Điểm nhìn theo không thời gian

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 112)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Điểm nhìn theo không thời gian

Về điểm nhìn không gian, trong cả 4 cuốn tiểu thuyết, tác giả đều cố gắng “khu biệt hóa” vùng không gian để “nhìn ngắm” nhân vật của mình dịch chuyển trong đó. Với Hồ sơ một tử tùNháp, nhà văn chủ ý để cho nhân vật mình dịch chuyển giữa các vùng không gian khác nhau. Trong Hồ sơ một tử tù, là sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị và theo bước chân của nhân vật chính, không gian rộng mở đến khu đào vàng Lũng Sơn đầy tội phạm, dân giang hồ, bọn lục lâm thảo khấu. Còn ở Nháp là từ Phố núi đầy huyền thoại trẻ thơ ra đô thị phồn tạp, cám dỗ. Từ sự dịch chuyển không gian, tính cách nhân vật chính thay đổi. Ở Bên dòng Sầu Diện, trường nhìn của nhà văn đặt vào thị trấn An Lạc - thị trấn Nét Mặt Buồn nằm lọt thỏm giữa núi Cô Hồn và dòng Sầu Diện, trong đó, có những không gian nhỏ hơn như Xóm Đáy, xóm Khơ me, phố Tứ Phủ…

Trong không gian ám ảnh và có tên gọi gắn với huyền thoại tự tạo ấy, nhà văn kể câu chuyện về cuộc đời nhân vật Minh Việt từ khi ra đời đến lúc già cả. Và theo bước chân hành quân của Minh Việt, không gian mở rộng tận Sài Gòn nhưng

không thật ấn tượng. Riêng trong Phiên bản, tác giả đã đặt nhân vật vào vùng đất nghịch “ngã ba sông” - nơi có truyền thống sinh ra những nữ tặc để kể câu chuyện về sự tha hóa của Diệu - Hương ga, từ một cô nữ sinh ngây thơ thành một siêu giang hồ. Cùng với quá trình tha hóa của Hương ga, không gian được mở rộng đến tận Sài thành. Đọc ở thế liên văn bản, Phiên bản gợi ta nhớ đến các vùng không gian trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng. Trong cả bốn cuốn tiểu thuyết kể trên, nhà văn thường nhìn nhân vật cận cảnh, trường nhìn mở rộng theo sự dịch chuyển của nhân vật và sự thay đổi của không gian gắn với sự đổi thay của tính cách, số phận nhân vật. Như vậy, từ điểm nhìn cận cảnh và trường nhìn dõi theo sự di chuyển của nhân vật, trong các tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Tú đã dùng kết hợp kiểu không gian điểm là “thị trấn Nét Mặt Buồn”, vùng đất nghịch ngã ba sông và không gian hình tuyến nông thôn; phố núi - phố thị.

Về điểm nhìn thời gian, trục thời gian trong các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú thường là hiện tại - quá khứ hoàn thành - quá khứ - hiện tại tiếp diễn.

Bên dòng Sầu Diện mở đầu bằng sự chào đời của Minh Việt, tiếp đó là câu chuyện về những ngày đã xa của Nguyên Bình, Mến…; những tháng ngày chưa xa của Việt, bè bạn, người thân rồi trở về hiện tại. Trong hồi ức của bố Việt, có câu chuyện về tuổi học trò, ngày đầu tham gia cách mạng, gặp lại người bạn học Tuấn Thành, cuộc gặp gỡ với Mến - mẹ của Minh Việt… Tiếp đó, Minh Việt kể lại những chặng đường, những bước ngoặt lớn của đời mình cho đến giây phút anh đứng ở núi Cô Hồn nhìn về An Lạc, nghĩ đến quá khứ.

Câu chuyện trong Hồ sơ một tử tù bắt đầu từ giây phút Bạch Đàn ra pháp trường. Đứng bên cọc bắn, hắn nhớ lại cảnh đưa Hiến lên đầu đài trong trò chơi thời trẻ con, nhớ về 20 năm trước, tuổi thơ khó nhọc nơi công trường đá Áng Sơn... Từ đó nhà văn kể về quá trình tha hóa của Phạm Bạch Đàn từ một sinh viên khoa triết giỏi, thông minh thành một tử tù trong 10 chương tiểu thuyết rất hợp lí. Bạch Đàn vốn là một người có bản tính bộc trực, thẳng thắn. Do sự dồn đuổi của hoàn

Bạch Đàn từng bước trượt dài vào con đường tội lỗi. Câu chuyện tha hóa của Đàn từ chuyện nhỏ là xích mích với bạn đến việc tham gia vào băng đảng đào vàng, đánh người, giết người, trốn tù... được tác giả kể chuyện từ hiện tại nhìn về quá khứ, mỗi chương tương ứng với một bước chân của kẻ tử tội trên đường đến cọc bắn.

Nháp bắt đầu từ câu chuyện Thạch điều tra một vụ án mạng và nhớ về Đại, trong chuỗi nhớ bất tận đó chuyện về Thảo, về Yến, về mẹ, về Toàn... lần lượt hiện ra.Trong Phiên bản, câu chuyên bắt đầu từ cuộc đối thoại giữa “ta” với trăng ở thời điểm hiện tại, sau đó là những hồi ức về sự sa ngã của Diệu được kể theo thời gian đồng hiện song song xen lẫn qua khứ với hiện tại.

Nhìn chung, Nguyễn Đình Tú khước từ lối kể chuyện tuyến tính, ngay cả trong cách kể phi tuyến tính thì câu chuyện anh kể cứ bện xoắn vào nhau theo kiểu đồng hiện kép. Đặc biệt, trong Nháp, anh đã để cho Thạch kể chuyện khá ngẫu hứng như nhạc jazz, cứ một đoạn kể chuyện mình lại nhớ chuyện của Đại. Bất cứ điều gì đó gợi nhớ đến Đại như mắt nâu, cây sấu… Thạch lại hồi ức. Tuy vậy, nhờ xử lý khéo léo và dẫn dắt hợp lý, người đọc không bị sa vào “ma trận thời gian” của các sự kiện, câu chuyện vẫn mạch lạc và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)