5.3.2.1. Định nghĩa VAC
VAC là hoạt động nông nghiệp, kết hợp giữa:
Làm vườn (V) + nuôi cá ao (A) + chăn nuôi gia súc, gia cầm (C). Đây là mô hình của nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Mục đích:
- Tận dụng sự hỗ trợ của các thành phần trong hệ sinh thái kín nâng cao hiệu quả sản xuất. “A”: Nuôi cá ngoài ra còn thả bèo, rau để làm thức ăn hỗ trợ chăn nuôi. Nước ao sử dụng để tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại và để tưới cây trong vườn. Cá tạp, đầu cá, ruột cá,… dùng để nuôi gia súc, gia cầm.
“C” cung cấp phân, nước thải (của trâu bò, dê), nước rửa chuồng, thức ăn thừa của lợn, gà, vịt,… được dùng làm thức ăn cho cá dưới ao đồng thời bón cho cây cối trong vườn. Đồng thời “C” cũng phát triển dựa trên những sản phẩm của “V” như rau xanh, khoai, sắn, cỏ lá,…
“V” trồng cây tận dụng phân bón, nước thải từ “C” và nước từ “A”, ngoài ra hàng năm “V” được tận dụng lượng bùn được vét lên trong quá trình cải tạo “A”, làm cho đất đai màu mỡ.
5.3.2.2. Kỹ thuật nuôi cá ao trong hệ VAC
Nuôi cá ao trong hệ VAC gồm có 6 công đoạn: a. Hình thức và đối tượng nuôi
Có hai hình thức nuôi: Nuôi đơn (nuôi 1 loại cá) và nuôi ghép (nuôi nhiều loài cá có tính ăn khác nhau).
Nếu ao có diện tích nhỏ (dưới 300m2 nước sâu 0,8-1m) thì nuôi đơn. Có thể thả cá rôphi đơn tính mật độ 2-3con/m2 nuôi cá trê lai thả 8-10con/m2
Nếu ao có diện tích lớn (300-2000m2, nước sâu 1,2-2,5m) nên nuôi ghép nhiều loài cá b.Chuẩn bị ao nuôi cá
- Giống điều kiện ao thông thường. Ngoài ra nuôi cá trong hệ VAC cần được thiết kế theo hệ thống liên hoàn khép kín gồm:
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm có hệ thống mương dẫn nước thải xuống ao.
+ Vườn ở gần ao để tiện thu hái rau xanh cho cá, thuận tiện cho việc vét vùn cải tạo đáy ao, bổ sung bùn cho vườn, thuận tiện việc tưới tiêu vườn.
c. Giống cá và mùa vụ thả cá
Loài cá: Là những loài cá sử dụng được các sản phẩm thải của chăn nuôi, vườn. Chất lượng cá giống: Khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, không sây sát, không khô mình, không mất nhớt có đủ, vây vảy…
Kích cỡ, mật độ thả: Như bảng
Thời gian thả: Đầu mùa xuân (tháng 3 dl), dùng cá giống lưu từ năm trước. d. Thức ăn cho cá
Thức ăn: Được tận dụng từ các sản phẩm,chất thải của vườn và chăn nuôi
Cần cho cá ăn thức ăn bổ sung. Nếu ao ở xa khu chăn nuôi, mỗi tuần bón thêm 10-15kg phân chuồng/100m2 ao.
Các sản phẩm nông nghiệp nên chế biến trước khi cho ăn để tăng hiệu quả của thức ăn. Trong ao nhiều trắm cỏ cần nhiều thức ăn xanh.
e. Chăm sóc, quản lý ao
- Thường xuyên quan sát màu nước ao, tình hình hoạt động của cá,..để điều chỉnh mức cho cá ăn.
- Cho cá ăn trên sàn ăn để có thể dễ dàng kiểm tra lượng thức ăn thừa thiếu.
- Nuôi đơn cá rôphi, trê lai: Sử dụng thức ăn nhân tạo với lượng bằng 3-5% khối lượng, cho ăn 2 lần/ngày. Nuôi ghép cho cá ăn 2-3% khối lượng/ngày.
- Những ao chủ động được việc cấp thoát nước, mỗi tháng thay 1/3 nước. Trên mặt ao thả 1-2m2
bèo hoặc rau muống trong các khung ven bờ cho cá trú nóng, rét. f. Thu hoạch
Sau 4-5 tháng nuôi đánh tỉa cá lớn bằng lưới, sau đó thả bù cá giống (năng suất trong ao có thể tăng 10-20%). Đến cuối năm thu toàn bộ.