6. Kết cấu luận văn
1.2.1.2. Sự hình thành dư luận xã hội
Dư luận xã hội được hình thành từ thái độ của công chúng đối với các vấn đề xã hội cấp bách. Quá trình hình thành thái độ này khá phức tạp, bao gồm
19
Lương Khắc Hiếu (chủ biên). Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia. H. 1999. Tr. 20-25
nhiều giai đoạn, tầng nấc, cách thức khác nhau. Những nhân tố chủ quan và
khách quan cơ bản tác động đến sự hình thành thái độ của mỗi cá nhân gồm có
hệ tư tưởng, các quan điểm, thang giá trị; trình độ hiểu biết, kinh nghiệm bản
thân, kiến thức về vấn đề quan tâm; hoàn cảnh, điều kiện sống của cá nhân; thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng; sự tương tác với các
nhóm xã hội và những người định hướng dư luận…
Về những yếu tố cơ bản tác động đến sự hình thành dư luận xã hội, bên cạnh các yếu tố hình thành thái độ nêu trên, các nhà nghiên cứu trong nước
nhấn mạnh đầu tiên là quy mô, tính chất của sự việc, sự kiện, vấn đề xã hội - thể hiện ở mức độ ảnh hưởng đến nhu cầu, lợi ích của nhiều cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, thái độ cởi mở, tinh thần dân chủ, minh bạch trong sinh hoạt
chính trị xã hội; những nhân tố tâm lý như không khí đạo đức trong tập thể lao động, thói quen, tâm trạng, ý chí của các cộng đồng người được coi là những
tác nhân kích thích quần chúng tích cực thể hiện dư luận xã hội.
Có thể hình dung, khi một vấn đề xã hội được đặt ra, một số người nhất định sẽ bắt đầu hình thành nên thái độ về nó. Nếu số lượng người đủ lớn để có
những tác động xã hội cụ thể thì dư luận xã hội về vấn đề đó bắt đầu được
hình thành.
Điểm cần lưu ý là dư luận xã hội mặc dù được hình thành trên cơ sở các ý
kiến cá nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các khác biệt của ý
kiến cá nhân. Nó là cái chung, cái đặc trưng, cái lặp đi lặp lại trong ý kiến của
số đông các cá thể. Ở nhiều trường hợp, ý kiến cá nhân có thể nhanh chóng trở thành dư luận xã hội khi nó thể hiện mối quan tâm chung, đánh giá chung của
số đông về một sự kiện, vấn đề. Nhưng cũng không ít trường hợp ý kiến tập
thể không phải là sự thể hiện dư luận xã hội. Một lý giải cho tình huống này là khi ý kiến tập thể hình thành trên lợi ích của nhóm nhỏ chứ không xuất phát từ
lợi ích xã hội.
Về quá trình hình thành, dư luận xã hội thường được chia làm 4 giai đoạn:
- Thứ nhất: Các cá nhân, các nhóm xã hội chứng kiến, tiếp xúc với sự việc,
sự kiện, hiện tượng, trao đổi thông tin về nó, làm nảy sinh các cảm nghĩ, ý
- Thứ hai: Trao đổi, bàn luận về các ý kiến xung quanh đối tượng của dư
luận xã hội. Tại đây ý kiến cá nhân chuyển từ ý thức cá nhân sang ý thức xã hội.
- Thứ ba: Các ý kiến khác nhau được thống nhất lại trên những quan điểm cơ bản để hình thành sự đánh giá, phán xét chung thỏa mãn đa số trong cộng đồng.
- Thứ tư: Từ việc đánh giá này đi đến lập trường hành động thống nhất,
nêu ra những kiến nghị trong hoạt động thực tiễn20. Hoặc các giai đoạn:
- Giai đoạn tiếp nhận thông tin
- Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân
- Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân
- Giai đoạn hình thành dư luận chung21
Tựu trung lại, chúng tôi cho rằng, có 3 giai đoạn chính hình thành nên một dư luận xã hội:
- Một là giai đoạn hình thành: sự xuất hiện của vấn đề có ảnh hưởng đến
nhiều cá nhân trong cộng đồng, xuất phát từ lợi ích, nhu cầu của cá nhân bị đụng chạm do sự xuất hiện của vấn đề.
- Thứ hai là giai đoạn giao tiếp, thể hiện: các cá nhân giao tiếp, tranh luận
với nhau dựa trên những luồng ý kiến cơ bản.
- Thứ ba là hiện thực hóa: dư luận xã hội hình thành trên một vài luồng ý
kiến nhất định, được đa số thành viên trong cộng đồng đồng tình, là tham chiếu cho các hành động của cá nhân và nhóm xã hội.