Vẻ đẹp tình người

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 29)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Vẻ đẹp tình người

Ngày nay trong xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả, xen lẫn những đua chen, tranh chấp của gánh nặng mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền đã làm tha hóa bản chất của con người, khiến những phẩm chất tốt đẹp đang dần bị xói mòn không chỉ ở những tầng lớp có tiền và có quyền chốn đô thành văn minh mà còn xâm nhập vào đời sống của những người dân lành nơi những vùng quê nghèo lam lũ. Trong cuộc chiến giữa thiện –ác, làn ranh giới phân chia thường mỏng manh và rất dễ lẫn lộn. Bởi chỉ phút giây yếu lòng và không đủ bản lĩnh đối mặt trước những thử thách của cuộc sống, con người sẽ bước vào địa phận của cái ác và trượt dài theo vòng quay của tội lỗi. Điều đau xót hơn là sự sa ngã đó phần nhiều lại là thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước được gửi gắm biết bao niềm tin và hy vọng. Nhưng dường như vị thế và vai trò của họ đã không thực hiện đúng với kỳ vọng của chúng ta. Ham muốn có thật nhiều tiền để ăn chơi lại tỷ lệ nghịch với công sức lao động mà thế hệ trẻ bỏ ra tất yếu sẽ là hệ quả để xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tội ác mang gương mặt của những đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên. Những ông trùm, bà chúa trong thế giới ngầm lại là những con người của một thuở trong trắng, tinh khôi nhất trong màu áo học trò. Phải chăng, chính tác phẩm của Nguyễn Đình Tú cuốn hút người đọc ở cốt truyện nói về hiện thực đầy xót xa của những thân phận con người đang chênh vênh giữa đôi bờ Thiện- Ác, những khám phá thú vị về thế giới ngầm của những con bạc, những tướng cướp, những ông trùm khét tiếng mà ẩn sâu trong đó vẫn là vẻ đẹp tình người. Đồng thời qua đó như một lời khẳng định sau những mất mát, đau thương thì tình người vẫn là bến bờ bình yên nhất để tâm hồn con người neo đậu, là ánh sáng duy nhất của chuỗi ngày chém giết, đua tranh và sẽ là hơi ấm còn lại phía sau song sắt của nhà tù. Chính vì vậy, khi đọc văn Nguyễn Đình Tú người ta không chỉ thấy sự gay cấn trong những

thân ái của tình người, dù những câu văn có tính chất phản tỉnh nhưng vẫn ẩn chứa trong đó tiếng đồng vọng thiết tha nơi trái tim của mỗi con người.

Trong Hồ sơ một tử tù, chúng ta đã từng khiếp sợ với vùng đào vàng Lũng Sơn, nơi mà con người đang hàng ngày đấu tranh cho miếng cơm, manh áo của mình bằng những cuộc thanh trừng đổ máu bởi súng đạn, mìn bom. Nhưng phía sau những trang văn với hiện thực đầy khốc liệt đó lại là vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Dưới ngọn đèn hiu quạnh mỗi khi màn đêm buông xuống của chốn quê nghèo ấy vẫn có một người mẹ âm thầm chờ con quay trở về sau những ngày tội lỗi, bà vẫn luôn tin rằng bản chất tốt đẹp của con mình chưa bao giờ bị đánh mất. Vì vậy, sau khi Phạm Bạch Đàn mắc án 5 năm tù trong cuộc giành giật địa phận đầu tiên ở khu đào Lũng Sơn thì người mẹ vẫn gạt nước mắt đau thương để an ủi con, giúp Đàn vươn lên, không tìm đến con đường tuyệt vọng: “Đừng, đừng chết con ơi! Con đừng nghĩ dở mà mẹ không sống được đâu. Anh cán bộ quản giáo bảo với mẹ rồi, nếu con cải tạo tốt thì chỉ ba năm là về. Mẹ còn khỏe, còn sống để chờ con về. Con làm gì thì cũng phải nghĩ đến mẹ. Mẹ cố sống là vì con” [40, tr.131]. Tình mẫu tử của người mẹ tuy ít học, quê mùa đó nhưng lại chứa đựng một tình thương vô bờ bến. Cái thương của bà đối với Đàn là “cái thương của con cua cắp con cáy bò qua vùng sa mạc tìm nước. Hoa không bao giờ nở trong mắt của mẹ Hàn nhưng nước mắt của con mình lại dễ nhuộm ướt phần hồn cằn cỗi, thô ráp của người đàn bà phải chịu đựng bao mất mát, chia ly” [40, tr. 135]. Tình cảm mà người mẹ giành cho Đàn sẽ mãi là chỗ dựa ấm áp và vững chắc nhất của cuộc đời anh. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Đúng như câu châm ngôn thuở nào ca ngợi: “Trong vũ trụ có nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ” [59]

Bên cạnh tình cảm nồng hậu của người mẹ khi đọc tác phẩm Hồ sơ một tử người đọc sẽ có cảm giác dịu nhẹ trước tình thương ấm áp mà ông già Thảnh- người lái đò trên dòng sông sầu lệ đã mang lại cho Đàn. Ban đầu, sức hấp dẫn duy nhất để Đàn đến với con đò của ông là ánh đèn trong những đêm tối trời. Đàn cần

một ánh đèn nhỏ để đọc sách “khi cả nhà có mỗi một ngọn đèn để dành cho anh Dương học những năm cuối cấp” [40, tr.17] nhưng sau đó những câu chuyện về kiếp người cùng tiếng đàn âm vang bên dòng sông sầu lệ đã vương vấn trong tâm hồn anh biết bao ký ức đẹp, bồi đắp thêm trong anh một trái tim nhạy cảm trước những thăng trầm, đổi thay của cuộc đời, kéo theo đó cũng là những dự cảm về một tương lai không tốt đẹp mà chính ông Thảnh đã từng nhận thấy: “Ta lỡ nhuộm hồn cháu bằng một thứ sóng u buồn từ dòng sông của cuộc đời ta mất rồi. Nếu có thể cháu hãy xa lánh mọi dòng sông đi. Một chàng trai thích nghe lời thì thầm của dòng sông cũng giống như một cô gái thích nghe tiếng réo rắt của đàn bầu. Con gái yếu mềm thì được còn con trai thì không, cháu nên bỏ văn đi, học giỏi toán như anh cháu để sau này đỡ nhuốm màu đa đoan” [40, tr.14]. Đó là lời khuyên trân thành của một con người có trái tim luôn nồng nàn yêu thương, có kinh nghiệm sống được trải nghiệm bằng cả một quãng đường dài suy ngẫm. Nhưng tiếc thay chút bóng cả của ông già Thảnh không thể che chở hết phần đời non nớt của chàng trai tên Đàn, đó mãi là ký ức thời thơ ấu tươi đẹp nhất không thể lãng quên trong anh và cũng là mối tương đồng, giao cảm của những kiếp người đau khổ gặp nhau, thấy hết, hiểu hết những đắng cay tủi cực của cuộc đời nhưng vẫn không thể nào vượt qua khỏi vòng quay của số phận, chỉ biết dùng trái tim để cảm hóa trái tim và lấy yêu thương để bù đắp những đau thương, coi nhau như những người bạn tri kỉ với thái độ cảm thông, chia sẻ: “Cháu có được sức dẻo dai của mẹ và sự sáng láng của cậu Thành, chỉ khác anh Dương cháu một điểm, đó là sự nhạy cảm. Nhạy cảm quá thường dẫn đến hành động cực đoan. Ta không muốn cháu bị mê hoặc bởi những cung đàn của dòng chảy nhưng lại tìm thấy cháu ở sự tâm giao. Ta những muốn rót vào phần hồn đơn điệu và tẻ nhạt của anh Dương cháu một chút rượu hồng chưng cất từ men văn hóa ngàn năm của làng nhưng cơ thể nó không chứa nổi. Ngược lại cháu nhận về mình tất cả. Hoặc là sẽ là một kẻ mềm yếu, từ bi đến mức không làm nổi việc gì, hoặc sẽ trở thành chú ngựa hoang có phần có phần hồn nhàu nát và tổn thương, hoặc sẽ thăng hoa như loài chim chỉ quen vẫy cánh dưới mặt trời và tìm

thế…Tiễn cháu lên Hà Nội học ta tặng cháu khúc nhạc lòng quen thuộc này mà thôi. Ta đã nhìn thấy sự hết ở ta và sự tiếp nối từ người khác. Cháu hãy đi cho chân cứng đá mềm, một ngày nào đó, trên đường đời rất dài và rất rộng của cháu thấy hiu hiu lá rụng thì nhớ đến ta, đến khúc hát của người lái đò già…” [40, tr.37]. Đó là tình cảm đáng kính khiến Đàn luôn nhớ và cảm giác hối tiếc, ước mong quay trở về sau những năm tháng tội lỗi đắng cay.

Vẻ đẹp tình người đó còn được tỏa sáng trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện

là tình cảm của một người chị, một người tình chưa chính thức công khai (bởi những định kiến trong xã hội) nhưng đã đánh thức trái tim của Minh Việt bừng tỉnh sau những ác mộng của cuộc chiến. Người phụ nữ gốc Campuchia có tên Vi Lay đó, tuy có một phần đời bí ẩn nhưng chị lại có một tấm lòng giản dị, hết đỗi yêu thương. Bằng tình cảm của những con người đã từng vấp ngã trong tình yêu, chị tìm thấy được tiếng nói đồng cảm nơi chàng trai có vẻ đẹp khôi ngô và một đôi mắt buồn như rơi lệ- Minh Việt, lay động được phần tinh khôi nhất trong tâm hồn anh đó là khát vọng sống và khát vọng yêu đương. Vì vậy, Bên dòng Sầu Diện xuyên suốt chủ đề chính của tác phẩm nói về những hy sinh, mát mát trong chiến tranh nhưng không làm người đọc cảm thấy bi lụy, có buồn thảm nhưng không tạo ra sự thất vọng, quá đỗi đau thương bởi tác giả đã nhìn thấy được ở phía bên kia của cuộc chiến vẻ đẹp tình người vẫn luôn còn mãi.

Trong tác phẩm Kín vẻ đẹp tình người là sự đoàn kết, đùm bọc nhau trong cơn đói khổ của những đứa trẻ mồ côi nơi nhà ga, xóm chợ chốn Hải Thành. Đó là những mảnh đời bất hạnh lạc loài tìm thấy nhau trong “đơn côi trần thế” cùng gom nhặt đến kiệt cùng sức lực để giúp nhau đi qua tuổi thơ dữ dội. Đọc Kín, gấp cuốn sách lại, cứ đầy ắp lên trong chúng ta cái “tấm lòng bạn bè”, cái khát vọng “làm người”, “khát vọng đổi đời”, cái “khả năng hướng thiện” [44, tr.334]. Hoàn, Phương, Kiên và Quỳnh, số phận đưa đẩy để bốn đứa trẻ đó đã gặp nhau trong cái toa tàu cũ nát. Cuộc sống của chúng độc mỗi mùi của đơn côi trần thế, mùi của lạc loài thân phận. Rồi lòng tốt của cậu ấm Bình. Đám trẻ bụi đời ấy dựa vào nhau mà

sống, vin vào thứ duy nhất là tấm lòng bè bạn để không bị “chết chìm trong cái hố lầy đen tối và hoang rợ” [44, tr.337]. Khi khuôn viên nhà ga được “làm sạch” thì những người bạn, những thân phận lạc loài này dạt đi mỗi đứa mỗi phương, mất hút. Rồi họ định hình những số phận khác nhau. Và một ngày, “đàn thú hoang đồng loạt trở về để đòi được làm người” [44, tr.335]. “Các bạn cứ vui vẻ với nhau đi. Cứ cười nói và khóc lóc đi. Ai chưa tốt đẹp thì khát khao tốt đẹp. Ai tốt đẹp rồi thì chia sẻ cho mọi người đi. Ai còn dưới miệng hố thì giơ tay lên. Ai đứng trên miệng hố rồi thì kéo lấy những kẻ khốn khổ khốn nạn lên cùng. Bây giờ là lúc không phải chỉ dành tặng nhau những tấm lòng. Tình bạn tốt đẹp phải là cùng nhìn về một phía, cùng nắm chặt tay nhau đi về một hướng. Hướng đó là Hải Thành hay Hà Thành không cần biết, nhưng hướng ấy phải là tốt đẹp. Có thể mỗi người sẽ có một cách hiểu khác nhau về tốt đẹp, nhưng nhất định cứ phải là tốt đẹp” [44, tr. 394].

Tư tưởng Kín gặp gỡ tư tưởng Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp: Đời

con người ta “Khổ lắm. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”[44,tr.35]. Đọc Kín, củng cố trong chúng ta một tâm thế sống, bản lĩnh sống gân guốc giữa kiếp nạn cuộc người: “Phải nỗ lực đến xé người để thay đổi bản thân. Phải gạt những nỗi buồn đi mà sống, chưa xong kiếp người, chưa thể chết thì phải sống tiếp” [44, tr.362]. Chúng tôi tin, người đọc, dẫu khó tính, vẫn chấp nhận nhân sinh quan và nghệ thuật quan được phản ánh trong Kín. Bởi họ không bị “chết

chìm” trong tác phẩm, ngược lại, thấy lòng mình “thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam).

Có thể nói, Kín của Nguyễn Đình Tú là cả một sự dằn vặt nội tâm khốc liệt của những người trẻ muốn bứt mình ra khỏi sự bức bối của đô thị, ngột ngạt của đời sống. Nhưng sau tất cả những sóng gió của cuộc đời, điều còn lại chính là tình thương giữa con người với con người. Và chỉ có tình yêu thương con người mới đủ sức mạnh để người ta sống tiếp và mở đường cho những mảnh đời lạc lối trở về.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)