Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 33)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3.Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đã được khái

quát qua mô hình26 (B2):

Cách nhìn nhận dư luận xã hội như là một sản phẩm của giao tiếp và tương

tác xã hội từ các nhà xã hội học đã phần nào cho thấy vai trò không thể thay

thế của truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng trong việc

làm hình thành, thể hiện và định hướng dư luận xã hội.

26

Nguyễn Quý Thanh. Xã hội học về dư luận xã hội. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. H. 2006. Tr. 210

Sự kiện

Vấn đề

xã hội

Dư luận xã hội Phương tiện TTĐC

Sự ảnh hưởng của truyền thông đối với dư luận thay đổi theo bản chất của

truyền thông. Truyền thông đại chúng (gián tiếp qua các phương tiện truyền

thông) và truyền thông liên cá nhân (trực tiếp giữa người với người) có mức

độ ảnh hưởng khác nhau đến ý kiến nói riêng và dư luận xã hội nói chung.

Nhiều học giả đã chỉ ra rằng truyền thông liên cá nhân có ảnh hưởng lớn hơn đến sự hình thành thái độ, ý kiến của cá nhân so với tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng. Bởi đây là giao tiếp trực tiếp, thoải mái, không mang tính định kỳ giữa các cá thể cụ thể. Nhưng giao tiếp liên cá nhân

không phải là điều kiện đủ để tạo thành dư luận xã hội. Thường xảy ra trường

hợp những ý kiến thể hiện ở những nơi công cộng có thể khác với những ý

kiến ở nơi riêng tư. Nếu coi dư luận xã hội là sự nhất trí chung của các nhóm,

tập đoàn xã hội về một vấn đề cụ thể thì phần lớn các ý kiến này phải được

chia sẻ, thể hiện ở những nơi công cộng, thông qua các phương tiện giao tiếp

đại chúng. Mặt khác trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ

của công nghệ thông tin như sự bùng nổ của mạng internet, các thiết bị viễn thông di động, kỹ thuật số…, truyền thông đại chúng ngày càng khẳng định được vị trí không thể thiếu trong đời sống cá nhân, cộng đồng. Nó trở thành nguồn cung cấp thông tin và tri thức chủ yếu trong khi các giao tiếp trực tiếp

giảm xuống. Khả năng, mức độ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông góp

phần chi phối, quyết định đến nhận thức, thái độ của cá nhân, cộng đồng.

Thực tế cho thấy, những tin tức hàng đầu (hot news) trên các phương tiện

truyền thông là cơ sở tạo ra các dư luận trong xã hội. Các phương tiện truyền

thông cũng đóng vai trò trong việc kích thích mối quan tâm của những nhóm

công chúng khác nhau cũng như củng cố thái độ của cá nhân về những vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhất định. Với khả năng của mình, các phương tiện truyền thông có thể thuyết

phục được một số lượng cá nhân đông đảo, trải rộng theo các khu vực địa lý.

Chúng cho cá nhân biết những người khác đang nghĩ gì và nhờ đó định hướng

dư luận xã hội. Chúng làm cho các thông tin đơn lẻ được ngầm định trở thành những thông tin được nhiều người tin tưởng27. Thậm chí có ý kiến khá cực đoan về vai trò của các giao tiếp gián tiếp trong xã hội cho rằng, nếu một

27

thông tin không được các phương tiện truyền thông có uy tín quan tâm đăng

tải có nghĩa là những vấn đề đó không tồn tại.

Đặc điểm quan trọng nhất mà các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là

báo điện tử - loại hình nối trội bởi tính đa phương tiện, tương tác cao, phi định

kỳ, đa cấp độ giao tiếp, giúp cá nhân có thể thể hiện được ý kiến của mình một

cách tức thời. Vì thế luồng ý kiến tồn tại trong dư luận xã hội ngày càng đa

dạng, phức tạp, nhiều chiều hơn. Đi kèm với nó là đặc điểm dễ hình thành, dễ

tan rã, hình thành ở phạm vi rộng, thời gian tồn tại ngắn của dư luận xã hội

hiện nay.

Đúc rút từ các nghiên cứu thế giới, tác giả Nguyễn Quý Thanh trong cuốn

Xã hội học về dư luận xã hội trình bày 5 nguyên lý ảnh hưởng của phương

tiện đại chúng đến dư luận xã hội:

 Ảnh hưởng của phương tiện đại chúng được quyết định bởi các nhân tố như đặc điểm của cá nhân, quá trình chọn lọc quá nhân, mối quan hệ của các

thành viên nhóm.

 Truyền thông đại chúng thường được sử dụng để củng cố những thái độ và định kiến đang tồn tại.

 Truyền thông đại chúng có thể tạo ra sự thay đổi thái độ, nhưng ít khi

chuyển hẳn thái độ từ cực này sang cực khác.

 Truyền thông đại chúng có ảnh hưởng lớn nhất ở những nơi mà thái độ chưa rõ.

 Truyền thông đại chúng có thể có tính ảnh hưởng hơi yếu trong việc tạo

ra những định kiến trong những vấn đề mới, ở đó không tồn tại những khả năng để củng cố.

Về phương pháp thể hiện dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhà xã hội học Mai Quỳnh Nam28đưa ra 3 phương pháp chính:

- Thứ nhất, phản ánh trực tiếp bằng cách cho in/phát các bức thư, ý kiến

của công chúng, các phát biểu, quan điểm của đại diện các tầng lớp công chúng trên báo đài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

Mai Quỳnh Nam, Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học số 1 (49), 1995. Tr.3-7

- Thứ hai, cho in/phát các bài viết của các phóng viên/nhà báo có được do

cộng tác với đại diện của các tầng lớp công chúng.

- Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề cấp bách nào đó, các phóng viên/nhà báo viết bài đăng/phát trên báo đài.

Ở đây, tính khách quan và chân thực của nội dung thông tin được tác giả

nhấn mạnh là có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành dư luận xã hội. Đây là nhân tố xác định thái độ của công chúng đối với chủ đề được báo chí đề xuất, kích thích, từ đó tạo nên mối liên hệ xã hội trên cơ sở những lợi ích chung để công chúng tiến hành thảo luận và đánh giá. Mức độ chín muồi trong

sự đánh giá của dư luận xã hội về một chú để nào đó là cơ sở tạo nên hành

động xã hội của các nhóm. Điều này có nghĩa là sự bền vững của dư luận xã

hội hình thành bởi các tác động của phương tiện truyền thông đại chúng được

thể hiện ở hai cấp độ lời nói và việc làm. Đó cũng chính là căn cứ để đo mức độ hiệu quả cả dư luận xã hội.

Quá trình hình thành dư luận xã hội dưới tác động của hệ thống truyền thông đại chúng diễn ra theo các bước:

- Một là, công chúng làm quen với vấn đề được báo chí gợi ý, đề xuất

- Hai là, bằng cách đăng/phát bài của các chuyên gia am hiểu về vấn đề

muốn đề cập nhằm kích thích lợi ích xã hội về chủ đề đó. Việc trình bày

các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận đánh giá để tạo cơ sở

cho các tranh luận.

- Ba là tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng

Sự hình thành dư luận xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại

chúng có mối liên hệ ngược (feedback). Nghĩa là các phương tiện này không

chỉ tạo nên dư luận xã hội mà đến lượt mình, dư luận xã hội cũng tác động trở

lại tới hoạt động thông tin của hệ thống truyền thông đại chúng, trở thành nguồn sự kiện – nguyên liệu của truyền thông. Bởi lẽ, trong quá trình truyền

thông, sự phân chia giữa người truyền tin và người nhận chỉ là tương đối.

Cũng trong quá trình này, phản hồi là yếu tố không thể thiếu để xác lập nên một chu trình khép kín của truyền thông. Thang đo về phản hồi là một chỉ báo

căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đại

chúng trong việc hình thành, thể hiện dư luận xã hội29.

Không chỉ là nguồn “nguyên liệu” của truyền thông, dư luận xã hội còn

được coi là tác nhân làm thay đổi quá trình truyền thông đại chúng. Điều này

được hiểu truyền thông phải “chạy theo dư luận xã hội” trong trường hợp hiệu ứng, sức mạnh của dư luận xã hội đi quá xa so với dự tính ban đầu của nhà truyền thông. Sự “chạy theo dư luận xã hội” của báo chí vừa nhằm để thỏa

mãn nhu cầu thông tin, thu hút công chúng, cũng vừa để định hướng, dẫn dắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dư luận xã hội theo một chiều nhất định.

29

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trên đây, chúng tôi trình bày các cơ sở lý thuyết của luận văn. Trong đó,

mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội mang tính chất biện chứng.

Được coi là một “sản phẩm của truyền thông đại chúng”, mức độ, cường độ, phạm vi của dư luận xã hội phụ thuộc rất nhiều vào thông điệp và cách thức tổ chức thông điệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hay nói

cách khác, với khả năng phổ biến thông tin ở tầm đại chúng của mình, các

phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khơi gợi, làm hình thành và thể hiện dư luận xã hội cũng như khả năng dẫn

dắt, định hướng dư luận xã hội.

Không chỉ vậy, tính biện chứng của dư luận xã hội còn được thể hiện ở sự tác động trở lại của nó đối với các phương tiện truyền thông. Thông qua quá

trình phản hồi, dư luận xã hội không chỉ mang lại nguồn thông tin thực tế sinh động, quan trọng đối với báo chí và với sức mạnh của mình, nó có thể tác động, chi phối đến chiều hướng, tần suất thông tin của báo chí về một vấn đề

cụ thể.

Là một vấn đề mới, liên quan đến lợi ích cấp bách của cá nhân, lại có

phạm vi điều tiết rộng, thuế TNCN trong thời gian được xây dựng đến khi đưa

vào thực thi thu hút sự quan tâm đặc biệt và các phản ứng trái chiều của các

tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội. Thực trạng dư luận xã hội về vấn đề này

trên báo điện tửVietNamNet và Vnexpress được trình bày ở chương II sẽ cho

CHƯƠNG II

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ THUẾ TNCN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

VIETNAMNET VÀ VNEXPRESS

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 33)