Tác động của thông điệp và tổ chức thông điệp đến dư luận xã hội

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 132)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2.Tác động của thông điệp và tổ chức thông điệp đến dư luận xã hội

Là loại hình báo chí mới với nhiều ưu thế vượt trội, VietNamNet và Vnexpress đã góp phần quan trọng trong việc đưa đến cái nhìn đa chiều, phác họa bức tranh tổng quan nhiều màu sắc của dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN tại Việt Nam.

Thành công của cả hai tờ báo là đã tạo ra được các diễn đàn chính trị - xã hội thiết thực và cởi mở; là cầu nối chuyển tải rất nhanh chóng, kịp thời chủ trương chính sách, quan điểm của nhà nước, tâm tư nguyện vọng của người dân/độc giả

với các nhà lãnh đạo, các cơ quan chức năng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin, báo điện tử còn tham gia tích cực, chủ động vào việc khơi gợi, khích lệ, định hướng và dẫn dắt dư luận xã hội. Tác động của thông điệp và tổ chức thông điệp trên hai báo đến dư luận xã hội được đánh giá ở hai mức độ, đó là làm hình thành dư luận xã hội và vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội của nó.

Nếu có thể đưa ra nhận xét dựa trên mặt mạnh, điểm nổi bật của hai trang báo, chúng tôi đúc kết rằng, Vnexpress làm tốt nhất vai trò thu hút, lôi cuốn, khơi gợi độc giả nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm về vấn đề, còn VietNamNet nổi trội hơn hẳn ở vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.Được thể hiện như sau:

- Về Vnexpress: Thông điệp và tổ chức thông điệp về vấn đề thuế TNCN nói riêng của trang báo này nhìn chung hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc của báo điện tử hiện đại, tức là gắn với nhu cầu, thị hiếu, thói quen đọc báo của công chúng – đối tượngđộc giả mà trang báo nhắm đến.

Theo số liệu giới thiệu về Báo Điện tử Vnexpress của Trung tâm Truyền thông Trực tuyến – Công ty Viễn Thông FPT năm 2008, Vnexpress hiện có số lượng độc giả thường xuyên lên tới 2,4 triệu với trên 7 triệu lượt truy cập/ngày – con số đáng mơ ước của nhiều báo điện tử tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, các mục văn hóa, xã hội, thể thao, kinh doanh, pháp luật luôn được quan tâm nhiều nhất.

Độc giả chủ yếu của Vnexpress là kiều bào, sinh viên, cán bộ đang công tác tại nước ngoài, công chức, nhân viên văn phòng tại Hà Nội, TP.HCM. Trong đó chiếm số đông (42%) là đối tượng có tuổi đời từ 18-25, 38% tuổi đời từ 25-40; khoảng 65% độc giả có thu nhập từ 3 triệu đến trên 10 triệu đồng VN/tháng.

Như vậy, độc giả của Vnexpress đa số là đối tượng trẻ, chủ yếu là công chức, văn phòng, kinh doanh có thu nhập ở mức khá trong xã hội.

Nắm được tâm lý đọc lướt của độc giả và để tiết kiệm thời gian cho bạn đọc, Vnexpress chủ yếu khai thác các thể loại thuộc nhóm thông tấn – thông tin thời sự, cập nhật nhanh chóng, cách viết ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu, ít phân tích, bình luận, sử dụng tối đa các siêu liên kết, đường link đến các tin bài liên quan. Trong

đó thể loại tin tức có tần suất sử dụng cao nhất. Cấu trúc thông tin chủ yếu theo hình tháp ngược, tức là đẩy những chi tiết mới mẻ, hấp dẫn nhất lên phần đầu tin. Khía cạnh khai thác thông tin hướng đến những chủ đề “ăn khách”, được quan tâm nhất. Do đó, ngay cả nội dung thông tin tưởng chừng khô cứng như thuế TNCN, Vnexpress cũng đã khéo léo kết hợp tính chất giải trí, gần gũi với đối tượng độc giả - vốn là thế mạnh của mình để tập trung khai thác góc độ được nhiều người quan tâm như chuyện các “sao” (giới nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên) phản đối, chây ỳ nộp thuế, trốn thuế; tập trung phản ánh chính sách thuế, tâm tư nguyện vọng về thuế TNCN của giới đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực thời thượng như chứng khoán, vàng và bất động sản…

Song song với đó, Vnexpress lại làm rất tốt việc tạo thuận lợi, cơ hội, khuyến khích độc giả phản hồi, nêu ý kiến, bình luận, tham gia một số điều tra nhỏ về chủ đề liên quan rồi xử lý, đăng tải ngay lập tức hoặc công bố chúng trong các bài viết sau.

Cơ sở để tăng tính tương tác với độc giả phải kể đến việc Vnexpress đã sớm nhìn nhận được xu hướng: “mọi người mong muốn tự phát hành thông tin” trong bối cảnh công nghệ viễn thông, truyền thông phát triển mạnh mẽ. Cách làm: để độc giả tham gia nhiều hơn vào kiến tạo nội dung cùng với tòa soạn báo, cùng đưa tin với tòa soạn báo đã tỏ rõ hiệu quả trong việc thu hút công chúng.

Mô tả về bức tranh truyền thông thế giới trong thời đại nội dung số, Tiến sĩ Thang Đức Thắng – Tổng biên tập Báo Vnexpress trong bài giảng môn Báo chí trực tuyến cho lớp Cao học Báo chí K10, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nêu bật: “Trong những sự kiện bất thường (rất được người đọc quan tâm), các báo đều sử dụng thông tin của những người không phải làm báo chứ

không phải thông tin do các nhà báo chuyên nghiệp mang lại”.

“Từ khởi thủy đến nay, báo chí chưa có biến đổi đáng kể. Trên vũ đài truyền

thông vốn chỉ có 2 nhân vật. Một là những người đưa tin – rất ít, tổng cộng lại có vài ngàn cơ quan báo chí. Hai là những người đọc tin – công chúng – họ có hàng

tin gì, như thế nào mà hầu như số đông kia không có ai phản đối. Thời đại giờ đã

thay đổi. Trên vũ đài này, giờ đây số người đưa tin nhiều hơn số người nhận tin, người không chuyên nghiệp cũng đưa tin bởi có những phát minh công nghệ trên nền tảng mạng internet. Hiện toàn bộ 95% thông tin trên thế giới đã được số hóa.

Thứ hai là công chúng càng ngày càng muốn được người khác đọc đến mình,

nghe đến mình một cách bình đẳng như các nguồn tin. Đây là một thời điểm có

tính lịch sử của nghề báo. Theo đó vị trí bá chủ như một người giữ cổng tin tức

của báo chí đang bị đe doạ không chỉ bởi các công nghệ mới và các đối thủ cạnh

tranh, mà còn từ phía các độc giả…” - đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu truyền thông quốc tế, Tiến sĩ Thang Đức Thắng nhấn mạnh.

Có thể nói, Vnexpress đã đạt được mục tiêu lôi cuốn, thu hút độc giả đến với mình, khích thích được tính lợi ích để thu được sự tham gia phản hồi, thể hiện ý kiến của độc giả. Đây là một minh chứng rõ rệt nhất thể hiện vai trò của báo điện tử nói chung trong việc tạo nên dư luận xã hội về một vấn đề bức thiết.

Tuy nhiên Vnexpress lại chưa tạo được nhiều dấu ấn trong việc dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội. Thể hiện ở hình thức đưa tin, các tin bài trên Vnexpress còn khá hạn chế về mặt thể loại. Phần lớn chỉ tập trung vào phản ánh đơn thuần với tần suất sử dụng cao các thể loại như tin, bài phản ánh, tường thuật, ý kiến độc giả. Ít những bài viết có chiều sâu phân tích, bình luận, phản biện mang quan điểm của tờ báo. Luồng ý kiến phản biện của các chuyên gia kinh tế đối với vấn đề thuế thu nhập cá nhân cũng hết sức đáng chú ý. Nhưng số lượng các bài phản ánh ý kiến của chuyên gia do phóng viên của Vnexpress thực hiện chưa thật phong phú mà sử dụng đăng lại nhiều bài đáng chú ý của các báo bạn. Do vậy, các bình luận, ý kiến của độc giả trên trang báo dù nhiều nhưng trước một số vấn đề phức tạp, các ý kiến này không tránh khỏi rơi vào cảm tính, giản đơn, tức thời, dễ dàng thay đổi. Về điều này, trang VietNamNet lại tỏ ra có ưu thế hơn hẳn.

- Về VietNamNet: Điểm mạnh của trang báo này như đã đề cập đó là khả năng dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội thông qua việc sử dụng nhiều thể loại báo chí có sức nặng, chú trọng thông tin lý lẽ, phản biện, gắn với ý kiến, quan

điểm, phân tích của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, hoạt động uy tín trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, xã hội, pháp luật, quản lý nhà nước. Bằng cách làm này, VietNamNet góp phần tạo nên các tâm điểm, vấn đề thời sự thu hút sự chú ý của độc giả. Từ việc trình bày các góc nhìn đa dạng, nhiều chiều, tòa soạn báo thể hiện được quan điểm của mình về các vấn đề quan trọng theo hướng đặt lợi ích chung lên trên hết.

Chưa có số liệu chính thức về cơ cấu, đặc điểm độc giả VietNamNet, nhưng qua các tin bài/ý kiến phản hồi về vấn đề thuế TNCN đăng tải trên trang báo này, có thể nhận xét, so với Vnexpress, độc giả của VietNamNet nổi trội hơn ở nhóm đối tượng có quan tâm sâu đến các vấn đề chính trị - xã hội (không phải thông tin giải trí đơn thuần), có mặt bằng kiến thức, hiểu biết và độ tuổi trung bình cao hơn. Vì vậy nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả về các nội dung của luật thuế không chỉ dừng lại ở những thông tin ngắn gọn nói lên sự ủng hộ hay phản đối của họ, mà còn là những phân tích, bình luận, góp ý dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực, vấn đề. Có thể khẳngđịnh mức độ trưởng thành và hiệu ứng của dư luận xã hội trang báo này rất cao.

Tuy nhiên, VietNamNet cũng có mặt hạn chế so với Vnexpress đó là việc tổ chức, xử lý đăng tải các thông tin, phản hồi từ bạn đọc. Có thể nói, VietNamNet thu hút rất đông lượng độc giả phản hồi, nêu ý kiến về vấn đề thuế TNCN nói riêng nhưng cách làm của VietNamNet là chọn các ý kiến tiêu biểu, tổng hợp và đăng theo tuần lễ ở chuyên mục Bạn đọc viết, hơn nữa lại gần như không có liên hệ trực quan đến bài viết/vấn đề tạo dư luận nên khiến người đọc khó theo dõi, giảm sự lôi cuốn, khích thích độc giả tham gia như của Vnexpress. Trong khi đó, cách làm của Vnexpress ở đây là xử lý, đăng tải các ý kiến phản hồi ngay dưới mỗi tin/bài mà độc giả bình luận ở cả mục Kinh doanh và mục Bạn đọc viết. Mỗi ý kiến là một lần đăng tải và được cập nhật liên tục trong ngày.

Biên tập viên chuyên mục Kinh tế của báo VietNamNet, anh Nguyễn Đắc Vịnh nhìn nhận, cách xử lý, tổng hợp ý kiến phản hồi của độc giả và đăng tải theo tuần là cách làm của báo in. Còn với báo điện tử ngày nay, ý kiến độc giả cần được xử lý, đăng tải ngay lập tức, có vậy mới kích thích được độc giả nói lên

tiếng nói của mình, đồng thời đem lại cảm giác được tôn trọng, hứng thú cho độc giả mỗi khi viết phản hồi trên báo. Ngoài ra, từ một ý kiến nhỏ của một độc giả, khi được đăng tải lên báo dưới mỗi bài viết sẽ lôi cuốn được những độc giả khác cùng tham gia, tạo nên hiệu ứng đôminô kéo theo nhiều độc giả khác nữa ào ào lên tiếng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng kinh nghiệm làm báo trong và ngoài nước, anh Nguyễn Đắc Vịnh chỉ ra rằng: “Có nhiều chuyên gia đã nói về cái lợi của báo điện tử là độc giả có thể tương tác trực tiếp với tờ báo, như mở kênh diễn đàn, comment dưới mỗi bài viết

hoặc tham gia các survey do tờ báo tổ chức. Nhưng điều quan trọng là sau khi có

độc giả tham dự, tờ báo phải đưa nó thành thông tin và trưng ra ngoài để độc giả

thấy họ không tham gia một trò chơi vô ích.

Nhiều tờ báo nước ngoài như Bloomberg, CNBC, CNN, Reuters… đã có những mục thăm dò dư luận, điều tra xã hội học thực tế hoặc điều tra qua

internet (đếm số IP để tránh giả mạo, kích hoạt nhiều lần), gọi điện thoại tới số

XYZ hoặc qua truyền hình… Ví dụ hàng tuần, Yomiuri Shimbun, CNN đều có đợt thăm dò dư luận về tỷ lệ ủng hộ nội các, về các gói kích cầu của Chính phủ… Kết quả sau đó được công bố như một tin tham khảo hoặc công bố thành một

bảng kết quả dưới cùng của cái tin (đẩy lại lên vị trí cao để ai cũng nhìn thấy). Độc giả thường hứng thú với những kiểu survey như vậy bởi người ta nghĩ mình

đã không nhọc công tham gia một một trò vô nghĩa”.

Không chỉ vậy, qua quan sát, xử lý các bình luận của độc giả đối với các tin bài ở mục Kinh tế, anh Đắc Vịnh còn đúc kết: “Hễ bài nào xử lý comments thì

bài đó lại được đọc tiếp và sẽ lôi kéo thêm độc giả khác vào phản hồi. Hiệu ứng dư luận của bài thậm chí còn kéo dài tiếp đến 10-20 ngày sau. Còn bài nào lỡ

quên không xử lý được comments thì số lượng phản hồi chỉ dừng ở con số công

bố sau 48h bản tin đăng lên. Ít khi lên cao hơn, dù bản tin đó có hay đến mấy.

Tâm lý người đọc ai cũng vậy, thấy có người lên tiếng và được trưng ra thì sẽ

có những người khác muốn tham dự, để cùng được “lên báo”. Thậm chí có

thì những nơi cho phép được comments và đăng tải (dù họ dùng tên giả, địa chỉ

giả) quả là đất vàng (tất nhiên, người xử lý phải lọc sạch những comments nhảm

nhí hoặc kích động). Đã tạo dựng môi trường để độc giả tương tác, thì phải có người chủ trò để cuộc tranh luận thêm phần sôi động. Không nên mở ra rồi bỏ

trống khiến độc giả vừa thấy mất thì giờ vừa cảm giác không được tôn trọng, cho

dù tôi biết chắc là những người làm báo chân chính không ai là không tôn trọng độc giả”.

Rõ ràng bên cạnh nhu cầu được thông tin, độc giả còn rất có nhu cầu thể hiện tiếng nói của họ. Báo chí ngày nay rất nhiều nhưng không phải báo nào cũng có thể thu hút được lượng công chúng đông đảo bày tỏ ý kiến. Trong bối cảnh đó, tờ nào thu hút và xử lý được các phản hồi của độc giả đăng tải công khai trên mặt báo sẽ tạo dựng được số lượng lớn độc giả trung thành, góp phần tạo nên vị thế, đẳng cấp, uy tín xã hội của tờ báo.

Lẽ dĩ nhiên để đạt được như vậy thì tư duy và hành động thực tế trong việc tổ chức thông tin của mỗi cơ quan báo chí phải đi liền với nhau. Ở đây, cách thức tổ chức thông tin trên báo chí bao hàm cả yếu tố hình thức lẫn nội dung. Khuôn khổ của nghiên cứu không cho phép chúng tôi đi sâu phân tích vấn đề này nên đây sẽ là một gợi ý cho các nghiên cứu tiếp sau.

3.3. Một số kiến nghị

Đối với công tác truyền thông của Tổng cục Thuế:

Để đạt được hiệu quả truyền thông về những vấn đề phức tạp nhằm thu được tối đa sự ủng hộ của công chúng trên báo chí, chúng tôi cho rằng: sau khi xác định rõ mục đích, mục tiêu – những gì mà tổ chức, cơ quan truyền thông muốn đạt được trước khi bắt đầu; xác định và hiểu rõ được đối tượng công chúng muốn hướng tới; thông điệp; kênh thông tin muốn chuyển tải, các tổ chức, cơ quan xây dựng luật cũng cần phải thiết kế một lộ trình, kế hoạch truyền thông bài bản cho từng giai đoạn.

Việc sử dụng hợp lý các nguồn lực và đúng thời điểm là rất quan trọng. Đối với những vấn đề phức tạp và nhạy cảm như truyền thông cho Luật Thuế TNCN,

thu hút sự chú ý của công chúng thôi chưa đủ mà còn phải định hướng nhận thức và dẫn dắt dư luận xã hội. Ở đây, phương pháp truyền thông bắt đầu bằng ý kiến các chuyên gia am hiểu vấn đề và có uy tín xã hội được đánh giá là có hiệu quả cao nhất trong việc tạo ra sự đồng thuận giữa các luồng ý kiến, hạn chế tối đa những dư luận trái chiều chỉ thuần cảm tính.

Thứ hai, trong suốt quá trình xây dựng đến khi áp dụng luật thuế, cơ quan

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 132)