Lý thuyết về truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 31)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2.Lý thuyết về truyền thông đại chúng

Các tác giả cuốn Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông25 đưa ra quan niệm:

truyền thông (communication) là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ

thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay

đổi trong hành vi và nhận thức.

Còn truyền thông đại chúng (“mass media” hay “mass communication”)

được cho là một quá trình truyền đạt thông tin thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử… Năm 1948, nhà chính trị học Harold Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông đơn tuyến tính gồm các yếu tố: nguồn, thông điệp, kênh, người nhận,

24Sđd. Tr.15-20 25

Dương Xuân Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông.Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2005. Tr.13.

hiệu quả. Đây là mô hình đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng có nhược điểm là

tính đơn chiều và bị động của người tiếp nhận.

Khắc phục được nhược điểm này, nhà toán học Claude Shannon sau đó đưa

ra mô hình truyền thông trong đó có sự tham gia của các yếu tố phản hồi và

nhiễu. Vì thế, truyền thông được coi như một quá trình khép kín, trong đó, chủ

thể và khách thể truyền thông được chuyển đổi một cách linh hoạt nhờ có yếu

tố phản hồi.

Theo mô hình này, nguồn phát (Source) là nơi bắt nguồn của thông điệp

(Message). Thông qua kênh truyền (Channel), thông điệp đến với người nhận

(Receiver), thu được hiệu quả (Effet) dẫn đến hành động và dẫn đến có phản

ứng trả lời ngược lại hay còn gọi là phản hồi (Feedback) đối với nguồn phát

(Source). Nhờ đó, nguồn phát sẽ biết được thông điệp đến với đối tượng tiếp

nhận đạt hiệu quả ở mức độ nào, nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của người nhận là gì… Đây là những chỉ báo quan trọng để các nhà truyền thông căn cứ vào đó, điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với từng đối tượng tiếp

nhận.

Chưa dừng lại ở đây, mô hình truyền thông của Claude Shannon còn chỉ ra

các yếu tố nhiễu (Noise) xuất hiện trong quá trình truyền thông từ nguồn phát đến người nhận. Đây là những sai số trong thông tin khiến thông điệp đến với người nhận có thể không đầy đủ, chính xác về nội dung, tinh thần như ban đầu. Các nguyên nhân dẫn đến các sai số này có thể kể đến như các yếu tố kỹ

thuật, các yếu tố tự nhiên, các yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý… Các dạng nhiễu

S M C R E

F N

có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôn giáo, môi trường, lứa tuổi, giới tính,

ngôn ngữ, học vấn, dân tộc… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình khép kín và hai chiều mà Claude Shannon đưa ra cho thấy vai trò của công chúng tiếp nhận như một yếu tố quyết định của quá trình truyền

thông. Công chúng không chỉ là những người tiếp nhận thông điệp đơn thuần

mà thông qua quá trình phản hồi tới nguồn phát để bày tỏ nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của mình đối với thông điệp, công chúng còn là những người quyết định nội dung thông điệp và sự vận hành của hoạt động truyền

thông. Phản hồi là một chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả xã hội trong nhận

thức và hành vi của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công

chúng.

Ngoài ra giới nghiên cứu về truyền thông còn đề cập đến các công đoạn mã hóa và giải mã thông điệp ở người gửi và người nhận. Các yếu tố này nếu

thông suốt, trùng khớp cũng sẽ góp phần tạo nên sự thông hiểu giữa hai đầu

của quá trình truyền thông.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 31)