Từ 3 thập niờn cuối thế kỷ XX trở lại đây, Hàn Quốc đó đạt được những thành tựu phát triển hết sức to lớn, được thế giới biết đến với tên gọi
"Kỳ tích sông Hàn". Sự thành công của Hàn Quốc là hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó phải kể tới những đột phá trong chính sách phát triển kinh tế, những nỗ lực không mệt mỏi của người dân Hàn Quốc, truyền thống văn hoá, lịch sử và đặc biệt là vai trũ khụng thể thiếu của chớnh sỏch đối ngoại. Trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh, một loạt những thay đổi trong tất cả các lĩnh vực an ninh, kinh tế, chính trị, xó hội quốc tế và khu vực tỏc động rất lớn đến quỏ trỡnh hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia, Hàn Quốc cũng nhanh chóng điều chỉnh chính sách của mỡnh một cỏch chủ động, linh hoạt và kịp thời, hướng trọng tâm vào việc tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cải thiện quan hệ đối ngoại với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị. Với chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đó gúp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trỡnh phỏt triển đó được thực hiện thành công. Kể từ năm 2000, cụng cuộc cải cách là trọng tâm của chính sách quốc gia. Để tạo ra nhiều đổi mới hơn trong các ngành công nghiệp, Hàn Quốc đang xúc tiến các chính sách thân thiện với doanh nghiệp cũng như là cỏc chớnh sỏch củng cố hợp tác giữa các cụng ty lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trải qua giai đoạn phát triển ngoạn mục trong một thời gian tương đối ngắn, chính phủ Hàn Quốc hiện nay đang chú ý tới “chất lượng của tăng trưởng”. Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc đề cập tới 3 trụ cột cho tăng trưởng trong tương lai: tăng trưởng có thể thúc đẩy tạo ra việc làm, tăng trưởng có thể thúc đẩy những sáng tạo trong các ngành công nghiệp và tăng trưởng đem lại sự phát triển cân bằng giữa các tỉnh cũng như giữa các vùng đô thị, giữa các công ty lớn và nhỏ. „„Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp then chốt và đó được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử kỹ thuật số: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hoá dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới‟‟ [12, tr75]
Giá trị sản lượng nông nghiệp của Hàn Quốc đó tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2008, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đó đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo - nguồn lương thực chủ yếu của đất nước với sản lượng 4.8 triệu tấn. Quỏ trỡnh cụng nghiệp húa làm giảm nhanh số dõn làm nụng nghiệp. Tỷ lệ số dân nông thôn trong tổng số dân giảm mạnh từ 57% năm 1962 xuống tới 9% năm 2008. Trong hơn hai thập kỷ qua, việc mở rộng và hiện đại hoá công nghiệp đánh bắt cá đó đạt được những thành tựu đáng kể và ngành này đó trở thành một nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
Về khoa học - công nghệ: trong những năm 1980, Hàn Quốc đó chuyển trọng tõm sang cụng tỏc quy hoạch và thực hiện cỏc dự ỏn Nghiờn cứu và Phỏt triển (R&D) quốc gia nhằm nõng cao năng lực khoa học và công nghệ. Sự chuyển hướng này bao gồm các chương trỡnh nhằm nõng cao đầu tư Nghiên cứu và Phát triển trong cả khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu và phát triển cao. Từ đầu những năm 1990, Chính phủ đó tập trung vào ba lĩnh vực: tăng cường nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, bảo đảm sự phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn nghiên cứu, và phát triển mở rộng hợp tác quốc tế. Những nỗ lực này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ của Hàn Quốc.„„Cuối năm 2004, tổng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đạt 19 tỷ đô la Mỹ, chiếm 2,85% GDP. Hàn Quốc cũng sẽ tích cực đầu tư cho phát triển công nghệ phúc lợi công cộng để cải thiện chất lượng cuộc sống, công nghệ, từ đó tạo ra những ngành công nghiệp mới‟‟[12, tr 81]