Kỹ thuật nuôi cá ruộng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 34)

5.3.1.1. Lợi ích nuôi cá ruộng

- Ngoài thu hoạch lúa, thu thêm cá, tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. - Cá ăn sâu bọ, côn trùng, cỏ dại và sục bùn ở ruộng

- Cá thải phân làm tăng độ phì cho đất tạo điều kiện cho lúa phát triển, hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ sâu.

- Bón phân cho lúa (đặc biệt phân hữu cơ) làm sinh vật phát triển và hạt lúa rơi rụng nguồn thức ăn của cá.

Nghề nuôi cá ruộng ở nước ta (miền Bắc) có chiều hướng giảm sút do: - Kỹ thuật và kinh nghiệm còn thiếu.

- Công tác quản lý và chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa trồng lúa, thủy nông và nuôi cá.

5.3.1.2. Xây dựng và thiết kế ruộng nuôi

a. Chọn ruộng nuôi cá

- Thuận tiện việc cấp, thoát nước, không úng ngập, không bị khô hạn. - Nước ở ruộng có độ pH trong phạm vi 7-8, không bị ô nhiễm. b. Thiết kế ruộng nuôi

Tùy theo hình thức nuôi cá để xây dựng ruộng nuôi khác nhau Với ruộng cấy 2 lúa 1 cá:

- Có mương, chuôm trú nóng, có nơi cho cá rút khi cần phun thuốc trừ sâu hoặc thu hoạch cá. Diện tích mương, chuôm chiếm 10-20% tổng diện tích.

Các dạng mương: Dạng mương bên chạy dọc theo bờ ruộng, dạng mương chữ thập, dạng mương kết hợp hai dạng trên.

Mương đào cách xa bờ khoảng 0,5m, rộng 1-5m, sâu 0,5-0,8m. Có cống xây chắc chắn và đăng giữ cá.

rộng 2,5m, có độ dốc 1/1, mặt bờ hơn mức nước ngập cao nhất 0,6-0,8m. Vùng có 1-2 cống xây vững chắc có đăng giữ cá.

c. Chuẩn bị ruộng trước khi thả

Sau vụ thu hoạch. Dùng vôi bột: 10-15kg/100m2 ruộng chua phèn bón nhiều hơn (18-

20kg/100m2). Bón lót phân chuồng với lượng 50-60kg/100m2

5.3.1.3. Chọn giống và thả cá giống

a. Chọn giống cá nuôi

Các loài cá ăn chất hữu cơ, động vật phù du, sâu bọ và có khả năng ăn trực tiếp cám, bột ngô, khoai sắn và thức ăn hỗn hợp như rôhu, cá mrigal, cá chép, cá rôphi đơn tính, cá trắm cỏ, cá mè... (phía Nam nuôi cá sặc rằn, cá lóc, cá rô ta, cá mè vinh,...)

b. Thời vụ thả cá giống

Có ba hình thức nuôi cá ruộng:

Cấy 1 vụ lúa nuôi 1 vụ cá: Trồng lúa vụ chiêm(tháng 2 dương), vụ mùa nuôi cá (ruộng trũng).

Cấy 2 vụ lúa xen với nuôi cá: Nuôi cá quanh năm. Thả cá vào đầu vụ lúa chiêm (thu hoạch lúa đồng thời thu cá) và làm như vậy cho vụ mùa.

Cấy 2 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá: Thả cá vào đầu vụ chiêm và nuôi hết vụ mùa mới thu hết. (thu tỉa thả bù vào tháng 6, 7).

Tùy hình thức nuôi để định thời gian thả giống. Thả cá sau cấy lúa 10-15 ngày. c. Mật độ và số lượng cá thả

Nên cấy cùng một giống lúa để có thể thu hoạch cùng một lúc.

Ruộng cấy 1 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá: Mật độ thả 3000 – 3600 con/ha. Với cá trắm cỏ: Thả ngay sau gặt chiêm xuân, dâng mức nước trong ruộng lên 50 – 60 cm. Với các loài cá khác có thể thả ngay từ tháng 2-3 dương lịch.

Đối với ruộng cấy hai vụ lúa xen với nuôi cá (nuôi cá quanh năm)

Mật độ cá thả 2000 – 2400 con/ha. Tỷ lệ và qui cỡ cá giống thả. Khi thu hoạch lúa chiêm xuân thì rút cá xuống mương. Tiếp tục cấy lúa vụ mùa. Sau cấy lúa được 10-15 ngày thì cho cá lên ruộng.

Đối với ruộng cấy 2 vụ lúa, nuôi 1 vụ cá (nuôi cá vụ 3): Mật độ thả 800 –1200 con/ha. Sau khi gặt lúa hè thu thả cá giống. Thời gian nuôi ngắn nên thả cá giống cỡ lớn (khoảng 5-10con/1kg)

5.3.1.4. Chăm sóc và quản lý

- Thường xuyên kiểm tra, tránh tràn.

- Thống nhất thời gian thả cá, cấy lúa và phun thuốc trừ sâu. - Sau 4-5 ngày phun thuốc mới dâng nước để cá lên ruộng.

- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, tăng cường phòng trừ tổng hợp giảm độc hại cho ruộng. - Giữ ổn định vùng sinh thái để cá, tôm, ếch, nhái trong ruộng phát triển.

- Thường xuyên kiểm tra đăng cống vùng nuôi (đặc biệt vào mùa mưa bão). - Kiểm tra tốc độ lớn của cá 1 – 2 tháng/1 lần để điều chỉnh lượng thức ăn.

- Định kỳ: Bón phân 5-7 ngày một lần với lượng 1000-1500kg phân chuồng và 500 – 1000kg phân xanh/ 1ha, 2 tuần/1 lần bón 100kg vôi/1ha để phòng bệnh.

- Cho cá ăn thêm thức ăn tinh (cám gạo, ngô, sắn,...) với lượng bằng 6-8% trọng lượng cá. Có điều kiện cho cá ăn thêm thức ăn xanh (rong, cỏ) với khối lượng bằng 20% trọng lượng.

5.3.1.5. Thu hoạch cá

Thường thu vào tháng 11 – 12 dương lịch. Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ. Thu tỉa: Rút nước xuống mương sau đó dùng lưới kéo để thu tỉa cá lớn. Thu toàn bộ: Kéo lưới thu, sau đó làm cạn mương chuôm để thu hết cá.

Thu hoạch xong thì tẩy dọn ruộng nuôi, cải tạo đồng ruộng chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w