Thời điểm thi hành

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 118)

6. Kết cấu luận văn

2.2.6. Thời điểm thi hành

Là luật thuế mới, có diện điều chỉnh rộng nên để xác định và quản lý được thu nhập cá nhân phải có nhiều biện pháp. Ngay từ năm 2006, cơ quan soạn thảo đã dự kiến thời gian chuẩn bị áp dụng luật là khoảng 2 năm sau khi Luật được Quốc hội thông qua. Thực tế, Luật Thuế TNCN đã được Quốc hội thông qua vào nửa cuối năm 2007 thì bắt đầu từ ngày 1/1/2009, Luật chính thức có hiệu lực thi hành. Nội dung Thời điểm thi hành trên hai báo có tất cả 66 tin/bài/ý kiến phản hồi, chiếm 10,74% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Trong đó, Vnexpress đóng góp 36, VietNamNet 30 tin/bài/ý kiến phản hồi.

Thời gian đăng tải:Năm 2009 có số lượng tin bài nhiều hơn cả, với 36/66, chiếm 55%. Kế tiếp là năm 2008 với 16 tin/bài/ý kiến phản hồi, chiếm 24%. Các năm 2005, 2006, 2007 có số lượng không đáng kể.

Chuyên mục đăng tải: Chuyên mục Kinh tế/kinh doanh với 51/66 tin/bài, chiếm 77% - đứng đầu về số lượng so với các chuyên mục khác. Kế đến là mục Chính trị, Nhận định chiếm 20% với 13 tin/bài. Chuyên mục Bạn đọc viết ở nội dung này chỉ có vỏn vẹn 1 ý kiến – sụt giảm mạnh về lượng ý kiến của bạn đọc so với các nội dung khác của vấn đề thuế TNCN.

Nguồn/tác giả: Có 4 tin bài được lấy lại từ nguồn khác. Trong đó Vnexpress có 3, VietNamNet có 1. Tất cả đều thuộc thể loại tin.

Thể loại: Thể loại chiếm tỷ trọng nhiều nhất là tin với 35 tin, chiếm 53%. Tiếp theo là Bài phản ánh và Ý kiến độc giả, mỗi loại cùng có 9 bài và ý kiến, chiếm 13,5%. Có 5 bài phỏng vấn, chiếm tỷ lệ 7,5%. Thể loại Bài bình luận và Trả lời thư bạn đọc không có tin/bài nào.

Luồng ý kiến: Luồng ý kiến Phản ánh chính sách chiếm số lượng chủ yếu với 35 tin/bài, đạt 53%; Quan điểm của cơ quan lập pháp chiếm 18% với 12 tin/bài; Ý kiến người dân chiếm 14% với 9 ý kiến và kế đến là Ý kiến chuyên gia, Phản hồi/phản ứng của doanh nghiệp cùng chiếm 6% mỗi loại, tương ứng với 4 tin/bài.

Các chỉ báo nêu trên cho thấy, các tin bài tập trung phần lớn vào năm 2009 do trùng với thời điểm thực thi luật thuế TNCN. Đặc biệt là bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước lâm vào suy thoái, đặt ra vấn đề giảm, giãn, hoãn, miễn một số loại thu nhập để động viên thu nhập của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Các tin bài chủ yếu là luồng phản ánh chính sách từ Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan thực thi và quan điểm của cơ quan ra quyết định cuối cùng là Quốc hội. Các tin bài phản hồi của độc giả, phản ứng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhóm/hội nghề nghiệp là không nhiều.

Hơn nữa, bản thân nội dung Thời điểm thi hành luật thuế TNCN được đưa ra lấy ý kiến các bên liên quan vào năm 2006-2007 cũng không có nhiều ý kiến trái chiều. Cho nên nội dung này chúng tôi không đi sâu phân tích chiều hướng, diễn biến của các luồng ý kiến.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Thông qua phương pháp phân tích dữ liệu định lượng và phân tích văn bản, chúng tôi đã trình bày được thực trạng dư luận xã hội trên 6 nội dung xuyên suốt của vấn đề thuế TNCN. Có thể thấy rõ cường độ, phạm vi, đặc điểm, chức năng của dư luận xã hội được biểu hiện ở đây. Trong đó sự hình thành, thể hiện, diễn biến của dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN có liên quan mật thiết với vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng.

Ở chương tiếp sau, kết hợp với các phỏng vấn sâu đối với chuyên gia kinh tế Bùi Văn; tác giả của Luật Thuế TNCN - bà Nguyễn Thị Cúc; quan điểm làm truyền thông của Tổng Biên tập Báo Vnexpress – ông Thang Đức Thắng và một biên tập viên chuyên mục kinh tế của Báo VietNamNet – theo phương pháp nghiên cứu định tính, chúng tôi sẽ đưa ra một số kiến giải và kết luận về dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN; đồng thời nhận xét, so sánh hiệu quả truyền thông của hai tờ báo điện tử hàng đầu. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra một số kiến nghị bước đầu về vấn đề thuế TNCN cũng như phương pháp truyền thông đối với những vấn đề nhạy cảm, phức tạp trong xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Thông qua phương pháp phân tích dữ liệu định lượng và phân tích văn bản, chúng tôi đã trình bày được thực trạng dư luận xã hội trên 6 nội dung xuyên suốt của vấn đề thuế TNCN. Có thể thấy rõ cường độ, phạm vi, đặc điểm, chức năng của dư luận xã hội được biểu hiện ở đây. Trong đó sự hình thành, thể hiện, diễn biến của dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN có liên quan mật thiết với vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng.

Ở chương tiếp sau, kết hợp với các phỏng vấn sâu đối với chuyên gia kinh tế Bùi Văn; tác giả của Luật Thuế TNCN - bà Nguyễn Thị Cúc; quan điểm làm truyền thông của Tổng Biên tập Báo Vnexpress – ông Thang Đức Thắng và một biên tập viên chuyên mục kinh tế của Báo VietNamNet – theo phương pháp nghiên cứu định tính, chúng tôi sẽ đưa ra một số kiến giải và kết luận về dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN; đồng thời nhận xét, so sánh hiệu quả truyền thông của hai tờ báo điện tử hàng đầu. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra một số kiến nghị bước đầu về vấn đề thuế TNCN cũng như phương pháp truyền thông đối với những vấn đề nhạy cảm, phức tạp trong xã hội.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Đánh giá thực trạngdư luận xã hội về vấn đề Thuế TNCN

- Dư luận xã hội từ các nhóm sơ cấp chủ yếu mang tính phản đối: Trong các phần trên, chúng tôi đã mô tả, chỉ ra chiều hướng, sắc thái của các luồng dư luận xã hội trong từng nội dung cụ thể của dự luật Thuế TNCN. Có thể khẳng định rằng, chiều hướng bày tỏ quan ngại, phản đối, nhất là từ phía người dân/độc giả; nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhóm/hội nghề nghiệp vẫn bao trùm dư luận xã hội về vấn đề này. Từ nội dung Thu nhập chịu thuế; Giảm trừ gia cảnh; Biểu thuế đến Biện pháp tổ chức thu nộp, các luồng ý kiến gay gắt nhất bao giờ cũng thuộc về các ý kiến không đồng tình.

Cũng cần nói thêm rằng các ý kiến phản đối ở đây có hai loại. Một là phản đối về mặt nội dung của luật thuế, đơn cử ở nội dung Giảm trừ gia cảnh, dư luận xã hội từ phía người dân/độc giả phản đối kịch liệt mức giảm trừ 1 triệu đồng hoặc 3 triệu đồng/người/tháng cho cá nhân người nộp thuế - được ban soạn thảo đưa ra tháng 5/2006. Trước tình hình như vậy, đơn vị xây dựng luật thực phải nâng khởi điểm chịu thuế lên thông qua việc đưa ra hai phương án là 4 hoặc 5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, các ý kiến không đồng tình với các mức này tiếp tục nóng bỏng cho đến cuối năm 2007 khi Quốc hội thông qua dự án luật này. Hay chủ đề có đánh thuế TNCN từ lãi tiền gửi tiết kiệm hay không?, các ý kiến cũng đều tập trung vào phương án không thu.

Thứ hai là các ý kiến phản đối mang tính hình thức. Ở đây có thể lấy ví dụ dư luận tập trung chỉ trích, không đồng tình với cách hành xử, thái độ của nhiều ca sĩ, diễn viên có thu nhập cao trong xã hội mà không chịu kê khai, nộp thuế ở nội dung Biện pháp tổ chức thu nộp thời điểm năm 2005.

Cả ba trường hợp trên, các ý kiến đồng tình, ủng hộ là có nhưng đều tỏ ra bị chìm khuất trước sự gay gắt trong ý kiến của đám đông phản đối. Lý giải điều này, bên cạnh tính vấn đề của sự kiện, lý thuyết “Vòng xoáy im lặng” của Noelle- Neumann về cảm giác tự tin khi đa số đều có ý kiến công khai giống mình hoặc

sự thu mình lại nếu cảm thấy ý kiến của mình thuộc nhóm thiểu số, chúng tôi còn nhận thấy, dường như tính chất phản đối trong dư luận xã hội về vấn đề thuế TNCN thường được bộc lộ dễ dàng, rõ rệt, nổi bật và mạnh mẽ hơn cho dù ở một số nội dung, luồng ý kiến ủng hộ, đồng tình cũng rất có lý và thuyết phục.

- Dư luận xã hội hàm chứa cả cái đúng và cái sai: Đúng như nhà triết học cổ điển Đức Hêghen đã chỉ ra, xét trên khía cạnh nhận thức, trong dư luận xã hội luôn có cái thật và cái giả, cái đúng và cái sai, lẽ phải và sự lầm lẫn bởi quá trình nhận thức được phản ánh trong dư luận xã hội không hoàn toàn tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt của nhận thức chân lý. Nhất là vấn đề phức tạp ý kiến của đa số chưa chắc đã đúng đắn so với ý kiến của thiểu số am hiểu và nắm chắc thông tin. Với vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và nhạy cảm là Thuế TNCN, mặc dù chiều hướng phản đối là rất gay gắt nhưng trong đó không tránh khỏi những ý kiến xuất phát từ việc hiểu chưa đúng, chưa tới và nhầm lẫn.

Như đã phân tích trong chương II, đầu tiên phải kể đến sự hiểu sai của dư luận xã hội về tên gọi, ý nghĩa của luật thuế. Nhiều ý kiến thường đưa ra so sánh mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân – luật thuế hướng tới phần đông cá nhân có thu nhập trong xã hội với khởi điểm chịu thuế theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là trên 5 triệu đồng/người/tháng lúc đó để phản đối. Thứ hai ở nội dung Biểu thuế, một số ý kiến tiếp tục phàn nàn, mức thuế lũy tiến từng phần từ 5-35% là quá cao. Nhưng nếu so với mức thuế thu nhập lũy tiến từng phần từ 10-40% áp dụng trước ngày 1/1/2009, thì mức thuế của thuế TNCN là thấp hơn. Vì lý do này mà những cá nhân trước đây thuộc diện điều chỉnh của Pháp lệnh thuế thu nhập cao thì nay mức đóng thuế sẽ giảm hơn; chưa kể nếu tính giảm trừ gia cảnh thì những cá nhân chứng minh được có nhiều người phụ thuộc, khởi điểm đóng thuế thu nhập sẽ còn cao hơn nữa. Ngoài ra, theo các cơ quan soạn thảo, mức thuế này không cao hơn tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực, nhằm động viên hợp lý thu nhập, tạo thói quen đóng thuế thu nhập cá nhân ở người dân.

Một hiểu nhầm quan trọng góp phần tạo phản đối quyết liệt của dư luận xã hội từ phía người dân là hiểu nhầm về mức giảm trừ cho cá nhân cũng như trong

cách tính thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, rất nhiều người mà thu nhập và tính các khoản giảm trừ vào không đến ngưỡng chịu thuế những vẫn đóng góp đáng kể vào việc phản đối luật thuế. Trong số này có cả các đại biểu Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Cúc – Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, chia sẻ: “Tôi nghĩ dư luận mang tính chất chưa

hiểu. Ví dụ biểu thuế lũy tiến từng phần nhưng người ta không hiểu thế nào là “lũy tiến từng phần” cả, hoặc bây giờ có “mức giảm trừ gia cảnh” nhưng người

ta không hiểu tính thế nào. Ngay cả các đại biểu Quốc hội khi thảo luận cũng như khi chúng tôi giải trình, tính ra là mức thu nhập thế này thì giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu, có 2 con thì giảm trừ thêm 3,2 triệu là 7,2 triệu, như vậy người có thu nhập 7,2 triệu không phải nộp thuế thì mọi người (các đại

biểu Quốc hội) mới bảo thế thì có động đến mình đâu. Thu nhập một tháng của

tôi chỉ được 4 hoặc chưa đến 4 triệu, tôi tưởng là ai cũng phải chịu thuế.

Thực tế, người ta cứ nghe là đóng thuế TNCN, cứ nghĩ rằng mình phải nộp

thuế là họ phản ứng, nhưng khi bảo là được trừ như thế thì họ lại nói thế thì tôi làm gì có thu nhập như vậy. Hoặc là cách tính biểu thuế lũy tiến từng phần thì tiền thuế của từng bậc một, đến 5 triệu đồng thì nộp 5% nhưng người ta thấy đến

mức này người ta lấy thu nhập đó nhân luôn lên 25% chứ không hiểu thu nhập đó còn trừ đi giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp, tiền từ thiện… có khi lại chẳng còn đến 5 triệu nữa. Chính những người

thắc mắc thì khi giải trình họ lại à lên là như thế nộp không bao nhiêu cả”.

Cũng theo bà Cúc, mức giảm trừ 4 triệu cho cá nhân người nộp thuế được căn cứ trên kết quả nghiên cứu chính sách tiền lương của Nhà nước, mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người và số liệu thống kê của Nhà nước công bố về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người hằng năm cụ thể.

Tác giả của dự án Luật Thuế TNCN dẫn giải, thứ nhất, mức lương tối thiểu hằng năm Nhà nướcquy định là 450.000 đồng. Giả thiết mỗi năm Nhà nước tăng thêm khoảng 20% thì mức lương tối thiểu đến năm 2009 khoảng 650.000 đồng/tháng. Với mức lương trung bình hiện nay tương đương với người hưởng

lương hệ số 3 trình độ đại học sau 10 năm làm việc thì đến năm 2009 là khoảng 1,950 triệu đồng/tháng. Thứ hai, thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2006 khoảng 720 USD và đến năm 2009-2010 dự kiến đạt khoảng 1.000 USD, tương đương 1,6 triệu đồng/người/tháng. Thứ ba, theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố về thu nhập bình quân của 10 nhóm dân cư cả nước năm 2004, bình quân đầu người của nhóm cao nhất trong 10 nhóm khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Nếu tính thêm yếu tố trượt giá và tăng trưởng kinh tế thì đến năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của nhóm này vào khoảng 2,7-2,8 triệu đồng/người/tháng.

“Từ phân tích trên cho thấy việc quy định mức giảm trừ đối với người nộp thuế 4 triệu đồng/người/tháng đã đảm bảo được mức thu nhập trên trung bình xã hội vào năm 2009” – bà Cúc kết luận.

Còn phần giảm trừ cho người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/người/tháng - bằng 40% mức giảm trừ của người nộp thuế, theo vị lãnh đạo Tổng cục Thuế, con số này nằm trong mức dao động phổ biến từ 10-50% mức giảm trừ của người nộp thuế ở một số nước. Đặc biệt, bà Cúc còn nhấn mạnh: “Mức giảm trừ gia cảnh

của Việt Nam so với tỷ lệ bình quân thu nhập đầu người, được đánh giá là cao

hơn tất cả các nước, là cao nhất thế giới”.

“Mức giảm trừ gia cảnh hầu như nước nào cũng có nhưng Philippine không

giảm trừ cho bố mẹ; Nhật cho giảm trừ gia cảnh rất thấp thì ở Việt Nam, lúc đầu

dự thảo và một số ý kiến đề nghị là nên hạn chế số lượng người được giảm trừ, ví

dụ chỉ giàm trừ gia cảnh cho bố mẹ và hai con, hoặc khống chế bằng tiền tối đa

là 10 triệu đồng, nhưng sau, qua thảo luận, mình quyết định không khống chế số

con, số tiền” – bà nói.

Hay như dư luận về vấn đề đánh thuế từ lãi tiền gửi tiết kiệm. Sự đồng thuận của dư luận từ luồng Ý kiến người dân/độc giả; Phản hồi/phản ứng của doanh nghiệp đến ý kiến một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội – đại diện cơ quan lập pháp trong việc phản đối chính sách này là rất cao. Nhưng các bài phân tích của

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề thuế thu nhập cá nhân (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)