Những góc khuất của cuộc sống đời thƣờng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 65)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Những góc khuất của cuộc sống đời thƣờng

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, chất nhân văn, tình đồng loại, tình người vẫn luôn là nguồn mạch giàu cảm xúc mang tính ngợi ca của những người dám “vắt kiệt sức mình” để cố tạo ra cái mới. Tuy nhiên nhà văn vốn đã nhạy cảm nay thấm thía nỗi đau của bản thân và đồng loại, không thể dừng lại mãi ở niềm vui bất tuyệt, họ phải nói cho được tâm trạng phổ biến và thường trực trong xã hội ở mọi thời kỳ. “Đã gọi là kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồn…Có những kiếp người một đời đau buồn, một đời thất vọng, một đời lầm lẫn, những tiếng kêu thảm thiết của họ vẫn vang vọng tới tận hôm nay” [26, tr.39]. Điều đó buộc nhà văn cầm bút

để viết lên tấn bi kịch của kiếp người. Mỗi cuộc đời là một câu chuyện, không ai giống ai nhưng lại đều hướng về những giá trị đích thực của cuộc sống, của cá nhân mỗi con người. Cuộc đời là một hành trình dài, là những biến cố, sự kiện, niềm vui, nỗi buồn không ngừng nghỉ. Ai cũng có một câu chuyện muốn kể, kể về người, về mình, về những giá trị trong cuộc sống. Văn chương là nói về những câu chuyện ấy, được hiện diện sau khi có nhiều cuộc đời được “thai nghén” trong tâm tưởng mỗi nhà văn. Tác phẩm văn học hay còn gọi là cuộc đời đã được các nhà văn diễn đạt, truyền tải bằng tài năng nghệ thuật của mình.

Với nhà văn Nguyễn Đình Tú, câu chuyện về kiếp người đó cũng được kể bằng nhiều phong cách khác nhau, đa dạng uyển chuyển và thực sự cuốn hút. Sở dĩ làm được điều này vì ngay từ khi cầm bút anh đã nhận ra rằng cuộc sống không phải bao giờ cũng tốt đẹp, là thảm hồng trên đường đi mà cuộc sống còn có phần chìm khuất, có ánh sáng và bóng tối, có âm và dương nên con người phải đấu tranh để tồn tại, giành lấy phần lương thiện cho chính mình. Nhưng cũng chính trong cuộc đấu tranh ấy, bản chất của con người lại được bộc lộ biết bao điều, tốt có, xấu có, thiện có và ác cũng có. Trong cuộc sống đầy những lo toan bề bộn thì những mặt trái của xã hội lại được bộc lộ một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Vì vậy, với trách nhiệm của một nhà văn chân chính Nguyễn Đình Tú muốn đi sâu khám phá những góc khuất với số phận tha hóa của nhiều nhân vật để từ đó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh khiến con người tự suy ngẫm và hành động cho đúng với tiếng gọi của lương tâm mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)