Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 30)

5.1.1.1. Các điều kiện của ao nuôi cá thịt

- Ao ở gần nguồn nước sạch, không chua, không ô nhiễm - Ao không bị cớm rợp

- Chất đất nơi làm ao tốt nhất là đất thịt, diện tích khoảng 200-1000m2.

5.1.1.2. Chuẩn bị ao nuôi

a. Xây dựng ao

- Ao nuôi diện tích 200-1000m2, tốt nhất là hình chữ nhật - Ao sâu từ 1-2m

- Đáy dốc về phía cống thoát nước

- Bờ ao cao hơn mức nước cao nhất là 0,5m; bờ ao thoải, rộng 2m. - Đặt cống cấp, thoát nước: ống bằng sành, nhựa,…

Chú ý cống cấp nước đặt vuông góc với mặt nước ao, cống thoát nước đặt ở khu vực thấp nhất ở đáy ao.

b. Chuẩn bị ao nuôi

- Với những ao nuôi mới: Cày dáy 1lớp dày 15-20 cm. Với ao cũ sau khi tát cạn vét bùn để lại 1 lớp dày 20cm rồi tiến hành cải tạo.

- Dùng vôi bột rải đều đáy ao với lượng: 7- 10kg/100m(nếu là ao chua thì

tăng lượng vôi) phơi ao 3-5ngày.

- Dùng phân chuồng đã ủ hoai với liều lượng 30-40kg và 25-30kg phân xanh/100m2

nước lên 1m rồi tiến hành thả cá

5.1.1.3. Thả cá giống

a. Chọn loài cá: Tùy vào điều kiện về thức ăn và con giống,... b. Chọn cá giống:

Cá khoẻ mạnh, không sây sát, không mất nhớt, nhanh nhẹn, cỡ cá đồng đều. Cỡ cá giống của cá trắm cỏ khi thả có chiều dài thân 15-18cm, cá trôi, cá mè từ 8-12cm, cá chép 6-8cm, rô phi hoặc mè vinh 4-6cm. Với ao nhỏ có thể thả cá giống cỡ nhỏ hơn.

c. Mật độ cá thả: 0,7-1con/m2

- Nuôi cá trắm cỏ là chính: Trắm cỏ 50, mè 22, trôi 18, rôphi 4, chép 4.

- Nuôi cá trôi là chính: Rôhu và mrigan 60, mè 20, rôphi 10, trắm cỏ 5, chép 5. - Nuôi rôphi là chính: Rôphi 50, mè 20, rôhu và mrigan 20, trắm cỏ 5, chép 5. d. Mùa vụ thả: Tháng 3-4 dương lịch (vụ xuân), Vụ thu tháng 7-8 dương lịch

e. Kỹ thuật thả: Thả vào lúc trời mát, ngâm túi đựng cá giống ngâm 5-10 làm giảm sự chêng lệch nhiệt độ giữa môi trường ao nuôi và dụng cụ vận chuyển, sau đó mở túi cho cá ra từ từ.

5.1.1.4. Quản lý, chăm sóc

a. Bón phân:

Bón phân giúp các thực vật phù du phát triển, ngoài ra một số loài cá sử dụng thức ăn trực tiếp là phân. Đặc biệt khi nuôi cá mè, cá trôi, cá rôphi là chính: Cứ 5-7ngày bón 20-25kg và 15- 20kg phân xanh/100m2 ao.

Chú ý: Không bón 2 loại phân này trong cùng 1 ngày đặc biệt là ngày nóng nực b. Cho cá ăn:

Tùy vào việc trong ao nuôi loài cá nào là chính mà ta cho các thức ăn khác nhau - Làm khung cố định chỗ cho ăn.

Với cá ao nuôi cá trắm cỏ là chính: Cho ăn cỏ, lá non,…

Với ao nuôi là cá trôi,.. Cho ăn thức ăn tinh hoặc thức ăn chế biến với lượng bằng khoảng 3% trọng lượng cá.

- Theo dõi lượng thức ăn cá tiêu thụ để điều chỉnh phù hợp c. Quản lý, chăm sóc

Thường xuyên thăm ao kiểm tra mức nước trong ao để điều chỉnh kịp thời - Theo dõi màu nước

- Theo dõi độ pH của nước - Theo dõi hoạt động của cá

- Định kỳ: Bón vôi bột 15 ngày/1 lần 1kg/100m2 định kỳ kiểm tra sức lớn của cá 2tháng/1lần, định kỳ sục bùn đáy ao 1 tháng/1lần.

5.1.1.5. Thu hoạch

Kích cỡ cá thu hoạch: 1kg/con với cá trắm cỏ; 0,4kg/con với các loại cá khác Cách thu hoạch:

- Đánh tỉa thả bù: Thu tỉa những con cá to, sau đó thả bù lượng cá đã thu

- Thu một lần: Sử dụng lưới kéo nhiều lần sau đó tháo cạn ao bắt nốt số cá còn lại, cá nhỏ giữ lại để nuôi vụ sau.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w