6. Kết cấu luận văn
2.1.1.3. Căn cứ ban hành luật thuế TNCN tại Việt Nam
Theo Báo cáo nội dung dự thảo Luật thuế TNCN của Ban soạn thảo Luật
thuế TNCN (do Bộ Tài chính chủ trì), gọi tắt là ban soạn thảo ngày 5/9/2006, việc ban hành luật thuế TNCN ở Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X: “Áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển” và
“Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống
nhất và đồng bộ… Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định
thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”.
Cụ thể hóa Nghị quyết của đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp
với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế
trực thu”. Thực hiện các nghị quyết trên, Chính phủ đã có Quyết định số 201/QĐ-TTg triển khai thực hiện Chiến lược cải cách thuế, trong đó thuế TNCN được xác định ban hành vào năm 2007.
Trước khi dự luật thuế TNCN ra đời, việc động viên thuế đối với thu nhập
của các cá nhân được thực hiện thông qua 3 sắc thuế gồm: 1/Thuế thu nhập
doanh nghiệp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh; 2/Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền
công; 3/Thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với người có thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất. Việc áp dụng chính sách thuế như trên sau thời gian đầu phù hợp với giai đoạn nền kinh tế mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã dần trở nên bất hợp lý nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ và hội nhập sâu vào khu vực và thế giới
của nước ta vài năm gần đây. Thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất là sự chưa bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ đóng thuế: Cùng là
đồng/tháng mới phải nộp thuế và áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần từ 10-
40% nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm mà nộp thuế
theo mức 28%.
- Thứ hai, khởi điểm chịu thuế, biểu thuế được áp dụng khác nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Người trong nước phải nộp thuế cao hơn người nước ngoài.
- Thứ ba là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế vì chưa có một chính sách
thuế điều tiết thống nhất đối với thu nhập của cá nhân.
- Việc duy trì các chính sách thuế như trên chưa khuyến khích cá nhân tích
cực lao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làm giàu chính đáng. Như vậy, ban hành thuế TNCN có ý nghĩa hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong gian đoạn phát triển kế tiếp của đất nước.
Bên cạnh đó, thực hiện thuế TNCN còn góp phần giúp Nhà nước tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập cũng như điều tiết vĩ mô nền
kinh tế - xã hội. Báo cáo nội dung dự thảo Luật thuế dẫn giải: “Thuế thu nhập cá nhân động viên trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ
của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc “lợi ích”,
“công bằng” và “khả năng nộp thuế”. Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người
trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật
pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự…, đồng thời cũng
có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc
nộp thuế. Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong
một chính sách thuế; người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế…
Đồng thời với việc thực hiện luật thuế này, Nhà nước sẽ nắm được thông tin
về thu nhập của cá nhân qua việc đối chiếu giữa số liệu về thu nhập của cá nhân kê khai hàng năm với cơ quan thuế với số liệu về thu nhập cá nhân được các tổ
chức, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện việc khấu trừ thuế. Thông qua đó, vừa
Mặt khác, thuế TNCN được áp dụng sẽ góp phần đảm bảo tính ổn định và nguồn lực cho ngân sách nhà nước. “Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải
quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp
giáo dục, y tế… cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu
từ tích lũy trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế TNCN cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng
thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước…” – báo cáo nêu bật.
Cũng theo Tổng cục Thuế32, hiện số thu từ thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng thu ngân sách nhà
nước. Nếu tính cả số thu từ cá nhân, hộ kinh doanh và cá nhân chuyển quyền
sử dụng đất thì tổng số thu thuế thu nhập từ các đối tượng này cũng chỉ chiếm
khoảng 4% tổng thu ngân sách nhà nước – con số không đáng kể so với mức
13-17% ở những nước đang phát triển trong khu vực (xem thêm tiểu mục 1.1.2 chương II).