Những kiến nghị chung

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 116)

- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám

3.2.2.1. Những kiến nghị chung

Thứ nhất, xây dựng tư duy mới định hướng cho sự phát triển tương lai của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Cần nhận thức rằng, về bản chất quan hệ Việt - Hàn hiện nay là mối quan hệ đối tác toàn diện. Quan hệ này nhằm đối phó với những thách thức lớn, các vấn đề lớn của thế giới, khu vực của hai bên là đối tác của nhau, thể hiện qua sự điều hoà, phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trong phạm vi quốc tế và khu vực về phương hướng quan hệ hợp tác toàn diện. Quan hệ đối tác toàn diện xây dựng trên cơ sở lợi ích chiến lược quốc gia của các bên. Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Hàn được xác định dựa trên nhu cầu lợi ích chiến lược của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Với bản chất như vậy, chúng ta cần ứng xử với nó như một vấn đề chiến lược trong chiến lược đối ngoại của nước ta. Từ quan điểm chiến lược này chúng ta mới xử lý hài hoà các mối quan hệ quan trọng để phát triển quan hệ Việt - Hàn: mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với lợi ích an ninh, chính trị, ngoại giao; mối quan hệ Việt - Hàn với các quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Nhật, Việt - ASEAN, Việt - Ấn, Việt Nam - EU, Việt - Nga...

Từ năm 1992 cho đến nay, quan hệ Việt - Hàn đã chuyển sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới - giai đoạn phát triển trên những nguyên tắc của thị trường và theo cơ sở pháp lý của các điều ước quốc tế song phương và đa phương có sự tham gia của hai nước. Bước sang thế kỷ XXI, những điều kiện quốc tế mới, những xu hướng hợp tác trên thế giới và khu vực CATBD đã có nhiều biến đổi nhanh chóng. Từ đó, đòi hỏi phải có một tầm nhìn mới, tư duy mới định hướng cho công tác đối ngoại của Nhà nước ta nói chung và nói riêng, cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cho đến năm 2020.

Quan điểm chung và cơ bản cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là phát triển mối quan hệ đối tác toàn diện trong các quan hệ song phương và cả trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà cả hai bên cùng tham gia như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, UN... Quan hệ song phương Việt - Hàn luôn được gắn kết với quan hệ đa phương của Việt Nam, trong đó quan hệ song phương đóng vai trò đầu tàu. Sự hợp tác kinh tế song phương Việt -

Hàn và hợp tác kinh tế đa phương mà hai nước cùng tham gia có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa trực tiếp phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm của đất nư- ớc, đồng thời gắn kết lợi ích giữa nước ta với đối tác toàn diện là Hàn Quốc và các đối tác khác trong sự hợp tác đa phương đan xen lẫn nhau, tạo nền tảng ngày càng bền vững cho sự hợp tác phát triển lâu dài. Việt Nam và Hàn Quốc nên linh động tìm kiếm những sáng kiến về hợp tác an ninh, phát triển kinh tế, chống ma tuý, khủng bố, bảo vệ môi trường… đặc biệt là phải tăng cường vai trò trong quá trình giải quyết những vấn đề chung của khu vực.

Phương châm là cần chủ động nắm bắt và tận dụng vị trí địa - chính trị và địa kinh tế đặc thù của đất nước, những lợi thế của đất nước tích tụ qua lịch sử hào hùng của dân tộc, lợi thế về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, lâu đời giữa hai nước Việt - Hàn, những lợi ích đan xen của Hàn Quốc và các đối tác khác và sự khôn khéo trong ứng xử để phát triển quan hệ Việt - Hàn ngày càng sâu, rộng, ổn định và bền vững hơn.

Thứ hai, hoàn chỉnh cơ chế quản lý sự hợp tác của chính phủ

Để vượt qua khó khăn, phát huy ưu thế nhằm thúc đẩy quan hệ Việt -Hàn phát triển ngang tầm vị thế của hai nước, phù hợp với xu thế TCH, trước hết chính phủ hai nước cần xác định quan điểm chung và ý chí chung phù hợp.

- Mục tiêu tổng quát là phát triển quan hệ Việt - Hàn theo hướng tự do hoá thương mại, đầu tư và hội nhập quốc tế, theo nguyên tắc cùng có lợi; bảo đảm lợi ích kinh tế, chính trị; cả trước mắt và lâu dài, cả ở tầm khu vực cũng như quan hệ song phương.

- Để vươn tới mục tiêu trên, hai nước phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản cho những năm trước mắt và lâu dài: Cần thoả thuận được một danh mục các dự án ưu đãi đầu tư; bàn bạc thống nhất cơ chế tiền tệ, tín dụng, hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước; Cải cách một bước thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh giữa hai nước theo hướng ngày càng thuận lợi và giảm bớt phiền hà, trở ngại; Đẩy mạnh hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ, văn hoá và an ninh - quốc phòng giữa hai nước;

Khuyến khích các doanh nhân Hàn Quốc tham gia hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam; Thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn hỗn hợp trên một số lĩnh vực có chức năng tham mưu cho chính phủ hai nước về phương hướng, giải pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Sự kiểm tra, đôn đốc của cấp trên và việc báo cáo thỉnh thị của cấp dưới phải tiến hành thường xuyên. Đại sứ quán ở mỗi nước phải phát huy đầy đủ trách nhiệm, phải nắm toàn diện các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, thay mặt nhà nước đôn đốc, thúc đẩy sự hợp tác này.

Thứ ba, nhanh chóng xúc tiến việc ký kết Chiến lược phát triển quan hệ Việt - Hàn cho đến năm 2020

Phát triển “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” như thế nào là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy cần sớm nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển quan hệ Việt - Hàn cho đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) một cách đồng bộ rõ ràng, một kế hoạch cụ thể trong vòng ít nhất 10 năm với cơ chế hợp tác hoàn chỉnh và các giải pháp hiệu lực thúc đẩy thực hiện quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vấn đề chính là hoạch định đường lối, đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ thương mại và đầu tư cho nhau, cải thiện môi trường kinh doanh hấp dẫn... để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện có hiệu quả với Hàn Quốc.

Dưới đây, xin đề xuất những nét cơ bản trong nội dung Chiến lược: - Quan điểm trong nội dung Chiến lược cần thể hiện được quan điểm chung và cơ bản cho sự phát triển quan hệ Việt Nam -Hàn Quốc như đã đề cập ở trên.

- Mục tiêu định hướng của Chiến lược cần bám sát và cụ thể hóa phương hướng đối ngoại và hội nhập mà Đại hội Đảng X đã đề ra, có thể gồm:

+ Củng cố và phát triển sâu rộng tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác toàn diện và năng động nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội của Việt Nam và Hàn

Quốc dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và chia sẻ trách nhiệm, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực CATBD.

+ Phát triển mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, ở các cấp độ khác nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau trong các cơ chế hợp tác đa phương mà hai bên cùng tham gia, trong đó quan hệ hợp tác song phương là đầu tàu, hợp tác kinh tế là trọng tâm, phát huy lợi thế của mỗi nước.

- Các lĩnh vực hợp tác trong nội dung Chiến lược bao gồm: Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và an ninh. Hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: hợp tác thương mại - đầu tư, công nghiệp, năng lượng, giao thông, tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hợp tác chuyên ngành: (Hợp tác về: KHCN, công nghệ thông tin - liên lạc, trong lĩnh vực quản lý, phục hồi và bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa và thông tin, du lịch, thể thao, nông nghiệp và lâm nghiệp).

- Cơ chế hợp tác Việt - Hàn trong nội dung Chiến lược theo các nguyên tắc thị trường kết hợp với các hỗ trợ ưu tiên khác nhau của chính phủ hai nư- ớc phù hợp với các quy định của WTO, của các định chế quốc tế khác và luật pháp của Việt Nam và Hàn Quốc.

- Những chính sách về hợp tác Việt - Hàn trong nội dung Chiến lược cần phù hợp từng giai đoạn trong với lộ trình phát triển hợp tác cho đến năm 2020 và với từng lĩnh vực hợp tác. Yêu cầu chung là, các chính sách này phải thể hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác giữa hai nước và với các nước khác, với mọi tổ chức kinh tế dựa trên nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và tôn trọng bình đẳng, cùng có lợi.

- Những biện pháp chủ yếu trong nội dung Chiến lược được đề xuất phù hợp với từng lĩnh vực hợp tác, được phân thành các cấp độ khác nhau và phải được cập nhật, bổ sung phù hợp với thực tế phát triển của từng giai đoạn trong lộ trình phát triển hợp tác cho đến năm 2020. Mỗi giai đoạn có các biện

pháp trọng tâm để phát triển các lĩnh vực hợp tác trọng điểm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)