Triển vọng hợp tác Việt Nam Hàn Quốc đến năm

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 104)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

3.1.2 Triển vọng hợp tác Việt Nam Hàn Quốc đến năm

Từ nay cho đến năm 2020, tình hình thế giới và khu vực CATBD chắc chắn sẽ còn có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong khuynh hướng vận động như hiện nay của so sánh lực lượng thế giới và dưới tác động của quá trình TCH, xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển vẫn sẽ là dòng chảy chính của thế giới và khu vực. Bên cạnh xu thế nổi trội này, tính phức tạp trong sự phát triển quan hệ giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn, những cọ sát và xung

đột về lợi ích quốc gia - dân tộc, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trung tâm quyền lực của thế giới với hạt nhân là các nước lớn trên nhiều lĩnh vực,.. vẫn tiếp tục chi phối một cách phức tạp đối với quan hệ giữa các nước, trong đó có quan hệ Việt - Hàn những năm sắp tới. Tại khu vực CATBD nói chung và ĐNA nói riêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, quá trình hợp tác liên kết khu vực diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, song đồng thời cũng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước cùng với những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước... Toàn bộ tình hình nêu trên một mặt tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc, mặt khác cũng sẽ đưa lại không ít thách thức đòi hỏi hai nước phải xử lý trong cục diện cạnh tranh ngày càng quyết liệt về ảnh hưởng và quyền lực giữa các nước lớn, trong đó đáng chú ý là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và sự khó lường trong các cặp quan hệ Trung - Mỹ, Nga- Mỹ, Trung - Nga …

Xét một cách tổng thể, tầm vóc phát triển của một mối quan hệ giữa hai đối tác có tiềm năng hợp tác toàn diện không chỉ phụ thuộc vào nguyện vọng, thiện chí, và những hiệp định mở đầu, mà còn vào cách tiếp cận có tính chiến lược của mỗi bên. Mối quan hệ sẽ phát triển mạnh mẽ và có tầm chiến lược sâu rộng nếu mỗi bên nỗ lực phát hiện, nhận thức thấu đáo, trân trọng và khai thác triệt để thế mạnh tiềm tàng của bên kia. Ngược lại, mối quan hệ sẽ bị trắc trở, thiếu sinh khí nếu mỗi bên cố giữ những định kiến nặng nề do quá khứ để lại hoặc do thiếu thông tin, để rồi luôn xét nét tìm điểm yếu của bên kia với sự dè dặt, bài bác.

* Việt Nam và Hàn Quốc có đầy đủ các nhân tố thuận lợi

Về mặt địa - chính trị, kinh tế, văn hóa để củng cố và tăng cường quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở mới, bình đẳng và cùng có lợi : Đó là hai bên có nhiều nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá. Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai nước châu Á, có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Á. Cả

hai dân tộc đó từng bị ngoại bang đô hộ và cùng cảnh ngộ đất nước bị chia cắt, Việt Nam rất thấu hiểu được sự mong mỏi thống nhất đất nước của nhân dân và chính phủ Hàn Quốc, nhân dân hai nước dễ thông cảm và gắn bó với nhau hiện nay và trong tương lai. Cả hai dân tộc đều có truyền thống giữ gỡn và kế thừa nền văn hoá dân tộc trong lịch sử lâu dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại. Những điều kiện trên đó từng thỳc đẩy kinh tế Việt - Hàn trong quá khứ nay vẫn tiếp tục là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của quan hệ của hai nước trong hiện tại và tương lai.

Tiềm năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một NIE Châu Á tiếp tục làm cho nước này có lợi thế về vốn và công nghệ, cũn Việt Nam tiếp tục cú lợi thế về lao động và tài nguyên- nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước.

Việc thực hiện cam kết về tự do hoá thương mại trong phạm vi WTO, APEC, đặc biệt khi Chương trỡnh làm việc Đôha đó được thông qua, trong đó đề cập đến việc xoá bỏ mọi rào cản đối với thương mại hàng nông sản, sẽ tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc có thể nhận thấy rằng trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của hai nước tiếp tục thể hiện tính bổ sung cho nhau rừ rệt. Việt Nam chỳ trọng đến phát triển nông nghiệp tạo nên những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao. Cũn Hàn Quốc thụng qua đầu tư vào công nghệ để có được các sản phẩm mới có tính năng bảo vệ môi trường, tạo nên các ngành dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng.

Tỡnh hỡnh chớnh trị ổn định vẫn là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc. Kết quả của những hợp tác hiệu quả từng có sẽ tạo điều kiện tốt cho Hàn Quốc. xây dựng, tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực và nhiều vùng ở Việt Nam.

Hơn nữa, hai nước có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ do được kế thừa những cơ sở vững chắc và những mặt tốt đẹp của mối quan hệ tình cảm, sự hiểu biết giữa hai nước láng giềng. Với tính toán lợi ích chiến lược của mình, Việt Nam và Hàn Quốc luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Việt Nam vẫn là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc tại khu vực ĐNA và châu Á, Hàn Quốc vẫn sẽ là một đối tác tin cậy của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn nữa, với công cuộc CNH, HĐH đất nước trong 12 năm tới cùng với xu thế hội nhập khu vực, vị thế của Việt Nam ở ĐNA và CATBD sẽ ngày càng nâng cao. Điều này buộc Hàn Quốc phải quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Việt Nam trong tương quan triển khai chiến lược đối ngoại của Hàn Quốc ở CATBD và coi Việt Nam là đối tác toàn diện thực sự ở khu vực ĐNA. Mặt khác, việc tăng cường quan hệ Việt – Hàn có nhiều mặt thuận lợi do lãnh đạo và nhân dân hai nước đều mong muốn duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt. Với nhân tố khách quan thuận lợi, có thể thấy quan hệ Việt - Hàn trong vòng 12 năm tới sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường trong các lĩnh vực hợp tác mà hai bên có thế mạnh.

Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nước là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để tăng cường hợp tác thu hút đầu tư, vốn, giúp đỡ kỹ thuật nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế và tăng vị thế quốc tế của mình. Trong tình hình đó, Hàn Quốc và Việt Nam đặt việc phát triển quan hệ với các nước có tiềm năng kinh tế lớn và các nước láng giềng là ưu tiên hàng đầu.

Do đó quan hệ Việt - Hàn trong thời gian tới được tăng cường trước hết để phục vụ lợi ích kinh tế của mỗi nước và nhằm củng cố vị thế của hai nước trong quan hệ với các nước lớn và các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh mới của hợp tác CATBD đang diễn ra hết sức sôi động, quan hệ Việt - Hàn rõ ràng đang đứng trước những thuận lợi lớn. Đó trước hết là quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước được thể hiện thêm một lần nữa qua kết quả chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng bí thư Nông Đức

Mạnh (2007) và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng (22/ 3/2008) vừa qua. Điều đáng chú ý là hai bên đã thực sự tập trung cao vào thúc đẩy quan hệ kinh tế, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy với hợp tác kinh tế - thương mại, nhất là cơ chế thanh toán tài chính. Quan hệ Việt - Hàn những năm qua đã phát triển rất nhanh, mạnh trong hầu hết các lĩnh vực, có thể nhận xét một cách khách quan rằng mối quan hệ chỉ có thăng‟ chứ chưa thấy có „„trầm” và được dư luận ở hai nước gọi đây là một sự„„bùng nổ” về quan hệ, nhưng chưa thật sự ngang tầm với tiềm năng sẵn có hai nước. Do đó, việc dành ưu tiên cao cho quan hệ kinh tế - thương mại hiện nay là hướng đi cấp thiết tạo cơ sở hiện thực cho quan hệ Việt - Hàn phát triển hơn lên bước mới về chất, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của hai nước.

Từ góc nhìn Việt Nam, có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam được tăng cường về nhiều mặt, tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng đi vào chiều sâu, vị trí quốc tế không ngừng được cải thiện. Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Hai nước thực sự có nhu cầu và hoàn toàn có khả năng bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với nhau trên trường quốc tế. Đồng thời, hợp tác Việt - Hàn ngày càng phát triển tích cực và hiện đang phát huy hiệu quả trên một số lĩnh vực như dầu khí, công nghiệp điện tử dân dụng, bưu chính viễn thông, KHCN, giáo dục - đào tạo... Việt Nam tiếp tục có lợi ích lâu dài trong việc khai thác vai trò của nhân tố Hàn Quốc cho các mục tiêu đối ngoại ở khu vực và trên trường quốc tế, nhất là việc tăng cường và mở rộng trong quan hệ với các nư- ớc trong khu vực đi vào chiều sâu và bền vững hơn. Hơn nữa, đối với Việt Nam, thì Hàn Quốc là một trong những nước NIC ở khu vực Đông Á, đồng thời hai bên có sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, chia sẻ sự tương đồng, gần gũi quan điểm về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế..., đây là yếu tố có lợi cho sự phối hợp đối ngoại trong khu vực.

Từ phía Hàn Quốc, sau 30 năm (1962- 1992) với nhiều chính sách phát triển đúng đắn, kinh tế đã khởi sắc, Hàn Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân 9% năm. Hiện kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 11 trên thế giới và tăng trưởng GDP 4,9 % năm, GDP bình quân đầu người đạt 25 nghìn USD, kim ngạch thương mại 729 tỷ USD [3, tr 5]

* Bên cạnh những thành tựu nổi bật thì quan hệ hai nước trong thời kỳ này cũng còn những hạn chế, khó khăn. Đó là:

Cần phải thấy rằng, cho đến nay và trong hơn 10 năm tới vẫn có những sự khác biệt về chính trị, kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Những khác biệt này tác động không nhỏ đến sự phát triển quan hệ giữa hai nước:

Về chính trị, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, theo định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản là hạt nhân lãnh đạo với vai trò đặc biệt quan trọng của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Còn ở Hàn Quốc áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập, theo phương thức chính trị tư bản chủ nghĩa phương Tây, thể chế và

bộ máy nhà nước vận hành theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Các quyết định chính trị, trong đó có chính sách đối ngoại, thường được hình thành thông qua các cuộc cọ sát và đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các chính đảng và các nhóm lợi ích đa dạng trong xã hội.

Trên phương diện kinh tế, Việt Nam và Hàn Quốc tuy đều chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, nhưng có điều khác biệt quan trọng là Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô mạnh, trong khi Nhà nước Hàn Quốc không nhấn mạnh vai trò đó, mà đề cao cơ chế tác động của thị trường. Hai nước đều có nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế vì mục tiêu phát triển, song mức độ, tiến độ và định hướng ưu tiên trong hội nhập kinh tế của mỗi bên khác nhau tương đối cơ bản. Do vậy, sự phát triển quan hệ kinh tế Việt - Hàn sẽ tùy thuộc chủ yếu vào

sự chủ động của doanh nghiệp hai nước, nhất là đối với phía các doanh nghiệp Hàn Quốc .

Trên phương diện đối ngoại, Hàn Quốc chú trọng thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng, tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Nga... Trong khi đó, Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước láng giềng khu vực, đồng thời rất cần khai thác “nhân tố các nước lớn” nhằm thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ với các nước này. Mặt khác, vị thế quốc tế của Hàn Quốc và Việt Nam là khác nhau, như vậy càng đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách chủ động, khôn khéo trong phát triển quan hệ song phương với Hàn Quốc nằm trong chiến lược chung phát triển quan hệ đa phương với các nước lớn.

Cán cân thương mại Việt nam -Hàn Quốc luôn luôn bất hợp lý, Việt nam nhập siêu còn lớn Việt Nam luụn trong tỡnh trạng nhập siờu trong buôn bán với Hàn Quốc và mức nhập siêu ngày càng gia tăng. Đó là do phần lớn hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Đây là kết quả dũng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cú giỏ trị gia tăng thấp, cũn chịu nhiều rào cản thương mại, công tác xúc tiến thương mại hoạt động không hiệu quả. Mặt khác tỉ trọng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong tổng kim ngạch ngoại thương của Hàn Quốc vẫn là một con số khá khiêm tốn. Thí dụ : „„ Năm 1995, Việt Nam nhập siêu hơn 1 tỷ USD . Năm 1996 kim ngạch trao đổi hàng hóa hai nước đạt 1,8 tỷ USD trong đó hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt trị giá 1, 6 tỷ USD và Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc có 200 triệu USD‟‟ [48, tr4] ; „„Năm 2002 Việt Nam nhập siêu gần 1,8 tỷ USD, năm 2004 tiếp tục nhập siêu 2,5 tỷ USD và sang năm 2005 con số này lên tới hơn 2,74 tỷ USD‟‟ [74]. Tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại này nếu không được sớm giải quyết có thể trở thành những trở ngại trong hợp tác kinh tế lâu dài giữa hai bên.

Khoảng cách trong trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn

Quốc còn quá xa. Trong khi Hàn Quốc đó là một nước tư bản phát triển,

thành viên của OEDC, có kinh nghiệm quản lý tiờn tiến và kĩ thuật cụng nghệ hiện đại thỡ Việt Nam đang ở trong quá trình CNH, yếu kém và tồn đọng cũn rất nhiều. Tất cả những sự chờnh lệch núi trờn là một trở ngại rất lớn trong quan hệ giữa hai nước. Sự phõn bổ dũng FDI của Hàn Quốc ở Việt Nam cú độ tập trung quá cao, chủ yếu ở bốn tỉnh là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bỡnh dương.

Sự tìm kiếm các FTA có thể làm cho Chính phủ Hàn Quốc quan tâm

đến một số mục tiêu khác. Bởi lẽ, tuy Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn

thứ 15 của nước này, song chủ yếu bởi sự gia tăng đầu tư. Hệ quả là, nếu đầu tư có nguy cơ giảm đi, sẽ làm thay đổi vị trí của thị trường Việt Nam đối với Hàn Quốc.

Vấn đề lao động: Tại Việt Nam, Hàn Quốc luôn đứng đầu trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị đình công. Nguyên do là người sử dụng lao động Hàn Quốc chưa nắm kỹ Luật lao động Việt Nam, tập quán văn hoá, ngôn ngữ, lại vận dụng một cứng nhắc điều kiện lao động ở Hàn

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)