- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám
2.1.1. Đối thoại và hợp tác chính trị song phương
Hợp tác chính trị, đối ngoại cho đến nay vẫn tiếp tục là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ Việt - Hàn. Các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp được xúc tiến thường xuyên, sự hợp tác giữa Quốc hội, các địa phương và tổ chức chính trị - xã hội được mở rộng với nhiều hình thức phong phú, cơ chế hợp tác được hoàn thiện một cách hiệu quả, nhằm tăng cường tỡnh đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên mọi lĩnh vực
Từ năm 1992 đến nay là giai đoạn có nhiều chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo hai nước và tạo ra những chuyển biến quan trọng nhất trong quan hệ Việt - Hàn. Gần như mỗi năm đều có đoàn cấp cao của hai nước sang thăm lẫn nhau. Dưới đây là những chuyến viếng thăm quan trọng của các nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay: Về phía Việt Nam đã có những chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tới Hàn Quốc vào tháng 5 - 1993, và đặc biệt trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 8/2001, hai bên ra tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới là: „„Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuyên bố chung được công bố trong chuyến thăm nêu rõ: „„Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, báo chí, thể thao, du lịch và giao lưu thanh niên giữa hai nước, thỏa thuận gặp gỡ cấp Bộ trưởng Ngoại giao thường niên và phối hợp thúc đẩy việc Việt Nam gia nhập WTO” [84]. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng
„„Gặp gỡ cấp cao lần này đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt Nam –
Hàn Quốc, thúc đẩy và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước” [84]. Tiếp theo là các chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hàn Quốc (9 -2003). Về phía Hàn Quốc có các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Young Duk (8-1994), Tháng 11 - 1996 Kim Young Sam là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên sang thăm Việt Nam kể từ sau năm 1975, tiếp đó tháng 12 -1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao ASEAN, đáng
chú ý là chuyến thăm của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Han Dong (4 -2002) đã đánh dấu một mốc mới trong xây dựng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai n- ước trong thế kỷ XXI, trong hội đàm, hai bên nhất trí cùng nhau tăng cường trao đổi các đoàn công tác, tiếp tục khuyến khích các cấp các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư thương mại, lao động, KHCN, thông tin, dầu khí, điện lực, xây dựng, giao thông vận tải, thủy sản, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, tư pháp chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam thực hiện CNH, HĐH đất nước; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư và làm ăn tại Việt Nam, tiếp tục viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam; tiếp tục hợp tác và ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO và chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun tới Việt Nam tháng 10/2004, hai bên đã hướng tới một số mục tiêu chủ yếu, đó là: Xây dựng lòng tin thông qua việc mở rộng các cuộc viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao, tạo động lực phát triển và khắc sâu sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quan trọng trong kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác lên một tầm cao mới và đảm bảo hợp tác của Việt Nam vì một Bán đảo Triều Tiên. Tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Hae Chan thăm Việt Nam, hai bên đã trao đổi những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, góp phần phát triển „„Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI" giữa hai nước, và Tổng Thống Roh Moo Hyun thăm Việt Nam thỏng 11/2006, trong cuộc hội đàm lãnh đạo hai nhà nước đều thống nhất sẽ tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiên thuận lợi về chính sách để đẩy mạnh hợp tác toàn diện. Đây là những bằng chứng sinh động chứng minh cho mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai bên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cùng với hợp tác trong quan hệ chính trị - ngoại giao ở cấp nhà nước, hợp tác liên nghị viện, thông qua việc tích cực viếng thăm lẫn nhau
giữa chủ tịch Quốc hội hai nước và giữa các đại biểu Quốc hội. Các cuộc gặp gỡ giữa các nghị sĩ là một phần quan trọng của quan hệ song phương, góp phần trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lập pháp, kinh nghiệm đảm bảo pháp luật trong các hoạt động cải cách kinh tế, quyết định những vấn đề xã hội; nâng cao vai trò nhà nước pháp quyền trong đời sống xã hội... ở hai nước. Tháng 8/1996 đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Kim Su Han Thăm Việt Nam; tiếp theo tháng 9 -1998 Chủ tịch Quốc hội Park Kwan Yong; tháng 9- 2003 Chủ tịch Quốc hội Pắc Quan Yung và tháng 1/2006 Chủ tịch Quốc hội Kim Uụn Ki thăm Việt Nam. Gần đây nhất là đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Hàn Quốc do Chủ Tịch Lim Chae Jung dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức nước ta từ ngày 19 đến 24/4/2008. Tại hội đàm, hai bên đều bày tỏ hài lũng trước mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội hai nước. Chủ tịch Lim Chae Jung bày tỏ mong muốn sự hợp tác giữa hai nước nói chung và Quốc hội hai nước nói riêng ngày càng sâu rộng hơn nữa và với nền móng 16 năm xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước, trên cơ sở những thành quả đó đạt được, hiện nay là thời điểm phù hợp để đưa quan hệ hai nước vào khuôn khổ hợp tác toàn diện, lâu dài, ổn định cùng có lợi. Trước mắt là hai nước cần tích cực thực hiện thoả thuận xây dựng Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI mà lónh đạo cấp cao hai nước đó thống nhất. Thay mặt lónh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt đang học tập và sinh sống tại Hàn Quốc có cuộc sống ổn định cũng như các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp của Hàn Quốc sang hợp tác đầu tư tại Việt Nam, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Phỳ Trọng nhấn mạnh: „„Việt Nam luôn coi Hàn Quốc
là đối tác quan trọng trong quá trỡnh xõy dựng và phỏt triển kinh tế”. [76] Về phía Việt Nam có các chuyến thăm đáp lại, đó là: Tháng 3 năm 1998 đã diễn ra chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức
Mạnh, tiếp theo tháng 7- 2004 chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Trong bối cảnh hai nuớc đang cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21, Thỏng 3/2008 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Hàn Quốc, thành công của chuyến thăm góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nuớc trên tất cả các lĩnh vực. Trong các cuộc hội đàm và hội kiến, hai bên đều khẳng định sự coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tỏc nhiều mặt Việt - Hàn cả trên phương diện song phương và đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN+3. Cùng với những đổi mới trong chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính ở Việt Nam, niềm tin của những nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng. Nhận định về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới, ông Phạm Tiến Vân, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc cho rằng: „„Cho đến nay sau 16 năm Hàn Quốc trở thành đối tác lớn của ta trên cỏc mặt, nhất là về Kinh tế thỡ sự quan tõm của Hàn Quốc đối với việc tăng cường phát triển quan hệ với Việt Nam cũng càng lớn hơn bao giờ hết. Chuyến đi của chủ tịch đúng vào thời điểm Hàn Quốc có chính phủ mới. Đây cũng sẽ là cơ hội để lónh đạo hai nước tiếp xúc và trao đổi ý kiến về việc tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tôi tin tưởng rằng thành công của chuyến đi sẽ đóng góp lớn vào việc phát triển quan hệ hai nước”. [5, tr 96]
Bên cạnh đó, các Uỷ ban của Quốc hội hai nước như: Uỷ ban đối ngoại, Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban các vấn đề kinh tế - xã hội cũng trao đổi đoàn để tìm hiểu về các hoạt động đối ngoại, hoạt động lập pháp, hoạt động kinh tế - xã hội của hai nước. Những hành động phối hợp cụ thể giữa cơ quan luật pháp cao nhất của hai nước là nhân tố góp phần phát triển mối quan hệ Việt - Hàn.
Ngoài ra, các Bộ, Ngành giữa hai bên liên tục có những chuyến thăm viếng và làm việc lẫn nhau. Về phương diện cơ chế hợp tác, đã hình thành cơ chế gặp, tiếp xúc cấp cao, cơ chế tham khảo chính trị thường xuyên giữa hai Bộ Ngoại giao và Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa
học - kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc (1993), cơ chế trao đổi ý kiến về chớnh sỏch thường niên cấp Vụ, Cục trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao (1995). Ngoài ra, cũn cú nhiều cơ chế hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, Ngành giữa hai nước. Trong quá trình trao đổi các chuyến thăm của những người đứng đầu cơ quan đối ngoại, cũng như các cuộc gặp gỡ thường xuyên trong khuôn khổ các chuyến thăm ở cấp cao và trong các hoạt động đa phương (trước hết trong khuôn khổ của ASEAN và APEC) đã khẳng định sự gần gũi về quan điểm giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong các vấn đề quốc tế then chốt.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc không chỉ phạm vi trong quan hệ Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, mà còn mở rộng sang cả quan hệ các chính Đảng, tháng 11- 1994, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam sang thăm Hàn Quốc theo lời mời của Đảng lãnh đạo tự do dân chủ Hàn Quốc nhằm chính thức thiết lập quan hệ giữa hai đảng cầm quyền của hai nước. Sự kiện này cú thể núi là cột mốc rất quan trọng trong quan hệ Việt- Hàn. Bởi vỡ khi cũn chiến tranh lạnh, việc Đảng Cộng sản hợp tác với đảng cầm quyền của một quốc gia tư bản là điều khó có thể xảy ra. Phải nói, việc gạt bỏ những bất đồng chính kiến để bắt tay hợp tác toàn diện cho thấy cả hai bên đều mong muốn thúc đẩy mối quan hệ lên tầm cao nhất có thể. Tháng 4/1995, Tổng Bí thư Đỗ Mười và ngày 14 -16/11/2007 Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh thăm Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 15 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992 – 22/12/2007), nâng mối quan hệ giữa hai Đảng lên một tầm cao mới.
Tại cỏc cuộc hội kiến giữa lónh đạo cấp cao hai nước, nhiều hiệp định hợp tác song phương trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học giáo dục, kỹ thuật công nghệ, giao lưu văn hoá, du lịch đó được ký kết. Đây là cơ sở pháp lý khá vững chắc, là cầu nối cho quan hệ để hai nước xích lại gần (xem phụ lục - bảng 1)
Trong đối thoại chính trị, Việt Nam và Hàn Quốc gần gũi về lập trường, quan điểm trên một loạt vấn đề quốc tế quan trọng như: xây dựng một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng; chống lại mọi hình thức áp đặt hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền; nâng cao hiệu quả hoạt của UN trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và phát triển hợp tác; vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa ly khai, tôn giáo cực đoan... Hai bên cũng thể hiện rõ sự nhất trí cao về nguyên tắc đối với các vấn đề an ninh và hợp tác ở CATBD và ĐNA. Hai bên cùng có lập trường về việc xây dựng một thế giới đa cực, không có bạo lực, không có các trung tâm sức mạnh chi phối thế giới, về việc cần khẳng định lại vai trò duy trì hoà bình và ổn định của Hội đồng Bảo an UN trong giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới.
Có thể thấy, quan hệ Việt - Hàn sau từ năm 1992 đến nay ngày càng phát triển, nhất là trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao. Sự trao đổi thường xuyên các đoàn cấp cao giữa hai nước càng củng cố thêm sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau trong mối quan hệ bang giao giữa hai nhà nước, hai chính phủ. Đó là những điều kiện tốt làm cơ sở cho quá trình củng cố, tăng cường phát triển quan hệ Việt - Hàn trong bối cảnh quốc tế mới. Quan điểm của Việt Nam và Hàn Quốc về các vấn đề lớn của thế giới và khu vực thường trùng hợp hoặc tương đối gần nhau. Cả hai nước đều có mục tiêu là tăng cường sự ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới để ưu tiên phát triển kinh tế trong nước. Một tiền đề rất quan trọng để tạo động lực phát triển quan hệ giữa hai nước là sự hiểu biết lẫn nhau và sự tin cậy ở mức độ cao giữa các nhà lãnh đạo chính trị hai nước, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia của mỗi nước cũng như tăng cường và củng cố quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Đồng thời, đó cũng là tiền đề để hai nước có được sự phối hợp chặt chẽ trong các diễn đàn đa phương khác.