Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Nghệ thuật kết cấu

Theo quan điểm của của Umberto Eco, ba yếu tố cấu thành tác phẩm văn xuôi hư cấu nói chung, tiểu thuyết nói riêng là truyện (story), kết cấu (plot) và diễn ngôn (discourse). Bên cạnh yếu tố truyện, diễn ngôn, kết cấu được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tiểu thuyết

Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng tác phẩm, cũng như kết cấu và các biểu hiện khác, kết cấu tác phẩm văn học không thể quy vào một sự tương quan của những hình thức thuần túy” [1, tr.98]. Kết cấu tác phẩm không chỉ là liên kết các hiện tượng của con người. Mối quan tâm lớn nhất của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để cho cái chính yếu được nổi bật, cái quan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Kết cấu tác phẩm thể hiện qua quá trình vật lộn của nhà văn với các tài liệu sống để biểu lộ một chân lý khái quát. Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nhà văn và quá trình vận động của tư duy ấy. Tư tưởng sống của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu. Tổ chức kết cấu của tác phẩm văn học có vai trò vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm đó. Ở mỗi tác phẩm nhà văn thường tạo nên một kết cấu khác nhau. Kết cấu sẽ góp phần bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của mỗi tác giả. Tìm hiểu kết cấu là tìm hiểu vai trò của sự kiện, biến cố, nhân vật được nhà văn tổ chức sắp xếp như thế nào trong tương quan gắn bó chặt chẽ với chủ đề tư tưởng. Để tìm hiểu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, chúng tôi đi vào các kiểu kết cấu sau:

3.1.1.Kết cấu song song

Nguyễn Đình Tú không phải là người đầu tiên sáng tạo ra kiểu kết cấu song song trong tiểu thuyết. Thời gian gần, người đọc mới khám phá ra sự thú vị của kiểu kết cấu này thông qua Thiếu nữ đánh cờ vây (Sơn Táp), Linh sơn (Cao Hành Kiện)…Những kết cấu song song thường soi sáng vào nhau và cắt nghĩa lẫn nhau trong khi cùng khảo sát một chủ đề duy nhất. Điều đó làm cho một câu chuyện, một vấn đề luôn có lịch sử, cội nguồn trong các chiều của đời sống. Là một nhà văn trẻ, nhanh nhạy trước cuộc sống và trong cả lối viết, Nguyễn Đình Tú đã triển khai trong tiểu thuyết của anh mà tiêu biểu là Phiên bản, Kín kiểu kết cấu song song như những bè phối đan cài vào nhau cùng làm nổi bật chủ đề chính của tác phẩm.

Cuốn Phiên bản có 31 khúc với 3 ngôi kể được sử dụng như một bản nhạc nhiều bè, khai mở nhiều lối đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật. Câu chuyện được kể bằng ngôi Em là một dòng chảy nội tâm của nhân vật chính khi còn là một cô bé ngây thơ trong trắng với lát cắt bừng ngộ ngày cuối tuổi học trò. Câu chuyện được kể bằng ngôi Thị nhằm trần thuật những diễn biến sự kiện của nhân vật chính

Hương ga từ khi trở thành kẻ tẩu tán đồ ăn cắp cho đến khi trở thành nữ chúa. Và câu chuyện của người kể đứng giữa ngôi Ta có dáng dấp một cuộc hỏi cung, một

cuộc vượt thoát để đi tìm bản ngã của mình cũng là của con người. Chắc đó cũng sẽ là những thủ pháp tạo nên hứng thú cho bạn đọc cuốn sách này. Với 3 câu chuyện song song đan quyện vào nhau Phiên bản gợi ra ba mảng hiện thực: lát cắt đối thoại với trăng như một khoảnh khắc bừng ngộ; những tâm sự của Hương ga với Nhân về cuộc đời của mình như những phiến loạn tâm lý; và bao bọc nó là câu chuyện của người kể chuyện, về cái cuộc đời lầm lụi nảy nở mầm ác nơi đất Ngã ba sông, như mạch tự sự xâu chuỗi các mảng hiện thực thành chính thể. Nhiều tình tiết, nhiều sự kiện, nhiều giọng kể, nhiều hành động được đan cài và sắp xếp vào trong mô hình cốt truyện ấy. Tâm lý và tính cách nhân vật, vì thế khi hiện lên sinh động trong các sự kiện, khi tan rã trong các hồi tưởng…Nó cho thấy sự quẫn bách, rối loạn trước cuộc đấu tranh giữa các thái cực đối lập của con người bị đẩy vào

vòng tội lỗi. Bởi thực tế, nếu tìm được một bấu víu, hay có một bàn tay chìa ra chấp nhận một sự bấu víu, thì cái hỗn mang kia sẽ không còn bấn loạn, tội nhân tìm được sự yên ả trong tâm hồn.

Kín là 3 câu chuyện song song cùng tuôn chảy, chúng sẽ gặp nhau và vỡ òa trong một nội dung chính là số phận con người và hành trình đi tìm ý nghĩa của sự tồn tại. Tiêu đề tác phẩm là Kín nhằm diễn tả những điều thầm kín sâu xa bên trong tinh thần của con người hay nói cách khác là sự khủng khoảng tâm lý của một thế hệ trẻ đang mất phương hướng, bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời nhằm mở ra những suy tư, trăn trở trong câu hỏi kiếp người để chúng ta tự suy ngẫm và đi tìm lời đáp cho chính mình.

Câu chuyện thứ nhất về cuộc đời của nhân vật chính mang tên Quỳnh- một loài hoa chỉ nở rực vào ban đêm, câu chuyện ở thì hiện tại, câu chuyện về nữ nhân vật đang ở độ tuổi đẹp nhất của con người nhưng lại mang trong mình một tâm hồn không mấy lành lặn nếu không muốn nói bị thương tổn, chối bỏ thực tại nhộn nhịp của cuộc sống Hà Thành với những đau thương dữ dội.

Từ khởi điểm của câu chuyện này sẽ đầu mối để xuất hiện một câu chuyện thứ hai, luôn song song tồn tại để mở rộng biên độ của tiểu thuyết và tạo ra sức nén trong hành động của nhân vật, có độ đàn hồi trong sự luân chuyển tình tiết khiến cho tác phẩm có sức hấp dẫn hơn với người đọc.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến văn hóa dân gian và Mẫu Liễu Hạnh. Ở tuyến truyện này có nhân vật người ông, nhưng Nguyễn Đình Tú đã khéo léo để nhân vật ẩn mình bằng một giọng kể khách quan của đứa bé còn nằm trong bụng mẹ khiến người đọc tò mò, mong muốn khám phá và nhận ra đó chính là ông nội Quỳnh. Ông là người có niềm tin tuyệt đối vào Mẫu Liễu Hạnh, trở thành “con nhang đệ tử” của đạo Tứ Phủ, bị cơ đày sau đó trình đồng mở phủ. Khi đứa cháu bị mất tích người ông này quyết định làm lễ hầu đồng, để nhờ thần thánh chỉ đạo cho việc tìm cháu. Nhưng ông đã hầu đến mười sáu giá đồng mà thần linh vẫn không

ứng nghiệm, ông đã đứt mạch máu và chết. Như vậy điều mà Nguyễn Đình Tú muốn nói đến qua việc sử dụng yếu tố tín ngưỡng dân gian ở đây là việc con người đã đặt niềm tin không đúng chỗ và phải trả giá cho niềm tin ấy. Phần cuối tiểu thuyết có đoạn lớp trẻ trong đó có Quỳnh- cháu gái của người ông sùng đạo Tứ phủ kia đã đem đạo Mẫu ra để “chơi” màn luân vũ tử thần. Tín ngưỡng Đạo Mẫu trong trường hợp này rõ ràng còn để nói tới sự đổ vỡ niềm tin về tín ngưỡng dân gian trong con người thời hiện tại mà cụ thể hơn là giới trẻ. Nhà nghiên cứu Phí Thủy Hương trong bài viết Kín- hay cái bánh văn chương của nhà văn Nguyễn Đình Tú đã nhận ra rằng: “Điều Nguyễn Đình Tú muốn nói là: Tín ngưỡng dân gian tồn tại hơn 700 năm qua rốt cuộc vẫn chỉ là tín ngưỡng dân gian mà thôi. Con người, nếu đặt niềm tin quá mù quáng vào Tôn giáo, tín ngưỡng thì cũng sẽ phải trả giá cho niềm tin ấy của mình” [44, tr. 134].

Câu chuyện thứ 3 là câu chuyện được trần thuật ngôi thứ nhất, nhân vật Bình “cáy”, là người bạn thân thiết của nhóm trẻ lạc loài, bụi đời ở nhà ga Hải Thành. Với việc trần thuật của ngôi thứ nhất, người kể chuyện ở đây là Bình, thông qua câu chuyện của Bình, người đọc lần lượt được khám phá thế giới các nhân vật trong nhóm trẻ bụi đời: Kiên, cô bé Lửa Cháy, Hoàn, Phương. Cái làm nên độc đáo trong ngòi bút của Nguyễn Đình Tú là để nhân vật kể về nhân vật. Điều này khiến cho câu chuyện trở nên khách quan trung thực. Chính vì vậy, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Kín là một nỗ lực thoát hiểm của Nguyễn Đình Tú, khi người viết cố không rơi vào cách kể chuyện theo tuyến tính, mà để mặc lòng cho các tuyến nhân vật luôn di chuyển đan bện vào nhau, các sự kiện đẩy đưa quá khứ- hiện tại, các nhân vật chan chát va chạm và xung đột, biến chuyển, thay hình đổi dạng” [44, tr.153]

Thông qua kết cấu song song đó, Nguyễn Đình Tú đã khai phá những chiều sâu trong thân phận con người từ nhiều góc độ khác nhau.

3.1.2.Kết cấu đa tuyến

Trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam, các nhà văn thường sử dụng lối kết cấu đa tuyến, tức là cùng với một cuốn tiểu thuyết mà có sự xuất hiện đồng thời, song hành của hai hay nhiều tuyến truyện rời rạc, có thể có hoặc không liên quan đến nhau. Trong tiểu thuyết từ Hồ sơ một từ tù đến Kín hầu hết đều sử dụng một cách nhuần nhuyễn và thành công dạng kết cấu này.

Đổi mới trên nền truyền thống, Nguyễn Đình Tú không có ý định xóa sổ cốt truyện như một vài cây bút khác, các tiểu thuyết của anh đều được xây dựng trên một nền móng khá vững chắc là hệ thống kết cấu truyện giàu kịch tính. Có điều không bằng lòng với kiểu kết cấu truyện đơn giản đơn tuyến. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú không khó để nhận ra rằng tác giả rất dụng công kiến lập một hệ thống kết cấu truyện đa tuyến: các tuyến truyện được sản sinh một cách tự nhiên, linh hoạt, từ một cốt truyện chính, theo sự dẫn dắt của chủ thể trần thuật, các tuyến cốt truyện phụ lại được khai mở như những tiểu nhánh của một dòng sông. Các nhánh sông ấy có lúc chảy riêng rẽ, có lúc gặp gỡ nhau ở những điểm nút, những sự kiện có tính chất giao thoa giữa các tuyến truyện. Trong Hồ sơ một tử tù, tuyến truyện chính kể về cuộc đời Phạm Bạch Đàn, nhưng theo bước chân của nhân vật này, lại xuất hiện cuộc đời gian truân mà không lụy tục của ông Thảnh, cuộc đời lãng tử tên Tâm, kiếp sống trầm luân gian khổ của Nhung. Những tuyến phụ ấy đều có sức ám ảnh không nhỏ đến người đọc.

Đến tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện – một tác phẩm còn khá đơn giản về cốt truyện, chưa thực sự mang “sức nặng”, Nguyễn Đình Tú sử dụng hai mạch truyện đan cài nhau. Mạch truyện thứ nhất và cũng là mạch truyện chính của tác phẩm là câu chuyện về thị trấn An Lạc xung quanh cuộc đời Minh Việt. Nhưng đâu đó người đọc còn bắt gặp mạch truyện thứ hai là những tâm sự của nhân vật Hoài về cuộc chiến với những mất mát đau thương không chỉ về thể xác mà còn cả nỗi đau về tinh thần. Tuy mờ nhạt hơn truyện thứ nhất nhưng nó lại góp phần tạo nên chỉnh

Bên dòng Sầu Diện chúng ta dễ dàng nhận thấy đâu là tuyến truyện chính, đâu là tuyến phụ, nhưng đến các tác phẩm sau, điều này trở nên khó đoán định. Ở tiểu thuyết Nháp tác giả vẫn sử dụng hai mạch truyện song hành xoay quanh cuộc đời nhân vật Đại và Thạch, nhưng cái khó xác định là cả hai mạch truyện này đều là mạch truyện chính của tác phẩm. Mạch truyện thứ nhất kể về câu chuyện của Đại- chàng trai đến từ Phố Núi luôn khát khao tìm kiếm vẻ đẹp trong đôi mắt nâu của cô bạn gái tên Thảo để rồi kết thúc trong bi kịch với án tù 8 năm và mạch truyện thứ hai kể về cuộc đời của Thạch với nỗi ám ảnh về tính dục và hành trình đấu tranh để trả mối cựu thù mà mẹ và bạn gái đã để lại cho anh. Việc khó phân “thắng bại” của hai mạch truyện chính- phụ không chỉ ở nội dung mà về dung lượng phản ánh, chúng ta cũng thấy được sự đối xứng. Bên cạnh đó xung quanh hai tuyến truyện chính Nguyễn Đình Tú còn đưa vào một mê lộ với những cốt truyện chằng chịt đan xen vào nhau. Từ chuyện về Đại dẫn đến chuyện những người bạn ở Phố Núi như Thảo, Duyên, Trí…Từ chuyện Thạch dẫn đến chuyện bố Thạch, từ bố Thạch lại tới chuyện về liệt sĩ Huy- bạn chiến đấu của ông. Từ Thạch dẫn đến chuyện về Melơni, từ Melơni lại dẫn đến chuyện các thái giám trong triều đình nhà Nguyễn khi hai nhân vật này có chuyến đi đến Huế…

Phiên bản, tuyến truyện chính về nhân vật Diệu (Hương “ga”) nhưng xung quanh cốt truyện chủ đạo ấy vẫn là chuyện về các nhân vật Tùng “hero”, Hưng “mã”, Đinh, Tân…Những cốt truyện vệ tinh này vừa do cốt truyện chính mà được tạo sinh, vừa góp phần soi tỏ cốt truyện chính. Tiểu thuyết Kín theo nhận định của Nguyễn Bình Phương “gần như một thế trận, một sự sắp đặt, một bày vẽ công phu” [44, tr.482]. Kín có sự đan cài của nhiều mạch truyện: mạch truyện về Quỳnh, về đám trẻ cầu bơ cầu bất ở ga Hải Thành, về người ông mê đạo Mẫu của Quỳnh, về nhà báo yểu mệnh Bình “cáy”, lại có cả một tuyến truyện về mẫu Liễu Hạnh với đầy đủ nguồn gốc, những lần thăng giáng và hiển linh giữa cõi tục…

Như vậy, việc tổ chức theo lối đồng hiện cùng một lúc hai hay nhiều mạch truyện trong một tác phẩm đã làm tăng thêm tính đa âm cho tiểu thuyết. Những

mạch truyện này tuy được xây dựng từng mạch truyện chính, phụ khác nhau nhưng đều thực hiện tốt vị trí và chức năng của mình, không mạch nào lấn át mạch nào và chúng đều góp phần tạo dựng nên độ hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn nghệ thuật của mỗi tác phẩm. Và khả năng thiết tạo cốt truyện đa tuyến cho thấy năng lực ôm chứa nhiều phạm vi hiện thực, nhiều mảnh đời của ngòi bút Nguyễn Đình Tú.

3.1.3.Kết cấu dòng ý thức

Dòng ý thức được coi là một đặc điểm nổi bật của văn học thế kỷ XX, chủ yếu là văn học hiện đại chủ nghĩa hướng tới cuộc sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng. Thuật ngữ “dòng ý thức” (stream of consciousness) được nhà phân tâm học người Mỹ William James (1842-1910) đưa ra trong cuốn Cơ sở tâm lý học (The Principles of Psychology) xuất bản năm 1890. Ông cho rằng: “ ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩ, cảm giác các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi logic” [48, tr.5]. Dòng ý thức là trường hợp cực đoan với môi trường thực tại khó khôi phục lại. Với sự tác động phối hợp của giả thuyết Jeams, phân tâm học Freud, một số nhà văn phương Tây bắt đầu sáng tác để biểu hiện dòng ý thức, xem đây mới là cái chân thực của đời sống con người, mạnh dạn phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm. Kỹ thuật dòng ý thức dành khoảng không rộng cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của nhân vật: nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi vô thức, những mảnh hồi ức chắp nối rời rạc, những hồi tưởng quá khứ đan xen với dòng tâm tư hiện tại với đường ranh giới hết sức mờ nhòe, khó nhận biết, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng trong ký ức xuất hiện một cách tự do, đột ngột, không kiểm soát được bởi tư duy của nhân vật. Giấc mơ và hối ức là đặc điểm nổi bật của văn học dòng ý thức.

M.Proust và J. Joyce là những tác giả được coi là tiêu biểu cho văn học dòng ý thức. Trong dòng văn học đương đại Việt Nam, nhất là sau đổi mới, kỹ thuật dòng ý thức đã được khám phá mạnh mẽ với những nhà văn như Võ Thị Hảo (Giàn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)