Hiện nay năng suất cá hồ chứa thấp. Năng suất trung bình của các hồ chứa ở miền Bắc chỉ đạt 17kg/ha, ở vùng Đông Nam Bộ đạt 41kg/ha và Tây Nguyên 67kg/ha.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Phan Thị Yến (2009), Bài giảng thủy sản, trường đại học Hùng vương. 2. Trần Văn Vỹ (2005), Giáo trình thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Đoàn Hiệp (2006), Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà
xuất bản Lao động Xã hội.
4. Bùi Quang Tề (1996), Giáo trình bệnh động vật thủy sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Để nuôi cá thương phẩm có lãi cần chú ý đến yếu tố gì (hình thức nuôi, chọn loài nuôi thích hợp, kỹ thuật, đầu tư,..)
2. Hình thức nuôi nào có triển vọng phát triển trong tương lai? Tại sao? 3. So sánh thuận lợi và khó khăn của các hình thức nuôi cá lồng.
4. Phân tích sự khác biệt trong nuôi cá ao nước chảy và nuôi cá ao nước tĩnh. 5. Yếu tố nào cần lưu ý để cho quá trình nuôi cá trong ruộng lúa đạt hiệu quả cao?
CHƯƠNG 6
Biện pháp phòng trị bệnh ở cá
Số tiết:05 (Lý thuyết: 5 tiết)
A) MỤC TIÊU - Kiến thức:
+ Hiểu được các đặc điểm của bệnh động vật thủy sản. + Hiểu được nguyên nhân gây bệnh cho động vật thủy sản. + Hiểu được các nguyên lý phòng trừ bệnh dịch
+ Biết được các bước của biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.
- Kỹ năng:
+ Ứng dụng các hiểu biết chung về bệnh để phòng ngừa bệnh trong quá trình nuôi + Có thể xử lý ao nuôi khi có dịch bệnh xảy ra.
+ Có thể nhận biết dấu hiệu của một số loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi cá.
- Thái độ:
+ Sinh viên tích cực tìm hiểu thực tế sản xuất của địa phương, ứng dụng các kiến thức đã học về phòng trừ bệnh dịch trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả nuôi cao nhất.
+ Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.
B) NỘI DUNG