Trên các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác * Trong hợp tác xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 76)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

2.2.4. Trên các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác * Trong hợp tác xuất khẩu lao động

* Trong hợp tác xuất khẩu lao động

Là một thị trường lớn cho lao động nước ngoài với điều kiện lao động tốt môi trường ổn định và mức lương khá cao, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động mới của Việt Nam, nhưng được đánh giá là thị trường lớn và có nhiều tiềm năng. Hàn Quốc đó cam kết nhận thờm lao động Việt Nam và có những chính sách ưu đói nhất định. Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc là một nội dung trong chương trình hợp tác giữa hai nước, điều này không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình người lao động và cho đất nước, đồng thời đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mà còn giúp Hàn Quốc giải quyết tình trạng thiếu lao động. Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu lao động lớn thứ 3 sang Hàn Quốc, chỉ sau Malaysia và Đài Loan. Lao động Việt Nam rất được lòng người sử dụng lao động Hàn Quốc, điều đó thể hiện qua việc trong 12.000 chỉ tiêu năm 2005 có đến 75% hồ sơ được người sử dụng duyệt. Tỉ lệ này là cao nhất trong 6 quốc gia phái cử (gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka, Mông cổ, và Philippines). Sau hơn 10 năm hợp tác lao động, tính đến 7/2008, Việt Nam đó đưa tổng cộng 82 nghỡn lượt người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc

Về hợp tác lao động, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đó ký kết thoả thuận hợp tác lao động theo hỡnh thức cấp phộp lao động (EPS-

Employment Permit System)(1) vào năm 2004. Lao động đựợc đưa sang

làm việc theo hai hình thức “thẻ vàng” và EPS sẽ được hưởng mức thu

(1) EPS là chương trình cấp phép lao động cho lao động phổ thông nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc > Theo chương trình EPS thì người lao động nước ngoài lao động tại Hàn Quốc sẽ được hưởng mọi quyền lợi như người lao động bản địa

nhập ngang bằng lao động sở tại và được đảm bảo bằng một tổ chức nhà nước chứ không do các nhà doanh nghiệp như trước đây. Không chỉ làm việc trong những ngành nghề truyền thống như xây dựng, lao động trên tàu đánh cá, nông nghiệp…Bắt đầu từ năm 2005, lao động Việt Nam đó bắt đầu được bố trí làm việc ở những ngành nghề đũi trỡnh độ kỹ thuật tương đối cao theo chương trỡnh “thẻ vàng” của Hàn Quốc. Đây là chương trỡnh hỗ trợ tổng hợp dành cho nhưng lao động nước ngoài có chuyên môn cao, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, công nghệ sinh học, công nghiệp Nano, vật liệu mới, máy móc vận tải, điện tử số, công nghệ thông tin, môi trường và năng lượng…Người lao động có thẻ vàng sẽ được cấp visa làm việc 3 năm. Trong năm 2005, đó cú hơn 100 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực lập trỡnh tại Hàn Quốc. Sự chuyển đổi cơ cấu lao động này rất quan trọng, chứng tỏ rằng người sử dụng lao động Hàn Quốc đó bắt đầu chú ý đến nguôn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao Việt Nam. „„Việt nam hiện đứng đầu danh sách có lao động nhập cảnh Hàn Quốc theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS). Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam có 6.089 lao động nhập cảnh mới và 1.774 lao động được tái tuyển dụng‟‟ [4, tr.8]

Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động. Hoạt động thành công của khoảng 300 công ty Hàn Quốc ở Việt Nam đó tạo việc làm cho hơn 100.000 công nhân Việt Nam. Hiện nay có khoảng

50.000 người Việt Nam đang lao động ở Hàn Quốc chiếm 30% tổng số lao

động xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. Trong tương lai cả hai bên sẽ mở rộng các dự án hợp tác về đào tạo nghề, tăng cường trao đổi chính sách và kinh nghiệm cũng như các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, bảo hiểm xó hội, an toàn cụng nghiệp…

* Trong hợp tác phát triển du lịch

Hợp tỏc du lịch Việt Nam - Hàn Quốc cũng được chú trọng phát triển.

đó bước cùng nhịp với sự phát triển du lịch của thế giới và khu vực. Hiệp định hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức được ký kết vào 08- 2002, vì vậy trong những năm gần đây, Hàn Quốc đó trở thành một thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam với lượng khách du lịch Hàn

Quốc vào Việt Nam tăng trung bỡnh 30% / năm. Hiện thị trường Hàn Quốc

đứng thứ 3 trong số các thị trường du lịch quốc tế hàng đầu đến Việt Nam và từ thị trường tiềm năng trở thành trọng điểm du lịch Việt Nam. Cụ thể là: „„Năm 2001, du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam là 75.000 lượt khách, năm 2002 là 100.000 lượt khách, năm 2003 là 13 vạn lượt khách, năm 2004 hơn 20 vạn lượt khách. Trong bốn năm trở lại đây, việc Việt Nam miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc có thời gian lưu trú dưới 15 ngày (Từ 01-07-2004) và chương trỡnh quảng bỏ du lịch Việt Nam của Korea Air (điểm đến là Vịnh Hạ Long và Hà Nội) đó khiến lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng với tỉ lệ đột biến từ 50-80%. Năm 2005 đó cú 186.543 du khỏch Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2006, đạt hơn 400.000 lượt khách và năm 2007 gần 450.000 lượt khách đến Việt Nam‟‟[77]. Tuy nhiờn, mức chi tiờu của khỏch du lịch Hàn Quốc cũn thấp so với cỏc khỏch du lịch quốc tế khỏc - trung bỡnh khoảng 500 USD cho một chuyến đi tức là chi phí mua sắm và vui chơi giải trí rất thấp. Hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc trong lĩnh vực du lịch cũn hạn chế hơn so với các nước khác, chỉ chiếm 6.6% tổng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, sự tác động của “làn sóng Hàn Quốc” cũng khiến cho du khách Việt Nam đến du lịch Hàn Quốc ngày càng nhiều hơn, hàng năm số người dân Việt nam tới thăm Hàn Quốc vào khoảng 26.000 người. Trong nhiều năm trở lại đây, lượng khách du lịch Việt Nam sang Hàn Quốc luôn tăng ở mức 22,4%.

Như vậy: Hoạt động du lịch giữa hai nước không những đem lại lợi ích về kinh tế, tạo việc làm cho một số bộ phận người lao động mà còn đem lại sự

hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hai nước.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)