Đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 61)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

2.1.3.Đối ngoại nhân dân

Quan hệ giao lưu nhân dân cũng là một cầu nối gắn liền quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Đóng vai trũ quan trọng trong mối quan hệ kết nghĩa giữa cỏc địa phương, giao lưu thanh niên, quan hệ cư trú, đilại của nhân dân hai nước…

* Quan hệ kết nghĩa giữa các địa phương

Đây là lĩnh vực mà các quan hệ song phương ngày càng trở nên sôi động và tích cực hơn. Trong những năm gần đây, mối quan hệ kết nghĩa giữa các thành phố, tỉnh của Hàn Quốc với các địa phương của Việt Nam đã được đẩy mạnh. Trên cơ sở đó, mối quan hệ đối tác liên vùng của hai nước gia tăng

một cách rõ rệt. Đã diễn ra trao đổi đoàn giữa nhiều địa phương hai nước để tìm hiểu cơ hội hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương tiếp xúc trực tiếp và làm ăn kinh doanh. Tính đến nay đã có 16 thành phố, tỉnh thành của Việt Nam và Hàn Quốc chính thức đặt quan

hệ kết nghĩa (xem phụ lục - bảng 2)

* Những hoạt động của tổ chức Hàn Quốc tại Việt Nam

- Cỏc tổ chức của cựu chiến binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam lần luợt được thành lập như: „„Đại Hàn (1988), Hội chiến hữu tham chiến miền Nam Việt Nam (1989), Hội chiến hữu Đại Hàn tham chiến hải ngoại (1990)… Đến năm 2000, ở Hàn Quốc có hơn 30 hội cựu chiến binh liên quan đến Việt Nam hoạt động riêng lẻ. Nhưng trong giai đoạn này, các hội chỉ hoạt động lẻ tẻ, rải rác, chưa có tiếng nói thống nhất để đấu tranh vỡ quyền lợi hay những hoạt động liên quan đến Việt Nam‟‟ [67, tr446-447]. Để khắc phục tỡnh trạng trờn, cỏc hội cựu chớờn binh đó nỗ lực để thành lập nên một tổ chức liên hiệp, hiện nay có 4 tổ chức liên hiệp hoạt động mạnh mẽ: Tổng hội liên hiệp chiến hữu có công tham chiến Việt Nam, Hội chiến hữu dũng sĩ tham chiến Việt Nam, Hội chiến hữu bị nghi ngờ hội chứng chất độc da cam, Hội liờn hiệp chiến hữu cú cụng tham chiến Việt Nam Đại Hàn Dân Quốc,

- Sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới, các phương tiện thông tin Hàn Quốc tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh các vấn đề xó hội do chiến tranh Vịờt Nam để lại, nhất là vấn đề con lai Đại Hàn. Sự quan tâm đó đó dẫn đến hiện tượng nở rộ các tổ chức Hàn Quốc liên quan đến Việt Nam ra đời vào đầu những năm 1990 như : 1) Liờn hiệp cụng dõn vỡ chớnh nghĩa kinh tế (Citzộn‟ Coalition for Economics Justice):Được thành lập năm 1989 ở Hàn Quốc, thỏng 4 - 1995, Uỷ ban dự án Việt Nam của liên hiệp ra đời để triển khai các hoạt động như khai thỏc nụng thụn, hỗ trợ giỏo dục, y tế … ở Việt Nam. Đặc biệt, vào năm 1996, liên hiệp tiến hành dự án xây dựng trường dạy nghề ở. 2)Hội Liờn tụn hỗ trợ dự ỏn

trường dạy nghề Hàn - Việt: Từ cuối những năm 1991, vấn đề giáo dục và đào cho con lai Đại Hàn tại Việt Nam bắt đầu được bàn đến. Ngày 08 - 08 - 1993, Hội Liên tôn hỗ trợ Dự án xây dựng trường dạy nghề Hàn - Việt ra đời nhằm mục đích giúp đỡ những trẻ em Việt Nam mồ côi và con lai Đại Hàn. 3) KOVIET (Korea - Vietnam Friendship Association): Được thành lập ngày 15 - 07- 1995 với mục đích ban đầu là để giúp đỡ con lai Đại Hàn, nhưng sau này KOVIET thực hịờn những dự ỏn trao học bổng cho học sinh, sinh viờn nghèo, tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí…

Trong giai đoạn này, có rất nhiều tổ chức Hàn Quốc vào Việt Nam hoạt động. Nhưng nhỡn chung, những hoạt động của họ đó nảy sinh một số vấn đề:

Thứ nhõt: Hầu hết cỏc tổ chức Hàn Quốc hoạt động ở Việt Nam trong giai đoạn này phần nhiều là các tổ chức tôn giáo. Bên cạnh những hoạt động xó hội thỡ thường đi kèm với hoạt động truyền giáo. Cho nên các tổ chức này đó gõy nờn những phản ứng mõu thuẫn trong lòng xó hội Việt Nam. Thứ hai: Hoạt động của các tổ chức Hàn Quốc trong giai đoạn này chủ yếu là xây dựng các trường dạy nghề để phục vụ giảng dạy con lai Đại Hàn. Nhưng đến thời điểm này, con lai Đại Hàn hầu như đó trưởng thành (độ tuổi 20 - 25 tuổi) nên chương trỡnh dạy nghề này trở nờn khụng cũn phự hợp. Thứ ba: Trong giai đoạn này có nhiều tổ chức đăng ký hoạt động nhưng việc chuẩn bị của họ khi vào Việt Nam thường chưa kỹ lưỡng chu đáo, chưa đủ khả năng tự lực về mặt tài chính nên gây ra một số vấn đề xó hội như thất hứa… và khi khủng hoảng tiền tệ chõu Á nổ ra, nhiều tổ chức đó ngừng hoạt động.

- Đầu năm 1999, tạp chí thời sự hàng tuần Hankyoreh 21 lần đầu tiên đề cập đến vấn đề thảm sát thường dân Việt Nam do quân đội Hàn Quốc gây ra trong chiến tranh Việt Nam. Hàng loạt bài báo viết về vấn đề thảm sát đó gõy lờn một cơn sốc lớn đánh thức lương tâm của công luận Hàn Quốc. Toà soạn tiếp tục phát động chiến dịch quyên góp tiền “Xin hóy tha thứ cho lịch sử đáng hổ thẹn của chúng tôi”, kéo dài khoảng 1 năm (từ 10- 1999 đến 09- 2000). Từ kết quả đó, toà soạn đó xây dựng công viên Hoà bình Hàn - Việt

(khánh thành ngày 21- 01- 2003) tại tỉnh Phú Yên. Tuy chiến dịch này cũng gây nên phản ứng gay gắt từ cựu chiến binh Hàn Quốc nhưng vẫn được đông đảo người dân Hàn Quốc ủng hộ. Tháng 1- 2000, hơn 13 tổ chức xó hội Hàn Quốc tập hợp và thành lập nên Uỷ ban sự thật về chiến tranh Việt Nam( tên gọi tắt là Uỷ ban sự thật) để hoạt động “phong trào xác minh sự thật về chiến tranh Việt Nam”. Hiện có 3 tổ chức Hàn Quốc hoạt động liên quan đến vấn đề này là: Uỷ ban xỳc tiến xõy dựng Bảo tàng Hoà Bình được thành lập tháng 1-2003, và hiện đang tổ chức chiến dịch quyên góp tiền và tiến hành những hoạt động vỡ hoà bỡnh. Tổ chức Tôi và chúng ta (Nawauri): Được thành lập năm 1998. Năm 1999, từ năm 2000, hàng năm Nawauri đều tổ chức cho người dân Hàn Quốc đến thăm những địa phương bị thảm sát trong chiến tranh để tỡm hiểu những sự thật về lịch sử và trợ giỳp hàng thỏng (20 USD) cho những nạn nhõn Việt Nam sống sút, từ năm 2002, mỗi năm Nawauri cũng tổ chức Giao lưu thanh niên hoà bỡnh Hàn - Việt và tiến hành những hoạt động giúp đỡ địa phương như xây nhà, xây cầu, xây mộ tập thể, xây phũng

học, làm đường…ở Quảng Nam. Hội y tế Hàn Quốc vì hoà bình Việt Nam:

Năm 2000, Hiệp hội Nha sĩ vỡ sức khoẻ xó hội Hàn Quốc đó tổ chức Đoàn y tế Hàn Quốc vỡ hoà giải và hoà bỡnh Việt Nam tiến hành khỏm chữa bệnh miễn phớ lần đầu tiên, đồng thời tổ chức Lễ tưởng niệm cho những oan hồn Việt Nam bị thảm sát trong chiến tranh ở tỉnh Quảng Ngói. Ngày 01- 07- 2001, Hiệp hội nha sĩ này cựng với Hội thanh niên Bác sĩ Đông y thực hiện Y tế chân chính thành lập nên Hội y tế Hàn Quốc vỡ hoà bỡnh Việt Nam. Từ năm 2000- 2008, hội đó tổ chức 5 đợt khám chữa bệnh (hơn 300 lượt bác sĩ tham gia) cho hơn 10000 bệnh nhân ở tỉnh Quãng Ngãi và Bình Định.

- Hiện nay, cú rất nhiều tổ chức Hàn Quốc đang hoạt động một cách tích cực và mạnh mẽ tại Việt Nam (xem phụ lục - bảng 3). So với giai đoạn những năm 1990 thì hoạt động của họ tỏ ra có kinh nghiệm hơn và đạt được nhiều hiệu quả thực tế hơn. Chương trình của họ cũng không cần giới hạn trong một số đối tượng mà mở rộng ra toàn xã hội, từ người nghèo đến những nạn

nhân chiến tranh, từ người già đến phụ nữ, trẻ em… Quy mô của những chương trình này cũng to lớn hơn, vững chắc hơn, thiết thực hơn và đa dạng hơn. Những tổ chức Hàn Quốc hoạt động tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay là:

Tổ chức phong trào chia sẻ toàn cầu (GCS - Global Civic Shairing) thành lập tháng 9 năm 1995, tổ chức tiến hành những hoạt động đầu tiên tại Việt Nam là chương trỡnh Quỹ tớn dụng (tỉnh Hà Tõy), đến nay các hoạt động chính của tổ chức này gồm: Trung tâm Hợp tác Hàn- Việt (1998); Ngân hàng Bũ (cow Bank); Lớp học “Cây ước mơ” (Dream tree); Chương trình khai thác nông thôn.

Tổ chức World Vision: Bắt đầu hoạt động tạo Việt Nam từ năm 1998, Tổ chức thực hiện hai dự án chính là: Dự án phát triển địa phương Hoà Vang (Hoa Vang ADP - Area Development Program): được tiến hành trong giai đoạn 1998-2010 với sự hưởng lợi của 75.000 người (trong đó có 3000 trẻ em kết nghĩa), dự án gồm những hoạt động về: Nụng nghiệp, Y tế, Giáo dục. Dự án Trà My ADP: năm 1998, tổ chức đó kết hợp với chớnh quyền địa phương tiến hành khảo sát huyện Trà My. Kết quả cho thấy huỵên có 36,33% hộ dân nghèo ở mức thiếu lương, dự án Trà My ADP với những trọng tâm là xoá đói, cải thiện cơ cấu nông nghiệp, cải tạo và bảo vệ môi trường…

Nhiều tổ chức hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc cũng đó được thành lập như hai Hội Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hàn Quốc - Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam và Quỹ Hàn - Việt tại Xơun và Hà Nội.

* Giao lưu Thanh niên giữa hai nước

Năm 1999, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên của Việt Nam cùng Bộ Văn hoá và Du lịch Hàn Quốc đó ký kết thoả thuận bao gồm các hoạt động như: giao lưu hội trại, liên hoan văn hoá văn nghệ nghệ thuật, trao đổi phương pháp huấn luyện thanh niên, trao đổi thông tin, ấn phẩm xuất bản, điện ảnh…Từ năm 1999 - 2003, mỗi năm Việt Nam và Hàn Quốc cử đoàn gồm 20 người (từ 18- 24 tuổi) thực hiện chuyến viếng thăm lẫn nhau trong thời gian

10 ngày. Đến năm 2004, hai bên tiếp tục ký thoả thuận tăng cường, mở rộng mối quan hệ sẵn có, thực hiện trao đổi những đoàn đại biểu thanh niên trong 5 năm tiếp theo là 2004 - 2008. Căn cứ vào các thoả thuận trên năm 2005 đó cú 30 thanh niờn Việt Nam được mời thăm và giao lưu tại Hàn Quốc, cũng như

có 20 thanh niên Hàn Quốc đó đến thăm Việt Nam. Năm 2008 là năm thứ 10

hai nước Việt – Hàn phối hợp tổ chức chương trỡnh giao lưu thanh niên, từ ngày 24/4 đến ngày 2/5/2008 có 30 đại biểu thanh niên Việt Nam đó cú mặt tại Hàn Quốc để tham dự Chương trỡnh giao lưu Thanh niên Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra. Trong thời gian ở thăm Hàn Quốc, các đại biểu sẽ gặp gỡ, giao lưu với các thanh niên Hàn Quốc, thăm Viện nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc, tỡm hiểu hoạt động của Trung tâm Thanh niên Seoul, thăm Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đỡnh, Nhà mỏy sản xuất ụtụ Huyndai. Trong chuyến đi này, các đại biểu sẽ có cơ hội ở nhà dân, tỡm hiểu một số phong tục văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Vào tháng 9 năm nay, Việt Nam cũng sẽ đón 20 đại biểu thanh niên Hàn Quốc sang giao lưu với phương thức hoạt động tương tự. [5]

* Quan hệ cư trú đi lại nhân dân

Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thỳc, quan hệ hai nước gián đoạn nên hai bên không có sự giao lưu nhân dân nào. Năm 1983, một số thương nhân Hàn Quốc bắt đầu quan hệ buôn bán với Việt Nam. Từ năm 1988, khi chính phủ Hàn Quốc cho phép doanh nhõn giao dịch trực tiếp với Việt Nam thỡ số người Hàn Quốc vào Việt Nam tỡm kiếm cơ hội kinh doanh ngày một tăng lên. Sau khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ (1992), việc đi lại, cư trú, giao lưu giữa nhân dân hai nước diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và tốt đẹp. Giữa Việt Nam và Hàn Quốc có 4 chuyến bay trực tiếp gồm: Hà Nôi - In Cheon (18 chuyến/tuần), Hồ Chớ Minh - In Cheon (14 chuyến/tuần) cựng hai chuyến vừa được mở gần đây là Hồ Chớ Minh - Pu San (2003), Hà Nội - Quang Chu (2004). “Hiện tại có khoảng hơn 36.200 người Hàn Quốc đang cư trú tại Việt Nam, trong đó Hà Nội và khu vực lân cận có khoảng 1200 người, Thành phố Hồ Chí minh và lõn cận có khoảng

35.000 người và khoảng 70.000 người Việt Nam đang cư trú và làm việc tại Hàn Quốc ( trong số đó có 20.000 người phụ nữ Việt Nam kết hôn và nhập cư vào Hàn Quốc )”[76]

Như vậy, sự năng động của đối thoại chính trị là bằng chứng cho thấy sự tin cậy và tính hữu nghị của quan hệ đối tác toàn diện của Việt – Hàn. Hàn Quốc và Việt Nam có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế như trong việc tăng cường ổn định và an ninh trong khu vực CATBD, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và buôn lậu ma túy, với nạn nhập cư trái phép, buôn bán vũ khí và các vấn đề quan trọng khác. Trong bối cảnh đó, củng cố quan hệ hợp tác chính trị giữa hai nước cả song phương và đa phương sẽ là một đóng góp thiết thực trong việc hình thành một mô hình quan hệ quốc tế mới trong khu vực CATBD, dựa trên những nguyên tắc về hợp tác, chủ quyền và bình đẳng.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 61)