Cơ sở khoa học sinh sản nhân tạo cá

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 25)

4.3.1.1.Vai trò của sản xuất giống cá và một số khái niệm chung

Sinh sản nhân tạo chủ động được con giống; Con giống được đảm bảo về số lượng, đảm bảo được chất lượng sinh sản nhân tạo giúp nghiên cứu di truyền học, lai tạo, chọn giống để tạo ra các giống thủy sản mới có chất lượng tốt, năng suất cao.

Sinh sản là một hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại của loài. Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn:

Mỗi loài cá có đặc điểm sinh sản riêng

- Tuổi thành thục của cá là tuổi khi các sản phẩm sinh dục của cá (sẹ ở cá đực, trứng ở cá cái) phát triển và đạt đến độ chín muồi.

Tuổi thành thục của các loài cá nuôi có quan hệ mật thiết với nhiệt độ nuôi và thời gian sinh trưởng của cá.

Trong cùng một loài, nếu sống ở những vùng địa lý, khí hậu khác nhau thì tuổi thành thục của cá cũng khác nhau.

4.3.1.2. Chu kỳ phát triển của tuyến sinh dục

a. Chu kỳ phát triển của buồng trứng

Giai đoạn I: Tuyến sinh dục rất nhỏ, mảnh, trong suốt, cấu trúc thuỳ trước chưa rõ ràng, chưa phân biệt được đực cái.

Giai đoạn II: Buồng trứng trong suốt, có màu hồng, mạch máu nổi rõ ở vỏ buồng trứng. Có thể quan sát bằng mắt thường.

Ở giai đoạn I và II tuyến sinh dục chưa chịu sự tác động của kích dục tố tuyến yên, nêu cắt bỏ tuyến yên thì buồng trứng ngừng phát triển nhưng không thoái hoá.

Giai đoạn III: Buồng trứng to hơn, có màu đặc trưng của loài, trên tế bào noãn có các hạt sắc tố đen, mạch máu phân bố đều. Ở giai đoạn này tuyến sinh dục chịu sự điều khiển của tuyến yên.

Giai đoạn IV: Nếu 60% số trứng có tâm lệch thì có thể tiêm kích thích cho cá đẻ. Buồng trứng có màu vàng xanh hoặc vàng trắng, trứng tròn, căng.

Giai đoạn V: Là giai đoạn trứng chín, các noãn hoàng tách khỏi bao noãn và màng liên kết để rụng vào xoang noãn bào, nếu dốc cá và ấn nhẹ vào bụng trứng sẽ chảy ra ngoài.

Giai đoạn VI: Là giai đoạn sau khi đẻ, buồng trứng xẹp đi, bao noãn rỗng, mềm, nhão, màu đỏ thẫm, mạch máu xuất hiện nhiều. Có thể trong buồng trứng có tế bào trứng ở giai đoạn II và III.

Sự thoái hoá của buồng trứng

- Cá đang thành thục ở giai đoạn III nếu gặp điều kiện môi trường bất lợi như nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, thiếu oxy... buồng trứng sẽ bị thoái hoá.

- Buồng trứng ở giai đoạn IV trong thời gian dài nếu không gặp điều kiện sinh thái phù hợp cho việc đẻ trứng hoặc không được kích thích sinh sản thì cũng sẽ bị thoái hoá, buồng trứng thoái hoá nhão, có những hạt vàng sẫm, rữa nát.

b. Chu kỳ phát triển của tuyến sinh dục đực

Giai đoạn I: Tuyến sinh dục là 1 giải nhỏ dính sát vách xoang thận, bên trong không rõ túi hay phiến sinh tinh, mắt thường không phân biệt đực, cái.

Giai đoạn II: Tinh sào có hình 1 dải nhỏ màu hơi hồng nhạt trên lát cắt tiêu bản có thể nhìn thấy túi sinh tinh trong đó chứa tinh nguyên bào.

Giai đoạn III: Chiều dài tinh bào đạt cực đại nhưng bề rộng và dày thì chưa đủ. Tinh sào có màu trắng, phớt hồng, mạnh máu phân bố nhiều. Trên tiêu bản thấy các túi sinh tinh trong đó có chứa các tinh bào sơ cấp và thứ cấp.

Giai đoạn IV: Tinh sào có màu trắng, bên trong có tinh trùng, tinh bào sơ cấp, thứ cấp. Giai đoạn V: Tinh sào có màu trắng đục, có thể chảy tinh dịch ra ngoài nếu ấn nhẹ vào bụng cá, bên trong đại bộ phận là tinh trùng.

Giai đoạn VI: Tinh bào teo nhỏ sau khi sinh sản, hình dạng giống ở giai đoạn II. Nhưng có màu hồng đỏ, nhiều mạch máy phân bố trên bề mặt tinh hoàn.

4.3.1.3. Cơ chế sinh sản tự nhiên của cá

Khi cá đã thành thục về tuyến sinh dục, gặp điều kiện sinh thái thích hợp cho việc đẻ trứng như sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ, mưa gió, nước chảy....Các điều kiện này tác động lên các cơ quan bên ngoài của cá, đường bên, da, thị giác, thính giác.... Thần kinh của những cơ quan này bị kích thích và chuyển đến hệ thần kinh trung ương rồi được chuyển đến vùng hypophthalamus, vùng đó tiết ra hormone LRH, hormone đi vào tuyến yên gây kích thích làm cho não thuỷ thể tiết ra 2 loại hormone sinh dục (LH) và Follirle Stirmulating Hormone (FSH).

4.3.1.4. Nguyên lý cơ bản của sinh sản nhân tạo

Xuất phát từ kỹ năng sinh học của sự truyền giống tự nhiên. Người ta thấy sự tác động của các điều kiện sinh thái, bằng cách đưa ra các hormone sinh dục bên ngoài vào cơ thể cá.

Những hormone như não thuỳ hoặc kích dục tố của người (HCG) đóng vai trò như một hormone được tiết ra từ não thuỳ cá bố mẹ và tác động trực tiếp lên buồng trứng.

Còn LRHa thì chỉ tác động đến não thuỳ của cá bố mẹ đẩy nhanh quá trình tiết kích dục tố gây sinh sản.

4.3.1.5. Sự thụ tinh và phát triển phôi

a. Sự thụ tinh của trứng và phân chia tế bào

Sau khi cá bố mẹ kết đôi. Trứng và tinh dịch được tiết ra môi trường nước và tiến hành thụ tinh. Người ta gọi sự thụ tinh này là thụ tinh ngoài. Khi trứng thụ tinh tiếp xúc với nước, màng nhày của trứng hút nước và trương lên, màng trứng trong suốt và bắt đầu sự phân chia tế bào. b. Sự phát triển của phôi

Sự phát triển của phôi qua 4 giai đoạn chính: Phôi dâu, phôi nang, phôi vị, giai đoạn hình thành cơ quan và nở.

Cá bột mới nở sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ từ noãn hoàng để sống. Sau 3 ngày bóng hơi được hình thành, cá bắt đầu bơi lội được và sử dụng chất dinh dưỡng bên ngoài thông qua việc bắt mồi. Quá trình phát triển của phôi phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w