý