Tác động từ công tác truyền thông của Tổng cục Thuế đến dư luận xã hội

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 129)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Tác động từ công tác truyền thông của Tổng cục Thuế đến dư luận xã hội

xuống còn 20%.

3.2. Tác động từ công tác truyền thông của Tổng cục Thuế đến dư luận xã hội hội

Bà Nguyễn Thị Cúc đánh giá truyền thông báo chí có vai trò rất quan trọng, tác động đến nhận thức, hiểu biết của người dân về Luật Thuế TNCN. Tuy nhiên, dư luận từ phía người dân và một số luồng khác chủ yếu mang tính chất phản đối trong thời điểm 2006-2007 chủ yếu là do công tác tuyên truyền, giải thích của Tổng cục Thuế là thực sự chưa tốt để người dân hiểu đúng nội dung, đúng tinh thần của luật, thay vào đó là sự ngộ nhận, hiểu chưa rõ, phản ứng theo dây chuyền ở các đối tượng này.

“Tôi nghĩ cũng có một khuyết điểm là công tác tuyên truyền của mình (Tổng

cục Thuế) chưa tốt. Thực ra mình đã làm nhiều tuyên truyền rồi nhưng người ta

vẫn chưa hiểu được. Người ta khi mà được tuyên truyền đến nơi đến chốn, được

tính ra biểu thì ai cũng bảonhư thế là ít quá, nhưng mà khi nghe đến thuế TNCN

thì những người không phải nộp cũng phản ứng” – bà Cúc chia sẻ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến dư luận phản đối gay gắt luật thuế, theo bà Cúc là cách đưa tin của báo chí. “Ví dụ các chuyên gia kinh tế cũng lên tiếng nhưng

các báo lại đăng tải ít các ý kiến này mà chỉ tập trung nhiều vào phản ánh ý kiến người dân”. Mặt khác về nhà truyền thông, “Có thể do bản thân người đưa tin lúc đầu cũng không nắm rõ chính sách cho nên người ta nghe thấy là đưa tin.

Làm nhiệm vụ phản ánh lại thực tế trong bối cảnh luồng ý kiến rất khác nhau mà không có khả năng phân tích, không có chọn lọc thì tính định hướng dư luận sẽ

không cao. Ở đây cũng cần tính chuyên nghiệp của người viết, phải hiểu và biết

chắt lọc thông tin. Ví dụ 4 triệu đồng giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế nhưng người viết lại phỏng vấn một người xe ôm mà thu nhập 2 triệu/tháng để có được ý kiến phản đối. Rõ ràng người xe ôm này làm gì có thu nhập đến ngưỡng đóng thuế” – Bà Cúc chỉ ra.

Còn chuyên gia kinh tế Bùi Văn, giảng viên trường giảng dạy kinh tế Fulbright, nguyên là Thư ký tòa soạn Báo VietNamNet thì cho rằng thiếu sót chính nằm ở việc Tổng cục Thuế “không biết cách làm truyền thông”.

Theo ông Bùi Văn, với vấn đề phức tạp như thế này, phải có các chuyên gia giỏi phân tích dẫn dắt dư luận từ trước. “Truyền thông trong vấn đề này là phải

có dẫn dắt dư luận một các rõ ràng, đúng đắn, không dựa theo cảm tính. Thực tế,

thiếu hẳn mảng các chuyên gia, những người đứng ra nêu ý kiến, định hướng dư

luận từ đầu”.

“Ngay đầu tiên Tổng cục Thuế đã đưa ra thảo luận đại trà đối với công chúng. Công chúng thường không hiểu, cứ nhắc đến thuế là họ phản đối. Tiếp đó

Tổng cục Thuế lại đưa ra thảo luận lấy ý kiến các đại biểu dân cử mà trình độ

của họ về vấn đề thuế TNCN không thể bằng các chuyên gia. Là các đại biểu dân

cử nên họ thường hùa theo đám đông. Đám đông gay gắt về việc thuế cao quá thì nhiều đại biểu cũng nghiêng theo để lấy lòng”- ông Bùi Văn phân tích.

Cũng theo quan điểm của vị chuyên gia này, về sau mới xuất hiện các ý kiến định hướng dư luận của chuyên gia nhưng thứ nhất do chậm, thậm chí không đúng người có tư cách chuyên gia nên trước phản ứng quá gay gắt của đám đông thì họ lại hùa theo đám đông. “Nhiều chuyên gia vẫn bị tác động bởi đám đông

trong phát biểu. Số không muốn phát biểu cũng vì không muốn đi ngược lại đám đông” – ông Bùi Văn nhận xét.

Như vậy có thể thấy, cơ quan chủ trì xây dựng luật thuế là Bộ Tài chính và cơ quan trực tiếp thực hiện là Tổng cục Thuế chưa ý thức hết được sự cần thiết phải có một chiến lược truyền thông về vấn đề thuế TNCN. Sự thiếu vắng một phương pháp truyền thông bài bản, chuyên nghiệp dẫn tới sự hiểu nhầm không đáng có

của đa số người dân; sự mất thời gian, công sức giải trình của những người thực hiện cũng như tốn kém nhiều giấy mực của báo chí trong một thời gian dài.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)