- Cải cỏch tài chớn h: Một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và được giám
2.3.1. Trên lĩnh vực văn hoá giáo dục *Về giao lưu, hợp tác văn hoá:
*Về giao lưu, hợp tác văn hoá:
Văn hoá Hàn Quốc cũn đến với Việt Nam thông qua những lưu học sinh, công nhân làm việc và học tập tại Hàn Quốc, qua nhu cầu học tập ngôn ngữ Hàn Quốc, hiểu biết về văn hoá, lịch sử Hàn Quốc của người Việt Nam.
Hợp tác về Văn hóa giáo dục giữa hai nước tiến triển mạnh. Sau hai năm thiết lập quan hệ ngoai giao, tháng 8-1994, Đại sứ Hàn Quốc Pắc Kun U và Phó Thủ tướng Vũ Khoan đó ký Hiệp định Văn hoá tại Hà Nội (hiệp định có hiệu lực trong vũng 5 năm và tự động gia hạn 5 năm 1 lần). Hai nước đó thống nhất chia sẻ những kinh nghiệm quản lý, cỏc phương pháp, điều kiện, kỹ thuật; xúc tiến hợp tác giáo dục và khoa học; giao lưu giữa các viện nghiên cứu văn hoá - nghệ thuật; hợp tác giữa các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà văn, hội mỹ thuật, hội nghệ sĩ sõn khấu, hội nghệ sĩ mỳa, hội nhạc sĩ, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh... Điều này chứng tỏ văn hoá là một trong những lĩnh vực hợp tác mà hai bên rất coi trọng. Một tháng sau khi Hiệp định về Văn hoá được ký kết, tháng 9 năm 1994, hội hữu nghị Việt- Hàn cũng được thành lập tạo cơ sở cho nhiều hoạt động giao lưu
văn hoá, nghệ thuật, triển lóm, điện ảnh,…cũng diễn ra thường xuyên ở cả hai nước. Tháng 11/2006, Hàn Quốc thành lập Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc đầu tiên tại khu vực ĐNA, đặt tại Hà Nội.
Hai nước đó thụng qua Chương trỡnh trao đổi văn hoá giai đoạn 2005-2008. Hoạt động chính bao gồm hợp tác và trao đổi giữa bảo tàng của hai bên; trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cũng như chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; đẩy mạnh sự hiểu biết về nền văn học truyền thống cũng như đương đại của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua trao đổi tạp chí về văn học, thông tin về hoạt động văn học, dịch và in ấn các tác phẩm văn học đương đại nổi tiếng.
Đặc biệt, ngày 12-11-2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đó phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ Văn hóa và Du lịch cùng Ủy ban Thông tin quốc gia của Hàn Quốc tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Xơ-un nhằm giới thiệu về cuộc sống, con người, những nét đặc trưng của nền văn hóa truyền thống, phong phú, giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng được giới thiệu với người dân Hàn Quốc trong dịp này.
Trong lĩnh vực điện ảnh, hai nước khuyến khớch hợp tỏc giữa cỏc hóng phim, các tổ chức nghề nghiệp và hội đoàn nghề nghiệp có liên quan; tăng cường hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực phát thanh - truyền hỡnh. Đặc biệt Ủy ban Phỏt thanh - Truyền hỡnh Hàn Quốc và Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam ủng hộ các chuyến thăm lẫn nhau của cán bộ cấp cao nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành phát thanh - truyền hỡnh ở cả hai nước.
Ở Việt Nam, làn súng văn hoá Hàn Quốc(The Wave of Korea Cultures) bao gồm điện ảnh, õm nhạc, nhưng mạnh mẽ nhất vẫn là những bộ phim truyền hỡnh. Đầu tiên là hai bộ phim “Cảm xúc” và “Hoa cúc vàng”( 1997), sau đó là phim “Yumi- tình yêu của tôi”, “Anh em nhà bác sĩ”(1998) được đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
(HTV) cho phát sóng. Cũng trong năm 1998, Bộ phim “Ước mơ vươn đến một ngôi sao” đó xâm nhập vào Việt Nam được trình chiếu trên các Đài truyền hình Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang. „„Từ năm 1997 đến tháng 5-1999, tổng cộng đó cú 14 phim truyền hỡnh Hàn Quốc được phát sóng trên các Đài truyền hình Việt Nam‟‟ [37]. „„Năm 1999 có 45 lượt phim được phát sóng, năm 2000, số lượt phim Hàn Quốc được trỡnh chiếu tăng lên là 60‟‟ [73, tr96]. Hiện nay, trung bỡnh mỗi ngày hơn 20 lượt phim Hàn Quốc được phát sóng, chiếm 40% tổng số phim truyền hình được phát sóng trên các đài truyền hình Việt Nam.
Làn sóng Hàn Quốc phần nào có tác động đến lối sống , kinh tế, xó hội, thúi quen tiêu dùng… của quần chúng Việt Nam đó là các trào lưu mô phỏng Hàn Quốc từ các trang điểm, thời trang, điện thoại di động, đồ điện tử cho đến phong trào học tiềng Hàn, du lịch đến Hàn Quốc, giải phẫu thẩm mỹ…Tập đoàn LG điện tử với sự Quảng cáo của diễn viên Lee Young Ae bốn năm liền độc chiếm ngôi đầu thị trường máy điều hoà nhiệt độ ở Việt Nam. Năm 2000, sự hâm mộ diễn viên Kim Nam Joo cũng đó đưa những sản phẩm mỹ phẩm của LG lờn hàng thứ nhất.
Lúc đầu, với chiến lược tiếp thị, các doanh nghiệp Hàn Quốc thường cung cấp cho phía Việt Nam những bộ phim với giá thấp hoặc miễn phí để tiếp cận quảng cáo trên Ti Vi. Bỡnh quõn, chi phớ mà doanh nghiệp Hàn Quốc bỏ ra là từ 1000 - 1200 USD cho mỗi tập phim nhập khẩu vào Việt Nam, trong khi chi phớ cho 1 phỳt quảng cỏo trờn ti vi có giá khoảng 3600 USD. Bằng cách tài trợ bộ phim, các doanh nghiệp Hàn Quốc vừa tiết kiệm được chi phí quảng cáo, vừa quảng bá được thương hiệu mạnh mẽ hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh cựng lĩnh vực.
Như vậy, có thể nói, làn sóng Hàn Quốc được xem là một hỡnh thức của chủ nghĩa thương mại văn hoá hay chủ nghĩa đế quốc văn hoá
kiểu mới. Rõ ràng, làn sóng Hàn Quốc đó mang chức năng đũn bẩy kinh tế, nên chính phủ Hàn Quốc xem đây là cả một chiến lược văn hoá. Trên thực tế, chúng ta không hề phủ nhận làn sóng Hàn Quốc đó phần nào đóng vai trũ là cầu nối văn hoá giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Nhưng nếu chỉ thông qua những bộ phim truyền hỡnh trờn cỏc kờnh ti vi thỡ sự giao lưu này sẽ rất đơn điệu và phiến diện, dễ tạo cho công chúng Việt Nam cái nhỡn sai lệch về văn hoá Hàn Quốc.
Trong tương lai hai bên cần phải đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động giao lưu văn hoá đa dạng, ở cấp độ cao về mọi mặt như xuất bản, dịch thuật, văn học, nghệ thuật truyền thống, sõn khấu… Ngoài ra,Việt Nam và Hàn Quốc cần phải nỗ lực hơn để giảm sự chênh lệch và giao lưu một chiều trong quan hệ hoá bằng các biện pháp như tăng cường hợp tác sản xuất chung những bộ phim, đẩy mạnh quảng bá văn hoá Việt Nam vào Hàn Quốc…
* Về hợp tác giáo dục - đào tạo
Hợp tác về giáo dục là một trong những nội dung quan trọng để Việt Nam và Hàn Quốc tiến tới tầm “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” như hai nước đó từng đưa ra tuyên bố chung vào tháng 8-2001. Việt Nam - Hàn Quốc đó ký kết những hiệp định như Hiệp định hợp tác giáo dục tháng 3/ 2000 và Hiệp định hợp tỏc giỏo dục và đào tạo ngày 31/ 5 /2005. Đó là cơ sở pháp lý nhằm tăng cường hơn nữa về hợp tác giáo dục - đào tạo giữa hai nước. Những năm qua, hợp tác giáo dục giữa hai nước thể hiện ở những nội dung như: trao đổi tài liệu thông tin; cử cán bộ giảng dạy, giáo sư Việt Nam sang nghiên cứu tại Hàn Quốc; hỗ trợ dạy nghề; cấp học bổng…Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đó hỗ trợ cho Việt Nam một số cở sở vật chất quan trọng như: dự án nâng cấp Trường trung học Công Nghiệp Hà Nội, dự ỏn xõy dựng Trường Kỹ thuật Công Nghiệp Việt - Hàn và Trường công nhân kỹ thuật Cơ - Điện Quy Nhơn. Thông qua KOICA, Hàn Quốc cũng hỗ trợ xây dựng 40 trường tiểu học Quảng Nam,
Quảng Ngói, Bỡnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Trung tâm thư viện điện tử tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tổ chức hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã cử 1042 thực tập sinh, 28 chuyên gia, 2 giáo viên Taekwondo và 76 tình nguyện viên sang Việt Nam, thường xuyên mời giáo viên Việt Nam sang giảng dạy tại 4 trường đại học có khoa tiếng Việt. Hàn Quốc đã nhận 25 nghìn lượt sinh viên và tu nghiệp Việt nam sang Hàn Quốc đào tạo và nâng cao trình độ.
Tại Hàn Quốc, Khoa tiếng Việt của trường Đại học Ngoại Ngữ Hàn Quốc cú từ rất sớm, năm 1967. Đến năm 1991, khi hai bên xúc tiến mạnh mẽ việc thiết lập mối quan bang giao cũng chính là thời điểm nhu cầu học tiếng Việt ở Hàn Quốc tăng nhanh. Đáp lại, năm 1993, ngành Hàn Quốc học và tiếng Hàn cũng được đưa ra vào chương trỡnh giảng dạy của cỏc trường đại học Việt Nam.
Gần đây, xuất phát từ viễc rất nhiều các doanh nghiệp Hà. Quốc đầu tư vào Việt Jam, nhu cḧu phiên dịch và nhân viên thông thạo tiế ng Việt ngày càjg gia tăng. Trước đây Hàn Quốc chỉ có khoa tiếng Việt tại Trường Đại Học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Đến nay, tại Seoul đó cú thờm 2 trường Đại Học mở khoa Việt Nam học và 2 trường Đại học khác tiến hành đào tạo tiếng Việt cho các sinh viên thuộc khoa Thương mại châu Á. Ở Việt Nam cũng đang nổi lên phong trào học tiếng Hàn rất mạnh mẽ. Trong 28 nước dự thi kỳ thi năng lực tiếng Hàn(TOPIK) năm 2005, Việt Nam xếp thứ 3 với 1281 thí sinh, chỉ đứng sau Nhật Bản (7998 thí sinh), Trung Quốc (6003 thớ sinh).
* Quỏ trỡnh trao đổi,nghiên cứu, tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và Hàn Quốc có thể tóm lược như sau:
- Tình hình nghiên cứu về Hàn Quốc tại Việt Nam
Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác giáo dục thông qua các chương trỡnh giảng dạy tiếng Hàn ở Việt Nam cũng như nhiều lưu học sinh Việt Nam đó tốt nghiệp đại học, cao học và tiến sĩ tại Hàn Quốc.
Trước năm 1975, việc học tiếng Hàn chủ yếu bằng con đường du học sang Bắc Hàn. Nhưng sau khi hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao (1992), Từ năm 1994, ngành Hàn Quốc học đó được xây dựng và phát triển. Đối với Việt Nam, việc phát triển ngành Hàn Quốc học giúp cho quan hệ giao lưu và hợp tác về văn hoá- khoa học giữa hai nước Việt - Hàn ngày càng phát triển. Năm học 1992- 1993, khoa Ngữ văn thuộc trường Đaị Học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xó hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội) chính thức mở chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc với thời gian đào tạo là 2 năm. Năm 1993, trường tiếp tục mở chuyên ngành Hàn Quốc học thuộc Khoa Đông Phương học, cũn trung tâm văn hoá và đào tạo tiếng Hàn cũng được mở tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHQG Hà Nội nhằm phục vụ cho sinh viên ngữ văn và một số người quan tâm đến Hàn Quốc.
Hiện nay Việt Nam có 9 trường Đại học đào tạo ngành Hàn Quốc
học và bộ mụn tiếng Hàn với tổng cộng 45 lớp học, 1350 sinh viờn (xem
phụ lục -bảng 5), mỗi năm có khoảng 400 sinh viên tốt nghiệp. Các trường Đại học khác như Đại học mở Bán Công ( Thành phố Hồ Chí Minh ), Đại học Dân lập Bỡnh Dương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang cũng giảng dạy tiếng Hàn như bộ môn ngoại ngữ thứ hai. Ngoài ra, Ban nghiên cứu Hàn Quốc học cũng được viện nghiên cứu Đông Bắc Á ( thuộc Viện Khoa học Xó Hội Việt Nam) thành lập vào ngày 23- 02- 1998. Bờn cạnh đó, cũng kể đến một số Trung tâm ngoại ngữ và các công ty xuất khẩu lao động đó mở lớp dạy tiếng Hàn ngắn hạn (khoảng 2- 3 tháng) cho lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.
Về phương tiện nghiên cứu (tổ chức hội nghị hội thảo, soạn giáo trỡnh, sỏch dịch, in ấn,mỏy múc…) thỡ cho đến nay vẫn cũn chủ yếu nhờ tài trợ của KOICA. Ngoài ra, cỏc quỹ Hàn Quốc cũng hỗ trợ cho việc phát triển Hàn Quốc tại Việt Nam như Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc(KF- Korea Foundation), Quỹ phục hưng học thuật Hàn Quốc
(KRF- Korea Research Foundation), Hiệp hội Giáo dục tiếng H àn Quốc tế (IAKLE- International Association of Korean Language Education)…Một số doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung, Kum Ho, LG, Ngân hàng Han II…cũng tham gia tài trợ cho việc phát triển Hàn Quốc học tại Việt Nam. Năm 1996, Tập đoàn Samsung đó tự nguyện đưa 1 triệu USD vào KF nhằm mục đích trao đổi văn hoá Hàn - Việt.
Nhỡn chung, việc nghiờn cứu Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua tuy cũn khiờm tốn nhưng cũng đó đạt được những kết quả nhất định. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000, chỉ có các trường tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo ngành Hàn Quốc học nhưng từ năm 2001, ngành học này đó được mở rộng ra các địa phương: miền Bắc có 3 trường, miền Trung có 2 trường, miền Nam có 4 trường. Trong giai đoạn từ 1993- 1997, số sinh viên ngành Hàn Quốc học ít hơn so với các ngành khác như Trung Quốc học, Nhật Bản học…Nhưng từ năm 1998, số lượng học viên liên tục tăng. Số sinh viên bình quân các lớp ngành Hàn Quốc học từ 22 người (năm 2000) đó tăng lên 30 người (năm 2005).
Tuy vây, việc nghiên cứu và phát triển ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn như:
1) Ban nghiên cứu Hàn Quốc học chưa thực sự trở thành một cơ quan nghiên cứu khoa học vững mạnh như các trung tâm nghiên cứu khác tại Việt Nam.
2) Nguồn nhõn lực giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam vẫn cũn phụ thuộc vào cỏc tỡnh nguyện viờn của KOICA khỏ nhiều (xem phụ lục bảng 5) Cỏc tỡnh nguyện viờn này là những người không được đào tạo về kỹ năng giảng dạy tiếng Hàn, luôn bị xáo trộn nên chất lượng giảng dạy chưa cao và chương trình dạy thiếu tính nhất quán.
3) Hàn Quốc học hiện nay nghiêng về phát triển những kỹ năng ngôn ngữ tiếng Hàn hơn là trang bị kiến thức toàn diện nhằm đào tạo những chuyên gia về Hàn Quốc.
4) Giáo trình đào tạo tiếng Hàn chủ yếu do phía Hàn Quốc cung cấp mà thiếu hẳn nhữn giáo trỡnh do Việt Nam biên soạn. Thậm chớ, các học viên có lúc phải học tiếng Hàn thông qua ngôn ngữ thứ ba như tiếng Anh.
- Tình hình nghiên cứu về Việt Nam tại Hàn Quốc
Việc dạy và học tiếng Việt tại Hàn Quốc bẳt đầu từ khi Hàn Quốc can dự vào cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. „„Tháng 9 năm 1964, khi chính phủ Hàn Quốc bắt đầu gửi quân sang Việt Nam thỡ việc học tiếng Việt trở thành một nhu cầu cấp bỏch trong quõn sự. Từ thỏng 01- 1965, Cơ quan tỡnh bỏo quõn đội (MIG) Hàn Quốc mở lớp học tiếng Việt đầu tiên để tạo cho sĩ quan cấp uý. Cùng năm đó, Bộ tỡnh báo Trung Ương (CIA) Hàn Quốc cũng mở đào tạo giảng viờn tiếng Việt. Tiếp theo, Trường huấn luyện CIA chính thức mở khoá tiếng Việt với số sinh viên đào tạo khoá đầu tiên là 20 người‟‟ [64, tr488-489] .
Cuối năm 1965 Hàn Quốc gửi thêm quân chiến đấu sang Việt Nam kéo theo rất nhiều doanh nghiệp, thương nhân, chuyên gia kỹ thuật…do đó, nhu cầu sử dụng và giảng dạy tiếng Việt ngày càng tăng lên. Năm 1967, Trường Đại Học Ngoại ngữ Hàn Quốc (HUFS) chính thức mở khoa tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt này. Nhưng sau năm 1975, khi quan hệ giữa hai nước gần như bị cắt đứt thỡ nhu cầu sử dụng tiếng Việt tại Hàn Quốc gần như không còn nữa, các sinh viờn khoa tiếng Việt ở trường HUFS tìm cách đổi qua học các khoa khác.
Tháng 12- 1992,việc hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao cũng là lúc nhu cầu học tiếng Việt lại tăng lên. Hiện nay, tại Hàn Quốc có tất cả 4 trường Đại dạy tiếng Việt (Xem phụ lục bảng 6): Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (HUFS), Trường Đại học Ngoại ngữ
Pusan (PUFS), Trường Đại học Young San (TP.Pusan), Trường Đại học Chung Woon (tỉnh Chung Nam).
Bên cạnh các trường Đại học có khoa đào tạo tiếng Việt, một số trường khác cũng có bộ phận nghiên cứu, giảng dạy về Việt Nam như