- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám
1.2.3. Lịch sử mối quan hệ Việt Nam Hàn Quốc
* Giai đoạn thứ nhất: Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trước năm 1955
Trờn thế giới, thật hiếm thấy quốc gia nào lại cú nhiều nét tương đồng về địa lý, văn hoá, lịch sử…như Việt Nam và Hàn Quốc. Ngay từ thời xa xưa, sự gần gũi đó đó giỳp hai nước xích lại gần nhau, tạo nên mối quan hệ truyền thống lâu đời. Bắt đầu từ thế kỷ XII –XIII, sự kiện hai Hoàng Tử họ Lý của Đại Việt là Lý Dương Côn và Lý Long Tường, do những biến động của lịch sử, đó lần lượt sang định cư tại Cao Ly, tạo dấu mốc đầu tiên cho mối quan hệ của hai dân tộc.
Ở thời kỳ Trung đại, Việt Nam đó cú quan hệ tương đối thường xuyên với các nước láng giềng như Trung Hoa, Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp…Cũn đối với các nước xa như Triều Tiên, Nhật Bản, Xiêm…thỡ Việt Nam chỉ liên hệ khi có việc. Sứ thần Mạc Đĩnh Chi của Đại Việt từng được sứ thần Cao Ly rất trọng vọng, mời sang Cao Ly và hợp tác hôn nhân với người cháu gái. Cuộc hôn nhân Việt -Triều này đó để lại trên “ Xứ sở của ban mai êm đềm” những di duệ họ Mạc. [24, tr 3]
Trong thập niên đầu thế kỷ XIX, Việt nam và Hàn Quốc không chỉ là nước có nhiều nét tương đồng văn hóa, mà còn chung hoàn cảnh mất nước, nờn những nhà yêu nước của hai dân tộc như: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc…của Việt Nam và Triệu Tố Ngang, Kim Khuờ Thực… của Triều Tiên đó hợp tỏc và giỳp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Pháp và Nhật. Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc đó tạo thời cơ cho nhân dân hai nước vùng lên giành độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945) và Cộng hoà nhõn dõn Triều Tiờn (6/9/1945) lần lượt ra đời, chỉ cách nhau 4 ngày. Không
may, khát vọng độc lập, tự do của hai dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc tư bản phương Tây chà đạp không thương tiếc. Ở Việt Nam, Pháp được sự giúp đỡ của Anh, Mỹ tiến hành chiến tranh nhằm dọn đường cho sự áp đặt trở lại ách thống trị thực dân. Lần lượt các chế độ tay sai như Quốc gia Việt Nam (1949 - 1955) và Việt Nam Cộng hoà (từ 1955 trở đi) được dựng lên để chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Ở Hàn Quốc, sau khi giải tán được chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên, Mỹ lập nên chính quyền Đại Hàn Dân Quốc (từ 1948 trở đi). Nhỡn lại, quan hệ Việt - Hàn trong giai đoạn này là những mối quan hệ mang tính chất cá nhân, hoặc được xác lập gián tiếp thông qua nước thứ ba chứ chưa phải là mối quan hệ bang giao cấp nhà nước theo công pháp quốc tế hay những phương thức ngoại giao phương Tây như đặt đại sứ quán, lãnh sự quán…Quan hệ hai nước cũng chưa thực sự thường xuyên, nhưng tình hữu nghị giữa hai dõn tộc vẫn được duy trì tốt đẹp.
* Giai đoạn thứ hai: Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn Hàn Quốc chưa can dự vào chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1955- 1963
Việt Nam Cộng hoà và Đại Hàn Dân Quốc là sản phẩm của chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh. Cả Lý Thừa Vón và Ngô Đỡnh Diệm - những người sáng lập nên hai nhà nước này, đều là những nhân vật đó sống nhiều năm lưu vong trên đất Mỹ, được bồi dưỡng tinh thần chống Cộng cực đoan. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hoà và Đại Hàn Dân Quốc trong những năm 1953-1963 được đặt trên nền tảng của chủ nghĩa chống Cộng. Về đối nội, quan hệ ấy nhằm củng cố hai chế độ ở Sài Gũn và Seoul trờn tất cả cỏc lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá…Về đối ngoại, quan hệ này cũn muốn biến Việt Nam Cộng hoà và Đại Hàn Dân Quốc thành hai tiền đồn của “thế giới tự do” nhằm thực hiện “chính sách ngăn chặn Cộng sản” của Mỹ. Đó là lý do để thành lập những tổ chức như Liên minh nhân dân châu Á chống Cộng. Trung Tâm chống Cộng châu Á mà Việt Nam Cộng hoà và Đại Hàn Dân Quốc đều là những thành viên hết sức tích cực.
* Giai đoạn thứ 3: Hàn Quốc can dự vào chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1964 – 1973) và sau Hiệp định Paris (1973 - 1975)
Vào cuối năm 1964 -đầu năm 1965, trước sức tấn công của quân và dân miền Nam, chế độ Việt Nam Cộng hoà do Mỹ hậu thuẫn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Jonhson quyết định tiến hành leo thang chiến tranh ở miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Một mặt, Mỹ muốn Mỹ hoá chiến tranh ở Việt Nam bằng cách lôi kéo các quốc gia “đồng minh” cùng tham chiến. Chỉ có 5 nước làm theo lời Mỹ, nhưng hầu hết cũng chỉ gửi một số quân tượng trưng, ở mức vài nghìn quân, thậm chí vài trăm quân (Australia, Thái Lan, New Zealand, Philippines). Trong số đó, Hàn Quốc lại tỏ ra là đồng minh nhiệt tình nhất, bằng cách gửi hàng vạn quân sang tham chiến một cách tích cực. “Cũng như các quan thầy Mỹ, quân đội Hàn Quốc đã gây ra nhiều vụ thảm sát thường dân Việt Nam, để lại những trang sử đen tối trong lịch sử quan hệ hai dân tộc. Lý giải cho thái độ tích cực và nhiệt tình đó của Hàn Quốc, ngoài sự tương đồng của hai chính phủ Sài Gòn và Seoul (cùng chống Cộng một cách cực đoan, cùng dựa vào Mỹ), người ta không thể không tính đến tính chất vụ lợi: Hàn Quốc kiếm thêm được nhiều quyền lợi về kinh tế - tài chính, nhận được sự đảm bảo về an ninh và quân sự từ phía Mỹ. Đó là lý do khiến phía kháng chiến Việt Nam gọi quân đội Hàn Quốc tham chiến ở miền Nam Việt Nam là “lính đánh thuê” (mercenaries)”. [62,Tr32]
Trong những năm Hàn Quốc can dự vào chiến tranh Việt Nam, quan hệ chính trị, kinh tế...giữa Đại Hàn Dân Quốc với Việt Nam Cộng hoà ngày càng gắn bó. Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ hai bên thường xuyên có những cuộc thăm viếng lẫn nhau để phối hợp chính sách và hành động nhằm chống lại cuộc kháng chiến của quân và dân Miền Nam. Nhiều hội nghị giữa các giới chức cao cấp hai nước được tổ chức để tăng cường sự hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
Từ tháng 7 năm 1969, Mỹ bắt đầu rút quân về nước. Nhưng vì những mối lợi như đã kể trên, mãi đến hai năm rưỡi sau, Hàn Quốc mới bắt đầu rút quân. Vào cuối năm 1972 - tức một tháng trước khi ký Hiệp định Paris - quân Hàn Quốc là lực lượng “đồng minh” đông nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (gấp hơn 1,5 lần quân Mỹ, gấp hơn 136 lần quân 4 nước Australia, Thái Lan, New Zealand và Philippines cộng lại) [60,333]. Điều đó cho thấy chính phủ Seoul vẫn còn lần nữa “luyến tiếc” khi buộc phải rời khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam. Quân Hàn Quốc chỉ rút hết sau khi có Hiệp định Paris mà thôi. Sau đó, Hàn Quốc vẫn duy trì mối quan hệ chính trị và kinh tế với Việt Nam Cộng hoà cho đến chế độ Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ ngày 30-04- 1975.
* Giai đoạn thứ 4 : Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc bị gián đoạn và Quá trình bình thường hoá quan hệ hai nước từ năm 1975 - 1992
Sau sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà, hai miền Nam- Bắc Việt Nam thống nhất (30/4/1975) thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (06/1976). Hàn Quốc không thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thống nhất. Tuy quan hệ Việt - Hàn bị gián đoạn nhưng từ năm 1975 đến năm 1992, giữa hai nước vẫn có một số quan hệ không chính thức.
Về mặt kinh tế, giai đoạn 1975 -1982, Hàn Quốc và Việt Nam có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian (Hồng Kông, Nhật Bản... Từ năm 1983, hai bên bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ. Năm 1985, Công ty quốc doanh xuất nhập khẩu tổng hợp (The National General Export-Import Corporation) của miền Trung Việt Nam lần đâu tiên đ- ưa ra danh mục các mặt hàng mà Việt Nam muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc là nông sản phẩm (đậu nành, đậu xanh, bắp...) và gỗ sơ chế. „„Còn những mặt hàng mà Việt Nam muốn nhập khẩu từ Hàn Quốc là: xe tải nhỏ, lốp, ruột xe, kính xây dựng, phân bón, xi-măng,Ti vi trắng đen, đồ điện gia dụng...‟‟[61,tr5-6]. Về hình thức giao dịch, phía Việt Nam đề nghị áp dụng hình thức thương mại Hoán vật (hàng đổi hàng) và xuất khẩu trả dần đối với
các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. “Còn đối với các mặt hàng xuất khẩu thì vì thiếu đồng tiền mạnh nên Việt Nam yêu cầu Hàn Quốc thanh toán bằng đồng Francs Thuỵ Sĩ, đồng Marks Đức và đồng Dollars Hồng Kông” [70, tr138]. “Năm 1986, Hàn Quốc đã nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 20 triệu USD tham đá và nông sản, còn Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc khoảng 18 triệu USD các mặt hàng Ti vi đen trắng, thuốc sát trùng, phân bón..”[70, tr138]. Cùng thời gian này, công ty điện tử Sam sung là công ty Hàn Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp Ti vi trắng đen [69, tr- 223]. Năm 1988, Dong Yang Mooolsan đã xuất khẩu máy cày, động cơ Diesel trị giá khoảng 600.000 USD và tiến hành xây dựng nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp những máy móc nông cơ.
“Trong thập niên 1980, một mặt Chính phủ Hàn Quốc quy định nghiêm cấm, nhưng thực tế họ lại làm ngơ khi các doanh nghiệp xâm nhập thị trường Việt Nam. Giới doanh nhân Hàn Quốc không bằng lòng với tình trạng “đi đêm” này. Họ cũng bất mãn trước thái độ nước đôi của các nước ASEAN vừa phản đối việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc lại mở rộng giao dịch với Việt Nam” [43, tr5-6]. Mặc dù vậy, Chính phủ Hàn Quốc không thể không để ý đến mối quan hệ với các nước ASEAN, Trung Quốc và Mỹ. Việc giao thương giữa doanh nhân hai nước vì thế gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Tháng 2 năm 1989, nhận lời mời của Chủ tịch tập đoàn Hãng hàng không Korea Cho Jung Hun, Cố vấn kinh tế của Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Oanh đã sang thăm Seoul. Để đáp lại , tháng 3 cùng năm, một phái đoàn kinh tế tư nhân Hàn Quốc, trong đó có Chủ tịch Cho Jung Hun dự định sang thăm Việt Nam. Nhưng chuyến viếng thăm này không được Chính phủ Hàn Quốc cho phép và bị hoãn lại [70, tr140].
Tuy nhiên, năm 1988 Việt Nam đã gửi đoàn vận động viên sang Hàn Quốc tham dự Đại hội thể thao châu Á (ASIAD). Cũng trong năm 1988, chính phủ Hàn Quốc cho phép doanh nhân của mình trực tiếp giao dịch với Việt Nam. Năm 1989, Việt Nam lại tham gia Đại hội thể thao thế giới
(Olympiad) tổ chức tại Hàn Quốc. Từ năm 1991, Hàn Quốc và Việt Nam cũng bắt đầu bàn đến vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước thông qua hai đại sứ tại Bangkok. Từ ngày 17-23/12/1991, phái đoàn đàm phán thiết lập quan hệ của Hàn Quốc do Đại sứ Hàn Quốc tại Bangkok Jeong Ju Nyon dẫn đầu đã đến Việt Nam thực hiện cuộc hội đàm lần thứ nhất với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Đức Cang và đến tháng 1-1992, Chílh Phẹ Hàn Quốc lần đầu tiên cho phép doanh nghiệp cða mình trực tiếp đầu tư vào Việt Nam. Từ ngày 30/03-02/04/1992 hai bên tiếp tục có buộc hội đàm lần thứ hai cũng tại Việt Nam. Từ kết quả đó, hai nước tiến tới ký thmả thuận trao đổi Văn phòng liên lạc (ngày 20-04-1992). Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng ngoại giao Hàn quốc thay mặt chính phủ chính thức kí kết các Hiệp ước hợp tác và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Việt Nam. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng của hai quốc gia vốn có những điểm gần gũi tương đồng về điều kiện tự nhiên địa lý, lịch sử và văn hóa truyền thống, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và phự hợp với xu thế chung của thời đại. Sau hơn một thập niên kể từ thời điểm lịch sử nói trên, quan hệ giữa hai nước Việt- Hàn không ngừng được duy trì , củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế - cơ sở vững chắc cho quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Tóm lại : Sau ngày 30- 04- 1975, chiến tranh Việt Nam kết thúc tạo điều kiện Bắc-Nam quy về một mối, trở thành nước Cộng hoà Xó hội chủ nghió Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ chủ trương một chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Là đồng minh thân cận của Mỹ nên Hàn Quốc không thể thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của chính sách thù địch đó. Mói đến những năm 90 của thế kỷ XX, cuộc chiến tranh lạnh trờn thế giới đó kết thúc xu thế chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác hoà bỡnh trở thành xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới đó tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và Hàn Quốc bỡnh thường hoá quan hệ. Chính đường lối ngoại giao độc lập là chính sách Đổi mới của Việt Nam (Việt Nam tuyên bố “khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai”, muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới) và chính sách ngoại giao Phương Bắc của Hàn Quốc (Hàn Quốc chủ trương “thiết lập mối quan hệ ngoại giao với tất cả cỏc nuớc không đối đầu với mỡnh bất chấp thể chế chớnh trị”) đó mở đường cho hai nước xích lại gần nhau. Một kỉ mguyên mới đó được mở ra trong lịch sử quan hệ hai nuớc Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22- 12- 1992.
Chương 2