6. Kết cấu luận văn
1.2.1.6. Các góc độ phân tích dư luận xã hội
a. Phân tích cơ sở nhận thức của dư luận xã hội
Nội dung của dư luận xã hội được quyết định trực tiếp bởi trình độ hiểu
biết của công chúng, nhóm xã hội. Sự hiểu biết nhiều hay ít của công chúng,
nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện tượng, sự kiện quyết định sự đánh giá đúng
hay sai của công chúng đối với vấn đề, sự kiện, hiện tượng đó. Đối với những
sự kiện, hiện tượng đơn giản, dễ hiểu, ý kiến (dư luận) của đại đa số nhân dân thường là đúng. Đối với những vấn đề phức tạp, mới nảy sinh, ý kiến đúng thường là ý kiến của thiểu số những người có thông tin, có nhiều am hiểu chứ
không phải là của đa số thiếu thông tin, ít am hiểu.
Nhận thức của công chúng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hai loại yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng là: 1. Thông tin về sự
kiện, hiện tượng, vấn đề đang gây sự chú ý của công chúng; 2. Đặc điểm tâm
lý xã hội của công chúng.
Thông tin và nhận thức của công chúng: Công chúng nhận thức về sự kiện
hiện tượng, vấn đề xã hội như thế nào, một phần rất quan trọng là do cách thức đưa tin, liều lượng thông tin; tính khách quan, toàn diện của thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng quyết định. Công chúng khó có thể đưa ra các ý kiến (dư luận xã hội) đúng đắn nếu thông tin về sự kiện, hiện tượng, vấn đề hiện hữu thiếu đầy đủ, thiếu khách quan.
23
Lưu Thị Thanh Hồng, Luận văn thạc sĩ báo chí: Báo chí với việc hình thành và định hướng dư luận xã hội cho nhân dân thủ đô. Đại học Quốc gia Hà Nội. H. 2005. Tr.15-20
Đặc điểm tâm lý xã hội và nhận thức công chúng: Các đặc điểm tâm lý xã hội (nhất là các đặc điểm về tư duy, nhu cầu, ý thức) của công chúng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu, xử lý thông tin và ra quyết định (đưa ra ý kiến) của công chúng. Yếu tố tâm lý xã hội được nhiều nhà tâm lý học xã hội
coi là nền tảng của dư luận xã hội, là các khuôn mẫu tư duy, các định kiến xã hội.
b. Phân tích cơ sở xã hội của dư luận xã hội
Các yếu tố xã hội, trước hết là vị trí, lợi ích của các nhóm, tầng lớp, giai
cấp, lợi ích quốc gia, dân tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái
của dư luận xã hội.
Trong một nhà nước mạnh, chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi
ích quốc gia, dân tộc thường được coi trọng hơn các lợi ích khác; trước các sự
kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, người ta thường lấy lợi ích quốc gia, dân tộc,
lợi ích cộng đồng làm cơ sở để đưa ra nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của
mình.
Trong một nhà nước yếu, dân chủ không được coi trọng, pháp luật kỷ cương bị buông lỏng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường nhân danh
lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng để đưa ý kiến này khác, nhưng phân tích
kỹ thì lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là động cơ cuối cùng24.