Kỹ thuật vận chuyển cá giống

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 28)

4.4.2.1. Chất lượng cá giống trước khi vận chuyển

Các loài cá khi vận chuyển về ương nuôi thường có kích thước rất nhỏ: Cá bột cỡ 0,8- 0,9cm, cá hương cỡ 2-3cm, cá giống cấp 1 cỡ 4-6cm, cá giống cấp 2 cỡ 8-12cm.

Trước khi vận chuyển cá phải khỏe, bơi lội hoạt bát, toàn thân trơn bóng, ...

4.4.4.2. Phương pháp luyện cá trước khi vận chuyển

Luyện cá là cách làm cho cá quen với những điều kiện khó khăn trước khi vận chuyển cá đi xa, những điều kiện đó là phải sống chật chội trong điều kiện nước thiếu ôxy và có nhiều chất thải. Luyện cá trước khi vận chuyển phải được tiến hành qua 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1

Trong tuần đầu, sáng (hoặc chiều mát) người nuôi lội xuống ao dùng cào, cành tre trực tiếp làm đục ao hoặc cho trâu lội quanh ao khoảng 15-20 phút.

b. Giai đoạn 2

Dồn cá vào ao với mật độ 30-50con/m2 với cá hương, 20-30con/m2 với cá giống. Ngừng bón phân cho ao cá và làm đục ao mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15-20phút vào buổi sáng và chiều mát, làm liên tục trong 3-4 ngày.

c. Giai đoạn 3 (luyện cá trong bể):

Chuyển cá giống đã được luyện qua 2 giai đoạn trên vào một bể nước sạch. Mức nước trong bể 0,4-0,5m. Không cho cá ăn gì thêm, bỏ đói để cá thải bớt phân trước khi vận chuyển.

4.4.4.3. Phương pháp vận chuyển

Không nên vận chuyển cá trong những ngày nắng nóng, tốt nhất nên vận chuyển vào ban đêm hay sáng sớm hoặc chiều mát.

a. Vận chuyển đường ngắn

Thời gian vận chuyển không quá 8giờ. Mật độ cá khi vận chuyển đường ngắn như sau: Cá bột 1000-2000con/lít nước, cá hương 20-40 con/lít nước, cá giống cấp 1: 10-15con/lít nước, cá giống cấp 2: 4-6con/lít nước.

b. Vận chuyển đường dài

Thời gian vận chuyển 8-50 giờ. Dùng túi nilong có bơm ôxy. Mật độ cá trong túi như sau: Cá bột 3000-4000 con/lít nước, cá hương 40-80 con/lít nước, cá giống cấp 1: 15 - 20con/lít nước, cá giống cấp 2: 6 – 8 con/lít nước.

4.4.4.4. Cách thả cá sau khi vận chuyển

Tránh làm cá chết do thay đổi môi trường nước đột ngột:

- Nếu vận chuyển đường ngắn thì té dần nước vào thùng, sọt rồi thả cá.

- Nếu vận chuyển bằng túi nilông phải ngâm túi chứa cá xuống nước ao trong khoảng 10- 15 phút sau đó mở miệng túi thả cá ra ao.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng thủy sản, trường đại học Hùng vương. 2. Trần Văn Vỹ (2005), Giáo trình thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

3. Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Đoàn Hiệp (2006), Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

4. Bùi Quang Tề (1996), Giáo trình bệnh động vật thủy sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1. Cơ sở khoa học của sinh sản nhân tạo cá?

2. Nêu các khâu của qui trình sinh sản nhân tạo cá? 3. Các biện pháp quản lý ao ương cá bột lên giống?

CHƯƠNG 5

Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm

Số tiết:05 (Lý thuyết: 5 tiết) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A) MỤC TIÊU - Kiến thức:

+ Sau khi học xong bài sinh viên phải nắm được nguyên lý của việc lựa chọn địa điểm nuôi, nguyên tắc của quá trình chuẩn bị ao nuôi.

+ Phân tích được sự khác biệt giữa nuôi cá ao nước tĩnh và nuôi cá ao nước chảy; nuôi cá lồng ở hồ chứa và nuôi cá lồng trên sông suối.

+ Hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình VAC và mô hình nuôi cá lúa.

- Kỹ năng:

+ Có thể chuẩn bị được ao nuôi, biết cách chăm sóc ao nuôi và lựa chọn các loài cá nuôi phù hợp với địa phương.

+ Sau khi học xong bài sinh viên có thể tự thiết kế lồng bè, ruộng nuôi cá và mô hình VAC.

- Thái độ:

+ Sinh viên có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.

+ Sinh viên tích cực tìm hiểu thực tế các mô hình nuôi cá tại địa phương, phân tích những hạn chế từ đó vận dụng kiến thức đã học để quá trình nuôi đạt hiệu quả cao nhất.

B) NỘI DUNG

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Thủy sản (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ) (Trang 28)