Một số quan điểm trong phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 114)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

3.2.1. Một số quan điểm trong phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam Hàn Quốc

nhất là trong những lĩnh vực đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên như hợp tác khai thác dầu khí, hóa dầu, năng lượng, giao thông, xây dựng đô thị, nhà ở, nuôi trồng và chế biến nông thủy sản, trao đổi hàng hoá, khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ, đặc biệt là những ngành mà Hàn Quốc có thế mạnh như điện tử, viễn thông, tin học …. vẫn là những hướng phối hợp hành động có triển vọng giữa hai nước. Ngoài ra hai bên còn có khả năng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như khí tượng thuỷ văn, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình, hợp tác về văn hóa, giáo dục và du lịch.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hai bên cần phải đưa ra được các biện pháp cụ thể để biến những tiềm năng hợp tác giữa hai nước thành hiện thực, tương xứng với quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc, góp phần vào công cuộc phát triển ở mỗi nước. Điều đó trước hết phụ thuộc nhiều vào phía Việt Nam. Xuất phát từ những đặc điểm về vị thế của cả hai nước trên tr- ường quốc tế, từ các yếu tố địa chính trị đặc thù của hai nước, Việt Nam phải tích cực, chủ động thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống sẵn có với Hàn Quốc bằng nhiều giải pháp mang lại lợi ích thực sự và hiệu quả về cả kinh tế, chính trị và an ninh cho cả hai nước. Chỉ có như vậy, quan hệ đối tác toàn diện sâu rộng mới trở thành hiện thực trong quá trình phát triển của cả hai nước trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI . Từ cách tiếp cận này, có thể thấy trong những năm trước mắt, thậm chí những thập niên tới, quan hệ Việt - Hàn chắc chắn sẽ đẩy mạnh đi vào chiều sâu và bền vững.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT - HÀN HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT - HÀN

3.2.1. Một số quan điểm trong phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc Việt Nam - Hàn Quốc

Xét về mặt lịch sử và lợi ích hai nước hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc rất đặc thù, không có tranh chấp và mâu thuẫn. Trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, hai nước có đồng quan điểm. Lợi ích của Việt Nam là

mong muốn Hàn Quốc ổn định và phát triển, phát huy vai trò NIC, làm nhân tố bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới. Ngược lại, một Việt Nam mạnh, có vai trò ở ĐNA cũng phù hợp với yêu cầu chiến lược của Hàn Quốc ở khu vực. Việt Nam không phải là ưu tiên số một của Hàn Quốc ở CATBD, nhưng có tầm quan trọng nhất định trong việc triển khai chiến lược của Hàn Quốc và ĐNA, là nhân tố mà Hàn Quốc không thể bỏ qua trong chính sách của Hàn Quốc đối với các nước ở khu vực. Ngược lại, nhân tố Hàn Quốc là rất quan trọng và cần thiết trong chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam; hợp tác với Hàn Quốc có vai trò nhất định trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; tạo thêm thế cho Việt Nam trong thực hiện chính sách thúc đẩy quan hệ với các trong khu vực, đa dạng hóa, đa phư- ơng hóa. Do đó, đẩy mạnh phát triển quan hệ hợp tác toàn diện nhiều mặt với Hàn Quốc là một yêu cầu khách quan và đáp ứng lợi ích trước mắt và lâu dài của Việt Nam.

Xuất phát từ những nhân tố nói trên, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện một chính sách tổng thể, lâu dài với Hàn Quốc. Trong khuôn khổ luận văn này tác giả xin nêu một số quan điểm sau đây:

Thứ nhất: Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Hàn là một bộ phận của chiến lược đối ngoại của Nhà nước mục tiêu trước hết là bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài của Nhà nước Việt Nam, cụ thể là tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực CATBD và trên thế giới. Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Hàn là quan hệ hợp tác toàn diện, trong mọi lĩnh vực, trong cả các quan hệ song phương và đa phương. Tuy nhiên cần chú ý nguyên tắc ngoại giao quan trọng là phát triển quan hệ Việt - Hàn không làm phương hại đến các mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Việt Nam và Hàn Quốc với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga ... Chiến lược

ngoại giao cân bằng của Việt Nam cần tránh đối đầu với Mỹ, Trung Quốc, cải thiện và tăng cường quan hệ với họ, đồng thời tranh thủ lôi cuốn Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ, ASEAN can dự vào bàn cờ chiến lược của nước ta với những vị trí phù hợp với ích, vai trò, thế mạnh của từng nuớc.

Thứ hai: Cơ sở quan hệ lâu dài với Hàn Quốc trước hết là lợi ích kinh tế, an ninh

Quan hệ Việt - Hàn hiện nay nhờ những nỗ lực chung của hai nước đã được xây dựng trên cơ sở mới bình đẳng, cùng có lợi. Do đó, vấn đề lợi ích quốc gia của ta trong quan hệ với Hàn Quốc phải được nêu lên hàng đầu. Mọi hoạt động quan hệ với Hàn Quốc đều phải xuất phát từ lợi ích quốc gia của ta đem lại hiệu quả thiết thực cho đất nước. Đó là lợi ích kinh tế, góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc CNH, HĐH, là lợi ích an ninh và sự phối hợp trên quốc tế và ở khu vực nhằm nâng cao thêm vị thế quốc tế của ta; tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba: yếu tố lịch sử, hữu nghị truyền thống là đặc trưng của quan hệ Việt - Hàn cũng cần được tính đến.

Nói một cách khác, cần tránh tư tưởng thực dụng trong quan hệ với Hàn Quốc. Do đó, trong chính sách quan hệ với Hàn quốc cũng cần tính đến yếu tố đặc thù truyền thống, đồng thời tính đến nhiều triển vọng, tiềm năng to lớn của Hàn Quốc, từ đó có sự cân nhắc nhất định trong quan hệ hợp tác toàn diện với Hàn Quốc, không nên đánh đồng với yêu cầu của ta trong hợp tác với các nước tư bản phương Tây.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)