Kỹ thuật

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 33)

5.2.2.1. Nguyên tắc chung

Nhốt cá trong lồng hẹp, mật độ cao nên phải cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ ôxi…

5.2.2.2. Địa điểm nuôi

Có thể nuôi ở sông, suối lớn, hồ chứa,.. - DO ≥ 4mg/l.

- Ở sông, suối đặt lồng ở bên bờ không lở, không bồi, dòng nước chảy thẳng, lưu tốc ổn định khoảng 0,3-0,5m/s. Độ sâu nước 2m trở lên.

- Ở hồ chứa,.. đặt lồng ở nơi thoáng, xa bờ. Độ sâu nơi đặt lồng ≥ 3m.

- Nơi đặt lồng tránh xa nơi ồn ào, có xăng dầu, chất bẩn đổ ra như bên phà, bến gỗ, gần cống nước thải

5.2.2.3. Cấu tạo lồng nuôi cá

Hình dạng: Tùy thuộc vào thủy vực nuôi cá.

Chiều rộng của lồng thường từ 2-5m, chiều dài từ 4-8m, chiều cao từ 1,3- 1,7m. Phần ngập nước từ 1-1,2m.

Mặt trên lồng có một cửa có nắp đậy. Lồng nuôi cá gồm 2 phần chính Thân lồng: - Là phần chứa cá nuôi.

- Vật liệu: Vật liệu cứng như tre, gỗ, lưới inox,... vật liệu mềm như cước, lưới nilong. - Với vật liệu cứng nan lồng nằm ngang, chẻ thành mảnh rộng 3-4cm hoặc gỗ xẻ dày 1cm, rộng 3-4cm. Khoảng cách giữa các nan lồng vào cỡ cá. (cá lớn khoảng cách là 1-2cm)

- Với vật liệu mềm dùng lưới nilong cỡ mắt 10-12mm, viền chịu lực bằng dây nilong loại 3-4mm. Vật liệu mềm,

thoáng, dễ thi công, dễ bảo quản, cá ít bị sây sát chóng lớn, nhưng dễ bị rách, cá hay thoát ra ngoài.

Hệ thống phao: Làm lồng nổi, giữ ổn định mức ngập nước và làm cầu đi lại. Phao: Bằng các bó tre, bương, nứa hoặc làm bằng các khối xốp bọc vải. Ngoài ra còn nắp lồng, dây neo.

5.2.2.4. Đối tượng và mùa vụ nuôi

Đối tượng, kích cỡ cá thả thích hợp với nuôi cá lồng: Những loài sử dụng thức ăn trực tiếp như: Cá trắm, cá rôphi, cá chép, cá bỗng, cá lăng, cá bống tượng...

Cỡ cá giống thả: Càng to càng tốt thường từ 30-40g/con đến 100-150 g/con, tùy theo loài cá. Cá giống thả vào lồng đồng cỡ, không dị dạng, không sây sát, bơi lội nhanh nhẹn và có màu sắc tự nhiên.

Mùa vụ nuôi: Phụ thuộc vào loài cá nuôi.

- Thường thả vào mùa xuân và thu hoạch vào đầu mùa đông. Với cá rôphi nếu chủ động được nguồn giống thì một năm có thể thả 2-3 vụ.

5.2.2.5. Chăm sóc quản lý

Cho cá ăn: Đảm bảo cá ăn đầy đủ, phải chuẩn bị nguồn thức ăn. Có thể cho thêm bột cá, bột đậu tương, ..

Trắm cỏ: 2 lần/ngày. Thức ăn xanh ướt (rong, bèo,..): 70-80% trọng lượng cá.

Ăn cỏ cạn, lá sắn... thì cho ăn bằng 40-50% trọng lượng. Bổ xung thức ăn tinh 2-3% trọng lượng cá/ ngày.

- Cá khác cho cá ăn 3-4 lần/ngày. Lượng thức ăn tăng dần theo khối lượng, giảm phần trăm từ 10-4%. - Theo dõi lượng thức ăn thừa, thiếu để điều chỉnh cho phù hợp

Vệ sinh lồng bè: Hàng ngày dọn thức ăn thừa. Cọ rửa lồng 1lần/tuần.

Phòng bệnh, chữa bệnh: Cá nuôi trong lồng hay bị mất nhớt hoặc mắc các bệnh như: Đốm đỏ, trùng mỏ neo,... Trong quá trình nuôi chú ý phòng bệnh là chính.

5.2.2.6. Thu hoạch

Thời gian thu hoạch: Tùy theo loài cá Trắm cỏ giống cỡ 100-150g/con từ tháng 3 thì tháng 11 có thể thu hoạch.

Với những loài cá kém chịu lạnh như cá rô phi hoặc trê lai thu hoạch trước mùa lạnh. Thu hoạch dùng lưới, vợt, thu nhẹ nhàng tránh sây sát.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w