BÀI 1
Học tập tại cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm
Số tiết:02 tiết
A) MỤC TIÊU - Kiến thức:
Qua việc học tập một trại sản xuất giống thủy sản và nghe giới thiệu về hoạt động sản xuất của trại để hiểu thêm về các hoạt động của một trại sản xuất giống thủy sản, hiểu được qui trình kỹ thuật cần thiết của việc sản xuất giống thủy sản trong thực tế.
Sau khi học tập tại một trang trại nuôi cá/tôm thương phẩm ở địa phương sẽ giới thiệu các hình thức nuôi, mức độ đầu tư và kỹ thuật hiện đang áp dụng, cũng những những thuận lợi và khó khăn tron sản xuất của cơ sở
- Kỹ năng:
Vận dụng được các kỹ năng đã học để ứng dụng vào thực tế nuôi đạt hiệu quả
- Thái độ:
Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.
B) NỘI DUNG
1. Học tập tạicơ sở sản xuất giống
Cán bộ kỹ thuật của trại sản xuất giống thủy sản giới thiệu chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cua trại, sau đo tập trung giới thiệu về kỹ thuật cho đẻ một số loài tôm cá nuôi.
Trình diễn thao tác cho cá tôm đẻ nhân tạo: Cách kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ, cách thu trứng và sẹ cá và tiến hành thụ tinh đưa vào bể ấp.
Dùng kính lúp và mắt thường để quan sát các giai đoạn phát triển của trứng sau khi đã thụ tinh.
2. Học tập tạicơ sở sản nuôi
Cán bộ kỹ thuật của trang trại giới thiệu về hoạt động của trang trại đặc biệt là kỹ thuật nuôi các đối tượng mà trại đang có. Chú ý đến biện pháp để chọn con giống tốt và cách giải quyết nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo – trong đó hướng giải quyết bằng nguồn sẵn có ở địa phương, cách cho ăn, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
Trình diễn thao tác kéo lưới thu hoach ao nuôi, thao tác chuẩn bị ao nuôi cá thương phẩm. Viết báo cáo kết quả đã học tập và quan sát được
BÀI 2
Xác định một số yếu tố môi trường trong ao nuôi
Số tiết: 01 tiết
A) MỤC TIÊU - Kiến thức:
+ Các loài thủy sản gắn chặt đời sống của chúng với môi trường nước. Vì vậy nắm được tình hình lý, hóa học của môi trường nước là một yêu cầu bắt buộc để có thể hiểu biết về điều kiện sống của các loài thủy sản, từ đó mới có được những biện pháp tác động tích cực đến môi trường nước để tăng năng suất và sản lượng thủy sản nuôi.
+ Bài thực hành này sẽ giúp sinh viên hiểu biết về trình tự thu mẫu nước và những thao tác phân tích mẫu nước ở ngoài thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là một trong những bài học trọng tâm của phần thực hành.
- Kỹ năng: Ứng dụng các hiểu biết về môi trường sống của các loài thủy sản vào nuôi thủy sản.
- Thái độ: Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.
B) NỘI DUNG 1. Chuẩn bị dụng cụ
Bình thu mẫu nước, nhiệt kế, đĩa đo độ trong Secxi, một số lọ thủy tinh nút mài cỡ 100cc, 1- 2 lọ nhựa cỡ 0,5l có miệng hẹp, sổ sách ghi chép.
2. Công việc
2.1. Quan sát và đánh giá2.2. Thu mẫu nước 2.2. Thu mẫu nước
Chuyển mẫu nước vào các lọ nút mài 100cc và lọ nhựa 0,5l để sau đó mang về phân tích các yếu tố hóa học trong phòng thí nghiệm.
Dùng nhiệt kế thủy ngân cắm ngập vào trong nước. Để đo nhiệt độ nước ở các độ sâu khác nhau phải cắm nhiệt kế vào bình thu mẫu để đảm bảo đo đúng nhiệt độ của tầng nước.
2.3. Do nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước ao
Dùng nhiệt kế thủy ngân cắm ngập vào trong nước. Để đo nhiệt độ nước ở các độ sâu khác nhau phải cắm nhiệt kế vào bình thu mẫu để đảm bảo đo được đúng nhiệt độ của tầng nước.
2.4. Đo độ trong của nước ao
Dùng đĩa Set xi
Cách đo: Cầm đầu dây thả đĩa từ từ xuống nước, đồng thời quan sát mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt ta không phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen ở mặt đĩa, khoảng cách từ đó đến mặt nước chính là độ trong của nước (tính theo cm)
2.5. Đo độ pH
BÀI 3
Quan sát đặc điểm hình thái cá
Số tiết: 02 tiết
A) MỤC TIÊU - Kiến thức:
+ Giúp quan sát và nhận biết hình dạng, cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của một số loài thủy sản. Tìm ra những đặc điểm thích nghi loài đó với đời sống môi trường nước.
- Kỹ năng:
+ Ứng dụng các hiểu biết về dinh dưỡng trong thực tế nuôi trồng thủy sản.
+ Ứng dụng các đặc điểm sinh học về tính ăn, về phân bố của cá trong thực tế nuôi trồng
thủy sản.
- Thái độ:
+ Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.
B) NỘI DUNG 1. Chuẩn bị
1.1. Chuẩn bị mẫu vật
Chuẩn bị mẫu vật cá tươi sống, tốt nhất là cá chép – loài cá có cấu tạo điển hình ở nước ngọt. Ngoài ra cần chuẩn bị các tranh ảnh tiêu bản ngâm về các loài cá, tôm phổ biến ở sông, suối, hồ tự nhiên, ruông của địa phương.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị bộ dụng cụ giải phẫu, miếng xốp để gim cá, gim nhọn, khay men, lam, đĩa lồng, kính lúp cầm tay, bông, cồn tuyệt đối.
2. Thực hành
- Quan sát cấu tạo ngoài của cá, tìm ra những đặc điểm thích ứng của cá với đời sống bơi lội trong nước. Vẽ cấu tạo ngoài của cá.
- Tiến hành mổ cá: Ghim cá lên miếng xốp, mổ banh cá và gỡ riêng các nội quan của cá. Vẽ cấu tạo bên trong của cá và chú thích tên của các cơ quan nội tạng.
BÀI 4
Giới thiệu một số dụng cụ vận chuyển cá
Số tiết: 01 tiết
A) MỤC TIÊU - Kiến thức:
+ Giúp nhận biết các dụng cụ vận chuyển cá, hiểu được nguyên lý của quá trình vận chuyển
- Kỹ năng:
+ Ứng dụng các hiểu biết về vận chuyển cá trong thực tế nuôi trồng thủy sản.
- Thái độ: Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.
B) NỘI DUNG 1. Chuẩn bị
Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển: Túi nilon dày, bình oxy,....
Ngoài ra cần chuẩn bị các tranh ảnh quá trình vận chuyển tôm cá.
2. Thực hành
- Thao tác đóng cá vào túi bơm oxy. - Giới thiệu quá trình vận chuyển cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Quốc Bảo (2005), Hà Kim Sinh. 140 câu hỏi về phòng trị bệnh cho Ba ba, ếch, tôm,
cá, lươn, cua, Nhà xuất bản Hải Phòng.
2. Bộ Thuỷ sản - Vụ nghề cá (2001), Kỹ thuật nuôi đặc sản, tập 1, Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Hà Nội.
3. Bộ Thuỷ sản - Vụ nghề cá (2001), Kỹ thuật nuôi đặc sản, tập 2, Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Hà Nội.
4. Bộ thủy sản - Trung tâm khuyến ngư quốc gia (2005), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi
tôm càng xanh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
5. Bộ thủy sản – Trung tâm khuyến ngư quốc gia (2005), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi
Ba ba gai, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6. Bộ thủy sản – Trung tâm khuyến ngư quốc gia (2005), Tuyển tập một số qui trình công
nghệ sản xuất giống thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Phạm Văn Côn, Phạm Thị Hương (2004), Thiết kế VAC cho mọi vùng, Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
8. Nguyễn Quang Diệu, Nguyễn Hải Sơn (2007), Qui trình nuôi cá hồ chứa nhỏ.
9. Nguyễn Duy Khoát (2000), Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.
10. Hà Ký, Bùi Quang Tề, Nguyễn Văn Thành (1993), Chẩn đoán và phòng trị bệnh tôm cá,
Nhà xuất bản NN, Hà Nội.
11. Hà Ký, Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp.
12. Bùi Quang Tề (1996), Giáo trình bệnh động vật thủy sản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Đoàn Hiệp (2006), Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà
xuất bản Lao động Xã hội.
14. Phạm Văn Trang, Phạm Báu (2002), Kỹ thuật nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Phạm Văn Trang, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Diệu Phương (2004), Kỹ thuật nuôi
một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.