Biện pháp tổ chức thu nộp

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 109)

6. Kết cấu luận văn

2.2.5. Biện pháp tổ chức thu nộp

Nội dung Biện pháp tổ chức thu nộp được đề cập ở đây chủ yếu là dư luận xã hội xung quanh các biện pháp, năng lực và hiệu quả của công tác tổ chức thu, nộp của ngành thuế. Do Thuế TNCN có đối tượng đông đảo là công nhân viên chức, cá nhân kinh doanh, người đầu tư cho nên việc xác định, quản lý kê khai quyết toán thuế sao cho đơn giản, thuận tiện, hiệu quả và ít chi phí nhất là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nhất là trong bối cảnh khi đó, ý thức đóng thuế thu nhập cá nhân của các đối tượng vẫn chưa cao, công tác thu nộp thuế từ lâu vẫn được đánh giá là kém hiệu quả, dây dưa, gây thất thoát cho Nhà nước cũng như gây phiền hà cho người nộp thuế.

Tuy không phải là nội dung tác động trực tiếp đến túi tiền của người dân như Giảm trừ gia cảnh, Thu nhập chịu thuế, nhưng số lượng tin/bài/ý kiến phản hồi về Biện pháp tổ chức thu nộp lại dẫn đầu so với các nội dung khác của vấn đề thuế

TNCN với tổng số 193 tin/bài/ý kiến phản hồi, chiếm 31,43%. Trong đó, VietNamNet có 63, Vnexpress có 130 tin/bài/ý kiến phản hồi.

Thời gian đăng tải:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng

Số lượng 86 22 25 15 45 193

Phần trăm 45% 11% 13% 8% 23% 100%

B16 - Số lượng bài viết về Biện pháp tổ chức thu nộp qua các năm

Trong số đó, năm 2005 chiếm số lượng nhiều nhất tới 45% với 86 tin/bài/ý kiến phản hồi. Kế đến là năm 2009 với 45 tin/bài/ý kiến phản hồi.

Có thể thấy, cơ cấu bài vở qua các năm ở nội dung Biện pháp tổ chức thu nộp không giống như quy luật tập trung chủ yếu vào năm 2006-2007 ở các nội dung khác. Sở dĩ như vậy là do bối cảnh năm 2005, trước khi tiến hành xây dựng luật thuế TNCN, thay thế cho Pháp lệnh về Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, ngành thuế đã khẩn trương đẩy nhanh việc truy thu thuế của các đối tượng có thu nhập cao thuộc các lĩnh vực diễn viên, ca sĩ, người mẫu, bác sĩ…

Những tin bài về thuế thu nhập cá nhân của các ca sĩ, diễn viên trong khoảng đầu và giữa năm 2005 thực chất là cách gọi không đầy đủ của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành. Giữa một bên là các đối tượng thu nhập cao kể trên vẫn chây ỳ, thiếu ý thức về việc nộp thuế thu nhập và một bên nỗ lực truy thu thuế gắt gao từ các cơ quan thuế, gắn với các chế tài xử phạt mạnh mẽ được ngành thuế phát ngôn trên báo chí đã tạo nên những luồng ý kiến rất khác nhau trong xã hội. Trong đó phải kể đến chiều hướng phản đối mạnh mẽ của công luận về thái độ thờ ơ, cách hành xử thiếu trách nhiệm của giới nghệ sĩ đối với việc nộp thuế.

Mặc dù đây không phải là dư luận trực tiếp về dự án Luật thuế TNCN nhưng chúng tôi cho rằng, đó cũng là một tiền đề quan trọng để các cơ quan chức năng đánh giá được thực trạng ý thức nộp thuế của người dân nói chung và hiệu quả của công tác quản lý, tổ chức thu nộp, chế tài người thực hiện nghĩa vụ thuế. Từ

đó thấy rằng rất cần thiết phải đưa ra luật thuế TNCN để quản lý thu nhập xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Năm có số tin/bài/ý kiến phản hồi nhiều thứ hai ở nội dung này là 2009, với số lượng 45, chiếm 23%. Con số này vượt qua cả các năm 2006, 2007, 2008 là bởi bắt đầu từ ngày 1/1/2009, luật thuế TNCN bắt đầu có hiệu lực do vậy, công tác tổ chức thu nộp sao cho thống nhất, hiệu quả là vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm nền kinh tế thế giới cũng như trong nước lâm vào suy thoái, việc làm, thu nhập của đại bộ phận nhân dân giảm sút, Nhà nước đã phải tính toán thực hiện các phương án miễn, giảm, giãn, hoãn nộp thuế TNCN đối với một số đối tượng nhằm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ở nội dung này, chúng tôi chọn phân tích dư luận xã hội về biện pháp thu nộp thuế đối với những người có thu nhập cao, cụ thể là giới văn nghệ sĩ bởi đây là vấn đề thu hút rất đông ý kiến đánh giá, phản biện, góp ý của các bên liên quan. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn công tác thu nộp thuế thu nhập cá nhân sau này, cũng như có ý nghĩa trong việc nghiên cứu cơ chế, chức năng của dư luận xã hội dưới tác động của loại hình báo điện tử nói riêng.

Chuyên mục đăng tải

Chuyên mục Bạn đọc viết Chính trị, Nhận đinh, Tuần VN Kinh tế, kinh doanh Pháp luật Văn hóa Xã hội Tổng Số lượng 58 13 80 3 31 8 193 Phần trăm 30% 7% 41% 2% 16% 4% 100%

B17 – Số lượng bài viết thuộc chuyên mục đăng tải về Biện pháp tổ chức thu nộp

Bảng số liệu cho thấy, chuyên mục Kinh tế/kinh doanh vẫn có số lượng chủ đạo với 80 tin/bài, chiếm 41%. Tiếp theo là chuyên mục Bạn đọc viết với 58 tin/bài/ý kiến phản hồi, chiếm 30%. Đáng chú ý là chuyên mục Văn hóa lần đầu tiên ở nội dung này có số lượng tin/bài cao hơn hẳn với 31 tin/bài chiếm 16%.

Nguồn/tác giả: Trong 153 tin/bài/ý kiến phản hồi về nội dung Biện pháp thu nộp thì số lượng bài viết lấy lại từ các nguồn khác trên hai báo là 40, chiếm 21%. Trong đó số tin/bài lấy lại từ nguồn khác trên VietNamNet là 22, trên Vnexpress là 18. Đây là con số lớn so với các nội dung khác của luật thuế TNCN.

Thể loại: Thể loại tin ở nội dung này chiếm cao nhất 41% tương đương với 79 tin. Tiếp theo là Ý kiến độc giả với 55 ý kiến, chiếm 28%. Bài phản ánh đứng vị trí thứ 3 với 33 bài, chiếm 17%; phỏng vấn có 15 bài chiếm 8%. Các loại bài khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Luồng ý kiến: Có 66/193 tin/bài, chiếm 34% là Phản ánh từ cơ quan thực thi. So với các nội dung khác của vấn đề thuế TNCN thì luồng ý kiến từ cơ quan thực thi ở đây có tỷ lệ lớn nhất, cho thấy tính thực tiễn của nội dung Biện pháp tổ chức thu nộp. Luồng Ý kiến người dân đứng vị trí thứ 2 với 58 ý kiến, chiếm tỷ lệ 30%, luồng Phản ánh chính sách giữ vị trí thứ 3 với 45 tin/bài, chiếm 23%. Tiếp theo là Phản hồi/phản ứng của doanh nghiệp, nhóm/hội nghề nghiệp chiếm 7% với 13 tin/bài.

B18 - Số lượng bài viết thuộc luồng ý kiến về Biện pháp tổ chức thu nộp

Phản ánh từ cơ quan thực thi ở nội dung này có hai chiều hướng chính. Thứ nhất là thông qua báo chí, các cơ quan ngành thuế muốn thông tin, phản ánh đến công chúng về sự thiếu ý thức, chây ỳ trong việc kê khai, nộp thuế của giới văn

nghệ sĩ. Thứ hai, là phản ánh các nỗ lực, biện pháp, chế tài mạnh mẽ, quyết liệt của ngành thuế đối với các trường hợp kể trên.

Chiều hướng phản ánh thứ nhất, có thể thấy qua các tít bài trên hai báo như sau: “Một số 'sao' không hợp tác với cơ quan thuế”; “Các "sao" nói gì khi không chịu kê khai thuế thu nhập?”; “Những ca sĩ giàu nhất vẫn im hơi lặng tiếng?”;

“Vì sao nghệ sĩ chưa kê khai thuế thu nhập?”; “Nhiều bầu sô khai man thuế tiền

tỉ”; “Nhiều công ty biểu diễn cố tình trốn thuế”; “Nhiều phòng trà chưa thực

hiện khấu trừ thuế”; “Trễ hạn, nhưng nghệ sĩ hứa sẽ nộp đủ thuế”; “Gần 10 ca

sĩ xuất ngoại biểu diễn không nộp thuế?”; “Nghệ sĩ "xé rào" ngày càng tăng”; “Có thu được thuế của ca sĩ ở Hà Nội?”

Chiều hướng phản ánh thứ hai từ các cơ quan thực thi thể hiện rõ nét qua khối lượng tin/bài rất lớn trên hai trang báo. Thể hiện qua các nhan đề: “Các "sao" không chịu nộp thuế sẽ bị "bêu" lên báo”; “Có thể thu hồi giấy phép với ca sĩ

trốn thuế thu nhập”; “Trốn thuế thu nhập có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”; “Chậm kê khai thuế có thể bị phạt 2 triệu đồng”; “Sẽ đề nghị khởi tố ca sĩ không đóng thuế thu nhập cá nhân”; “Rà soát phòng trà để thu thuế thu nhập

của ca sĩ”; “Phạt hành chính ca sỹ kê khai thuế chậm”; “Sẽ không lùi thời hạn

nộp thuế thu nhập của ca sĩ”; “Cấm 9 ca sĩ hải ngoại biểu diễn vì không khai thuế”; “Phương Thanh, Mỹ Tâm có thể bị khởi tố nếu trốn thuế”; “Ca sĩ không

nhớ đóng thuế thì Cục Thuế sẽ nhớ hộ”; “Công ty Phước Sang bị phạt hơn 71

triệu đồng”; “Nghệ sĩ không khai thuế bị phạt hành chính 75 triệu đồng”. Hay

các tin bài thể hiện nỗ lực tổ chức thu nộp của ngành thuế: “Hoàn thuế thu nhập

cá nhân trong 15 ngày”; “Cục thuế TP HCM được cấp chứng chỉ ISO”; “Cấp

thẻ hành nghề để quản lý thuế nghệ sĩ?”…

Không dừng ở đó, để rộng đường dư luận, các báo tiếp tục khai thác các tin bài đứng từ góc nhìn của các ca sĩ, nghệ sĩ; tích cực chuyển tải các mong muốn, đề xuất của họ: “Các ca sĩ muốn có thêm thời gian để kê khai thuế”; “Ca sĩ hải

ngoại sẵn sàng đóng thuế thu nhập”; “Ca sĩ than phiền về cung cách làm việc

của Cục Thuế”; “Cát-sê ca sĩ tăng vọt vì thuế thu nhập?”; “Nghệ sĩ “mù mờ”;

Nếu như thông tin từ các cơ quan thuộc ngành thuế chủ yếu nhằm công kích sự thiếu ý thức, hiểu biết về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập của giới nghệ sĩ có thu nhập cao thì các nghệ sĩ cũng đưa ra nhiều lý do để biện minh. Trong đó có những lý do khó có thể tìm được sự đồng cảm của dư luận như “quá bận rộn không để ý”, “không biết, chưa từng nghe nói” hoặc vì thủ tục kê khai thu nộp quá rườm rà, mất thời gian…

Mặc dù số lượng các bài ý kiến chuyên gia và ý kiến cơ quan lập pháp, các bộ ban ngành đoàn thể chỉ có 3 bài viết trong năm 2005 nhưng nhìn chung các ý kiến đều thống nhất không đồng tình với sự thờ ơ, vô tư, kém hiểu biết về vấn đề này của các ca sĩ, nghệ sĩ. Trong đó, đứng trên góc độ luật pháp, Tiến sĩ, luật sư Phan Đăng Thanh trong bài “Thuế thu nhập ca sĩ: Tại chưa quen…” trên VietNamNet ngày 3/3/2005 khẳng định: “Muốn công bằng, mọi công dân phải công bằng trong nghĩa vụ”. Trả lời câu hỏi của phóng viên: Nghệ sĩ than phiền rằng chưa được nắm rõ về luật thuế thu nhập nên không biết phải thực hiện như thế nào? – Ông Đăng Thanh khẳng định: “Về nguyên tắc, công dân không có

quyền nói là không biết pháp luật. Tôi cũng vậy và mọi người cũng vậy! Mình không biết pháp luật mình vi phạm thì phải chịu. Không ai có quyền nói mình không biết pháp luật. Nước nào cũng vậy. Nước ta là nước XHCN, ý thức công dân hiểu biết pháp luật là trách nhiệm lớn của các cơ quan chức năng và các

phương tiện thông tin đại chúng. Dù nhà nước có khiếm khuyết và thiếu xót trong

việc tuyên truyền đi nữa, cũng không vì đó mà nói không biết để trốn tránh trách

nhiệm”.

Ông Lê Nam, Trưởng phòng băng đĩa nhạc, Cục Nghệ thuật Biểu diễn - Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông trong bài Thu thuế nghệ sĩ: Khúc dạo đầu chuệch choạc! trên VietNamNet ngày 13/04/2005 lý giải: “Các nghệ sỹ của chúng ta còn thờ ơ, vô tư với chuyện nộp thuế, vì bao nhiêu năm nay chúng ta đã bỏ qua việc truy thu loại thuế này. Nhiều nghệ sỹ vì thế cũng không

thật quan tâm đến chuyện khai thuế, hoặc chỉ "khai cầm chừng cho qua" để mức

thu nhập vừa phải, vì nghĩ các cơ quan thuế sẽ không thể biết chính xác thu nhập

dân không hoàn thành nghĩa vụ, hoặc khai không đủ thu nhập, "khai man", thì mọi việc sẽ "vào nền nếp" ngay thôi…

Những biện pháp hơi "mạnh" vừa qua của cục thuế, theo tôi là cần thiết, để

các nghệ sỹ phải thật sự nghiêm túc trong việc khai và nộp thuế. Việc "nhắc nhở"

24 nghệ sỹ vừa qua của báo chí cũng nên hiểu theo hướng tích cực này” – ông

Lê Nam nhìn nhận.

NSƯT – Đạo diễn Phạm Việt Thanh cũng tỏ rõ quan điểm: “Được đóng thuế

thu nhập, tôi thấy tự hào”… “Tôi tin rằng, sau năm đầu tiên với nhiều băn khoăn, bất cập vì "chưa quen", từ 2005 chuyện thuế thu nhập của các nghệ sỹ sẽ

suôn sẻ hơn, không tốn nhiều giấy mực của truyền thông nữa. Một đòn "cảnh

tỉnh" thôi, phải không?” – nghệ sĩ chia sẻ.

Mặc dù không đồng tình với cách hành xử của các nghệ sĩ có thu nhập cao nhưng ông Nguyễn Đức Kiên – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội – thuộc luồng ý kiến củacơ quan lập pháp lại tỏ ra thận trọng trước các biện pháp xử lý hình sự đối với các cá nhân trốn thuế mà ngành thuế đề nghị. Ông Kiên phát biểu: “Mọi vi phạm pháp luật đều phải xử theo pháp luật. Nhưng xu hướng

chung là mọi vi phạm kinh tế thì không nên hình sự hóa. Biện pháp chính vẫn là kinh tế” trong bài “Không nên hình sự hóa vấn đề trốn thuế thu nhập cá nhân” trên Vnexpress ngày 29/3/2005.

Cùng chiều với ý kiến của các chuyên gia, dư luận xã hội từ phía người dân/độc giả thể hiện trên hai trang báo chủ yếu là thái độ chê trách, bất bình, phản đối những nghệ sĩ thu nhập cao mà không có ý thức đóng thuế.

Trong đó không ít ý kiến gay gắt, thể hiện qua các đầu đề sau: “Ca sĩ ca thán

rất giỏi về thuế”; “Ca sĩ phải đầu tư nhiều thì người khác cũng vậy”; “Các nghệ

sĩ đóng thuế như để 'trả nợ'”; “Không bằng lòng trước phản ứng của các ca sĩ”; “Không ủng hộ các lý lẽ của ca sĩ”; “Tại sao ca sĩ lại lẩn tránh trách nhiệm”;

“Ý thức nộp thuế của các nghệ sĩ còn thấp”; “Nhà nước đã quá ưu tiên cho ca

Không dừng lại ở những phán xét bề ngoài, các ý kiến bất bình đến mức đưa ra các đề nghị, góp ý mang tính mệnh lệnh đối với các nghệ sĩ: “Nghệ sĩ cần đóng thuế mà không tranh cãi”; “Ca sĩ cần đóng thuế”; “Các ca sĩ hãy tạo điều

kiện cho Cục Thuế”; “Đóng thuế là bổn phận của ca sĩ”; “Đừng hỏi đóng thuế

rồi dùng vào việc gì”; “Đừng hỏi Nhà nước sẽ đãi ngộ gì!” hoặc mang tính răn đe như: “Không đóng thuế sẽ bị xử lý thích đáng”; “Mạnh tay với những nghệ sĩ dây dưa khi khai thuế”…

Sự tranh luận đa chiều ở tầm đại chúng được phát huy khi xuất hiện các phát biểu lên tiếng cảm thông, chia sẻ, thậm chí ủng hộ các nghệ sĩ từ phía người dân/độc giả. Theo đó, các ý kiến này đều xuất phát từ cách nhìn nhận vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng trong thủ tục kê khai thu nộp thuế; các ca sĩ có thu nhập cao nhưng tuổi nghề ngắn nên cần tích lũy... được thể hiện như sau: “Các nghệ sĩ nên kiến nghị được giảm thuế”; “Chuyện thu thuế còn nhiều bất cập”;

“Cơ quan thuế cần có quy định rõ ràng”; “Cục thuế cần có cách làm việc hợp lý hơn”; “Để ca sĩ không ấm ức khi đóng thuế”; “Ngành thuế cần lắng nghe ý kiến

nghệ sĩ”; “Nên góp ý cho các cơ quan làm luật thuế”; “Đừng chèn ép các ca sĩ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)